Top 10 Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Thu Hoai 10 0 Báo lỗi

Xử lý táo bón ở trẻ sơ sinh nếu không đúng cách có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ, bé chán ăn, chậm tăng cân thậm chí là suy dinh dưỡng. Vì vậy bố mẹ cần ... xem thêm...

  1. Mất nước là vấn đề thường xuyên xảy ra khi trẻ bị táo bón. Trẻ sơ sinh bị táo bón cần được cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Mất nước xảy ra do trẻ không thể đi ngoài được, cảm thấy đầy bụng khi bị táo bón, trẻ không muốn uống nước dẫn đến thiếu nước. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước khoáng có gas.


    Cách này đã được một số nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả giảm táo bón nhiều hơn so với nước lọc, có thể áp dụng cho trẻ bị táo bón vô căn mạn tính và cả trẻ mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS). Lưu ý, mẹ chỉ nên sử dụng nước khoáng có gas, không sử dụng nước ngọt có gas vì loại nước này có thể khiến tình trạng táo bón của trẻ trở nên tồi tệ hơn.


    Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ uống nước bằng một vài thìa trong thời gian đầu và sau đó tăng dần lượng nước theo nhu cầu để đảm bảo lượng nước cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung một lượng nhỏ nước ép hoa quả như: táo, lê, nho, việt quốc vào chế độ dinh dưỡng của trẻ để kích thích hệ tiêu hóa, làm mềm phân. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống nước trái cây lần đầu tiên.

    Bù nước
    Bù nước
    Bù nước
    Bù nước

  2. Khi chọn sữa cho trẻ táo bón, bố mẹ nên ưu tiên sản phẩm có nhiều chất xơ, sữa có đạm mềm nhỏ giúp dễ hấp thu và tiêu hóa. Đối với trẻ em, táo bón là một vấn đề thường gặp nhưng nếu chọn đúng sản phẩm sữa phù hợp, xây dựng chế độ ăn uống khoa học… thì không chỉ góp phần cải thiện tình trạng khó đi ngoài mà còn giúp bé ít gặp phải vấn đề tiêu hóa hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số loại sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh bị táo bón để cải thiện nhanh tình trạng táo bón cho trẻ.


    Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý:

    • Nên chọn đạm sữa mềm, nhỏ, dễ dàng tiêu hóa
    • Chứa chất xơ hòa tan GOS
    • Sữa có vị thanh nhạt tự nhiên
    • Chọn sữa bổ sung HMO
    • Sữa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
    • Khi pha sữa, mẹ cần pha theo đúng tỷ lệ giữa sữa và nước theo đúng chỉ dẫn trên bao bì;
    • Không hòa sữa chung với nước trái cây, cơm, cháo loãng hay các loại vụn thức ăn khác;
    • Bình sữa của trẻ cần được vệ sinh và tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.
    Đổi sữa cho bé
    Đổi sữa cho bé
    Đổi sữa cho bé
    Đổi sữa cho bé
  3. Các chuyên giá khuyến cáo trẻ bị táo bón nên ăn nhiều trái cây và rau xanh nhằm bổ sung đủ lượng chất xơ, vitamin và các vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc tăng cường chất xơ nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ di chuyển hơn, từ đó, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy có đến 77% trẻ bị táo bón có biểu hiện tích cực hơn khi mẹ thực hiện cách này.


    Do đó, bố mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Mẹ có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn dặm như: bông cải xanh, lê, mận khô, táo, đào, đu đủ, chuối, bí đỏ, cà rốt, bột lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt,… Điều này sẽ giúp tạo khối cho phân, kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn, khiến thức ăn được di chuyển trong đường ruột dễ dàng hơn, từ đó giảm nhẹ tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các thực phẩm này còn tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.


    Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý đến cách chế biến rau củ để giữ được tối đa hàm lượng chất xơ và cung cấp đủ lượng chất xơ cho trẻ. cụ thể, khi chế biến các loại thực phẩm này, mẹ nên tránh nấu quá kỹ khiến hàm lượng chất xơ và vitamin bị giảm xuống. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ ăn cả phần nước và phần cái để đảm bảo bé được hấp thu đủ các dưỡng chất chứa trong các loại thực phẩm này.

    Cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ
    Cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ
    Cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ
    Cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ
  4. Massage là một trong những phương pháp hỗ trợ các trẻ bị táo bón đơn giản, rẻ tiền mà các bậc phụ huynh có thể tự thực hành tại nhà. Các lợi ích cơ bản mà massage mang lại bao gồm tăng cường lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, kích thích tăng cường nhu động ruột và giúp trẻ đại tiện được dễ dàng và thường xuyên hơn. Ngoài ra việc tiến hành massage cho trẻ táo bón còn giúp trẻ được thư giãn, tăng tương tác giữa bố mẹ và trẻ, mẹ tăng tiết sữa trong khi trẻ có cơ hội phát triển nhanh khả năng giao tiếp. Bố hoặc mẹ khi massage nên thể hiện tình yêu của mình dành cho con bằng cách nhìn vào trẻ mỉm cười hoặc hát những bài hát nhẹ nhàng cho trẻ nghe. Massage cho trẻ táo bón có thể được kết hợp cùng với dầu massage hoặc các tinh dầu có mùi hương dễ chịu và ít gây kích ứng da. Thực hiện massage cho trẻ táo bón nên thực hiện hằng ngày và ít nhất 3 lần mỗi ngày.

    Thời điểm tốt nhất để tiến hành massage cho trẻ táo bón là ngay sau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ hoặc trước khi tắm vào buổi tối. Cần tránh thực hiện massage khi trẻ vừa mới ăn no hoặc trẻ đang có vết thương hở trên da vùng bụng. Đợi ít nhất 45 phút đến 1 giờ sau khi ăn mới được tiến hàng massage cho trẻ táo bón.


    Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón:

    • Cho trẻ nằm ngửa, đặt bàn tay lên dạ dày của trẻ;
    • Dùng các đầu ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ và di chuyển dần xuống rốn đến đại tràng;
    • Dùng mép ngón tay vuốt nhẹ từ khu vực lồng xương sườn xuống bụng dưới;
    Massage giúp bé đi đại tiện dễ hơn
    Massage giúp bé đi đại tiện dễ hơn
    Massage giúp bé đi đại tiện dễ hơn
    Massage giúp bé đi đại tiện dễ hơn
  5. Lợi khuẩn hay còn được gọi là Probiotics mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho trẻ sơ sinh vào giai đoạn những năm đầu đời. Lợi khuẩn có chức năng duy trì môi trường đường ruột khỏe mạnh bằng cơ chế ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn có hại. Đồng thời, chúng giúp củng cố hàng rào vi khuẩn đường ruột và cải thiện số lượng lợi khuẩn sau quá trình điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh.


    Khi các lợi khuẩn đi vào đường ruột sẽ tăng khả năng tiết ra các chất kháng khuẩn cũng như kích thích tiết ra lớp màng nhầy giúp hạn chế khả năng bám dính, sinh sôi và phát triển của những vi khuẩn có hại, gây bệnh cho hệ tiêu hoá của trẻ. Trẻ được bổ sung lợi khuẩn dưới dạng enzym tiêu hoá sẽ giúp đường ruột tăng khả năng hấp thu dưỡng chất từ bên ngoài nhờ vào cơ chế chia nhỏ thức ăn của một số loại như: Amylase, peptidase, protease,... Việc phân chia này sẽ giúp quá trình phân giải và tiếp nhận chất dinh dưỡng của đường ruột diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.


    Táo bón ở trẻ có thể liên quan đến sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Do đó, khi trẻ bị táo bón, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua một số thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…

    Bổ sung lợi khuẩn
    Bổ sung lợi khuẩn
    Bổ sung lợi khuẩn
    Bổ sung lợi khuẩn
  6. Trong cơ thể, dạ dày, ruột và gan là những cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan trên, đồng thời hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý ở đường tiêu hóa, trong đó bao gồm cả chứng táo bón.


    Tập thể dục, vận động mỗi ngày có thể tạo kích thích cho nhu động ruột của trẻ, tạo lực co bóp mạnh để thúc đẩy thức ăn di chuyển trong hệ thống đường ruột, giúp phân được đẩy ra ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn. Do đó, mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ vận động hằng ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ chưa biết bò, mẹ có thể giúp bé tập thể dục bằng bài tập đạp xe đạp:

    • Cho trẻ nằm ngửa, nắm nhẹ hai cổ chân của trẻ
    • Di chuyển chân của trẻ lên xuống như đạp xe đạp
    • Duy trì động tác này 10-15 phút
    • Tập đều đặn cho trẻ 2 lần/ngày

    Lưu ý, mẹ không nên tập luyện cho trẻ sau khi trẻ vừa mới được ăn no. Việc tập luyện ngay lúc này dễ khiến trẻ bị nôn ói, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

    Tập thể dục mỗi ngày cho bé
    Tập thể dục mỗi ngày cho bé
    Tập thể dục mỗi ngày cho bé
    Tập thể dục mỗi ngày cho bé
  7. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc thiết lập và duy trì giờ giấc đi vệ sinh rất quan trọng, giúp trẻ tạo thói quen đi vệ sinh đúng cách để phòng tránh nhiều bệnh lý đường ruột, như táo bón.


    Một trong số những mẹo hữu ích giúp trẻ đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày chính là hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng cách, tạo thành phản xạ cho con.


    Bố mẹ hãy hướng dẫn con cách sử dụng nhà vệ sinh và để trẻ đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi ăn xong bữa khoảng 30 phút. Lưu ý, trong thời gian trẻ đi vệ sinh, bố mẹ không nên cho trẻ dùng các thiết bị điện tử và làm cho trẻ bị phân tâm.

    Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn
    Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn
    Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn
    Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn
  8. Tắm nước ấm cho con có thể giúp giảm nhẹ tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh. Nước ấm sẽ giúp các cơ vùng bụng của bé được thư giãn, làm giảm nhẹ các triệu chứng táo bón, đồng thời kích thích nhu động ruột và các hoạt động của cơ vòng hậu môn giúp trẻ dễ đẩy phân ra ngoài hơn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chỉ tắm cho trẻ trong khoảng 5 đến 10 phút, tránh để trẻ bị nhiễm nước, cảm lạnh.


    Dưới đây là cách pha nước tắm an toàn cho trẻ ba mẹ nên tham khảo ngay:

    • Hãy pha nước tắm cho trẻ vào chậu tắm riêng. Tuyệt đối không được mở vòi nước hay xả nước khi đang tắm cho trẻ vì nếu không may vặn sang bên nước nóng có thể khiến trẻ bị bỏng;
    • Nên điều chỉnh nhiệt độ của bình nóng lạnh hay máy nước nóng ở dưới mức 49 độ C để đảm bảo an toàn cho cả trẻ nhỏ và người lớn;
    • Có thể dùng loại nhiệt kế dành riêng cho đo nước tắm. Hiện nay loại nhiệt kế này vừa được thiết kế để làm dụng cụ đo nhiệt độ nước vừa có thể được dùng để làm đồ chơi cho bé rất tiện lợi.

    Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ngồi trên một chiếc chậu chứa nước ấm để làm giảm nhẹ căng thẳng ở cơ vùng chậu, giúp trẻ đi tiêu dễ dàng, trơn tru hơn.

    Tắm nước ấm cho bé
    Tắm nước ấm cho bé
    Tắm nước ấm cho bé
    Tắm nước ấm cho bé
  9. Các sản phẩm từ sữa như pho mát, phô mai, sữa tươi, sữa công thức... có thể góp phần gây nên tình trạng chậm tiêu hóa ở ruột do chứa nhiều canxi và protein. Nguyên nhân là do các thực phẩm này thường không chứa chất xơ, trẻ càng ăn sẽ khiến quá trình tiêu hóa kém, dẫn đến táo bón.


    Một số trẻ bị táo bón có thể do cơ thể mẫn cảm với protein trong sữa gây tác động đến quá trình hấp thu và các chuyển động của ruột. Đối với những đứa trẻ này, mẹ nên tạm thời loại bỏ sữa và các chế phẩm được làm từ sữa ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi để cung cấp đủ canxi cho sự phát triển của trẻ.

    Cố gắng tránh các món làm từ sữa khi trẻ bị táo bón
    Cố gắng tránh các món làm từ sữa khi trẻ bị táo bón
    Cố gắng tránh các món làm từ sữa khi trẻ bị táo bón
    Cố gắng tránh các món làm từ sữa khi trẻ bị táo bón
  10. Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón đều có thể được chữa khỏi bằng các cách điều trị tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, khi các cách này không hiệu quả, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị, tránh tình trạng táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Lúc này, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, đây nên là giải pháp cuối cùng được lựa chọn gì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.


    Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị nếu trẻ có các biểu hiện sau:

    • Phân kèm máu;
    • Táo bón kéo dài;
    • Trẻ đau đớn, quấy khóc dữ dội;
    • Sụt cân;
    • Mất nước;
    • Mệt bỏ, lờ đờ, bỏ ăn…

    Lưu ý, mẹ không tự ý mua các loại thuốc trị táo bón tại các quầy thuốc và cho trẻ uống khi không có chỉ định của bác sĩ.

    Sử dụng thuốc trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ
    Sử dụng thuốc trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ
    Sử dụng thuốc trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ
    Sử dụng thuốc trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy