Top 10 Lưu ý quan trọng nhất khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa

Hoai Nguyen 81 0 Báo lỗi

Điều hòa chính là "vị cứu tinh" giúp bạn vượt qua cái nóng bức của mùa hè. Gia đình bạn có trẻ sơ sinh và bạn đang băn khoăn không biết sử dụng điều hòa như ... xem thêm...

  1. Cơ thể trẻ sơ sinh rất yếu, bởi bé đang quen với môi trường ấm áp, an toàn trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ nhi đồng, thân nhiệt trẻ sơ sinh thường từ 36,5 độ C đến 37,5 độ C. Thông thường, các mẹ thường có thói quen mang mũ, bao tay, bao chân và quấn kín con khi cơ thể trẻ còn non. Nếu làm vậy, thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn nhiệt độ bình thường đôi chút.


    Lời khuyên của các chuyên gia dành cho các gia đình có trẻ sơ sinh đó là: Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 27- 28 độ là phù hợp. Ở nhiệt độ này, trẻ sơ sinh có ngưỡng chịu đựng phù hợp, thoải mái vận động, thân nhiệt không quá nóng hoặc quá lạnh.

    Cha mẹ cần chọn nhiệt độ phù hợp. (Nguồn internet)
    Cha mẹ cần chọn nhiệt độ phù hợp. (Nguồn internet)
    Nhiệt độ phù hợp giúp trẻ ngủ ngon hơn. (Nguồn internet)
    Nhiệt độ phù hợp giúp trẻ ngủ ngon hơn. (Nguồn internet)

  2. Nếu bạn cho con ra tắm nắng mà đưa trẻ vào phòng lạnh đột ngột, bé rất dễ bị cảm lạnh. Vậy nên, một lưu ý quan trọng không kém cho các bà mẹ có con nhỏ chính là quy tắc 3 phút. Tức là, khi bạn chuẩn bị bế trẻ vào phòng 27- 28 độ C, bạn hãy cho bé đứng ở cửa phòng khoảng 3 phút để cơ thể bé thích nghi với nhiệt độ môi trường.


    Bạn sẽ làm tương tự khi cho con ra ngoài. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen thích nghi với nhiệt độ môi trường của trẻ cần được hình thành qua thời gian và thói quen. Nếu bạn vừa từ ngoài vào nhà, cơ thể bé có thể vã mồ hôi, bạn nhớ lau khô trước khi vào nằm điều hòa nhé!

    Khi cho con ra tắm nắng, các mẹ nên chú ý nhiệt độ. (Nguồn internet)
    Khi cho con ra tắm nắng, các mẹ nên chú ý nhiệt độ. (Nguồn internet)
    Khi vào phòng cơ thể trẻ cần thích nghi nhiệt độ. (Nguồn internet)
    Khi vào phòng cơ thể trẻ cần thích nghi nhiệt độ. (Nguồn internet)
  3. Những chiếc điều hòa rất thông minh, nó cho bạn nhiều chọn lựa để làm mát căn phòng một cách nhanh chóng. Người lớn chúng ta thì dù nằm điều hòa ở chế độ nào bạn đều nhanh chóng thích nghi được. Nhưng với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần hết sức lưu ý khi chọn chế độ điều hòa phù hợp.


    Bạn cần nhớ không được để điều hòa thốc thẳng vào khu vực bé nằm. Làm như vậy, bé sẽ bị khó thở, viêm mũi hoặc cảm lạnh. Cha mẹ nên chọn chế độ quay nhẹ nhàng để tạo không khí mát mẻ, dễ chịu cho bé.

    Các mẹ nên chọn chế độ quay nhẹ nhàng cho điều hòa. (Nguồn internet)
    Các mẹ nên chọn chế độ quay nhẹ nhàng cho điều hòa. (Nguồn internet)
    Không được để điều hòa thốc thẳng vào chỗ bé nằm. (Nguồn internet)
    Không được để điều hòa thốc thẳng vào chỗ bé nằm. (Nguồn internet)
  4. Nếu bạn nghĩ cho trẻ nằm điều hòa 24/24 là cách giúp cơ thể trẻ chống nóng thì hoàn toàn sai lầm. Nằm điều hòa liên tục làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ và dễ gây hiện tượng sốc nhiệt khi gặp nhiệt độ cao. Thời gian nằm điều hòa của trẻ sơ sinh chỉ nên từ 2- 3 giờ đồng hồ một lần.


    Tức là cứ sau 2- 3 tiếng, bạn hãy tắt điều hòa, cho bé ra môi trường bên ngoài, mở cửa sổ phòng để không khí thiên nhiên ùa vào. Làm như vậy, bạn đã luyện cho bé khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài một cách từ từ và hiệu quả.

    Thời gian bật điều hòa là 2- 3h. (Nguồn internet)
    Thời gian bật điều hòa là 2- 3h. (Nguồn internet)
    Bạn nên mở cửa sổ cho không khí tự nhiên ùa vào phòng trẻ. (Nguồn internet)
    Bạn nên mở cửa sổ cho không khí tự nhiên ùa vào phòng trẻ. (Nguồn internet)
  5. Cũng như các thiết bị điện khác trong nhà, điều hòa cần được vệ sinh thường xuyên. Làm như vậy không chỉ giúp tăng tuổi thọ điều hòa, tiết kiệm điện cho gia đình mà bạn còn tạo ra không khí trong sạch, thanh lọc cho không gian sống của mình. Đầu mùa hè, bạn nên tìm đến các thợ lắp đặt để vệ sinh điều hòa của gia đình mình.


    Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh giường chiếu, ga gối cho bé. Như vậy, con bạn sẽ tránh được những căn bệnh không đáng có từ mầm mống vi khuẩn trong không gian và phòng ngủ.

    Cần vệ sinh điều hòa định kì. (Nguồn internet)
    Cần vệ sinh điều hòa định kì. (Nguồn internet)
    Dọn dẹp phòng ngủ của bé thường xuyên. (Nguồn internet)
    Dọn dẹp phòng ngủ của bé thường xuyên. (Nguồn internet)
  6. Cũng như người lớn, nằm điều hòa thường khiến bạn cảm thấy khát nước và khô mũi. Các mẹ nhớ vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh để bé dễ chịu và không cáu gắt. Duy trì cữ bú đều đặn cũng là cách bạn cung cấp nước và dinh dưỡng cho cơ thể bé. Khi bé được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và được vệ sinh sạch sẽ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu, ngoan và mau lớn hơn.

    Vệ sinh mũi cho bé. (Nguồn internet)
    Vệ sinh mũi cho bé. (Nguồn internet)
    Chú ý các cữ bú của bé. (Nguồn internet)
    Chú ý các cữ bú của bé. (Nguồn internet)
  7. Tùy vào tháng tuổi, trẻ sơ sinh có sự thay đổi về vận động. Càng lớn, con của bạn càng hiếu động hơn. Khi ngủ, bé thường có nhiều tư thế khác nhau.


    Mẹ nên đắp một chiếc chăn mỏng, tốt nhất là loại chăn dành riêng cho điều hòa lên vùng bụng bé. Làm như vậy, cơ thể bé không bị nhiễm lạnh, tránh được hiện tượng lỗ chân lông giãn nở do nhiệt độ gây ra cảm lạnh.

    Đắp chăn mỏng cho bé. (Nguồn internet)
    Đắp chăn mỏng cho bé. (Nguồn internet)
    Khi ngủ trẻ có nhiều tư thế khác nhau. (Nguồn internet)
    Khi ngủ trẻ có nhiều tư thế khác nhau. (Nguồn internet)
  8. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.


    Vị trí lắp đặt điều hòa nên ở trên cao, cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay.

    Không để điều hòa thổi thẳng vào người bé
    Không để điều hòa thổi thẳng vào người bé
    Không để điều hòa thổi thẳng vào người bé
    Không để điều hòa thổi thẳng vào người bé
  9. Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa là các mẹ nên lưu ý thừơng xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế, nếu thấy trẻ ra mồ hôi thì cần lau khô, đặc biệt là vùng lưng, nếu không trẻ có thể sẽ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp.


    Bên cạnh đó cần chú ý thay tã thường xuyên để tạo cảm giác khô thoáng, nếu tã ướt trẻ rất dễ bị cảm lạnh.

    Không đột ngột đưa con ra ngoài
    Không đột ngột đưa con ra ngoài
    Không đột ngột đưa con ra ngoài
    Không đột ngột đưa con ra ngoài
  10. Không khí quá khô do dùng máy lạnh có thể khiến da bé bị khô, sần và nứt. Thời điểm này nếu không dưỡng ẩm thì da bé dễ bị mất nước, nứt nẻ làm bé ngứa ngáy và đau đớn. Chính vì vậy, khi dùng máy lạnh, mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm da cho bé. Ngoài kem, mẹ cũng có thể sử dụng dầu dừa, dầu olive để giúp duy trì độ ẩm, tránh những tổn thương do da khô cho bé.

    Chú ý chọn các loại sản phẩm có thành phần thiên nhiên, không chứa nhiều hương liệu. Tốt nhất mẹ không nên dùng sản phẩm dành cho người lớn để sử dụng trên da bé. Mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi bé tắm xong để da hấp thụ được tốt nhất.

    Dưỡng ẩm da bé
    Dưỡng ẩm da bé
    Dưỡng ẩm da bé
    Dưỡng ẩm da bé




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy