Top 8 Lưu ý quan trọng nhất khi dán sứ Veneer

Bùi Thị Phương Thảo 41 0 Báo lỗi

Dán răng sứ Veneer là phương pháp ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Cung hàm, form răng, màu sắc sẽ được thiết kế hoàn hảo chỉ trong 2 - 3 lần đến nha ... xem thêm...

  1. Dán răng sứ Veneer là kỹ thuật sử dụng mặt dán được làm bằng lớp sứ siêu mỏng. Kích thước của mặt dán sứ khoảng từ 0.2 mm – 0.5 mm. Mặt dán sứ sẽ được dán cố định ngay bên ngoài bề mặt răng cần được điều trị bằng keo dán răng sứ chuyên dụng. Việc dán sứ phải đảm bảo sao cho mặt dán ôm vừa khít toàn thân răng một cách tự nhiên nhất.


    Phương pháp này được xem là bước đột phá mới trong ngành thẩm mỹ răng miệng. Nhất là những bệnh nhân không muốn mài răng nhiều nhưng vẫn đảm bảo khắc phục được các bệnh lý răng miệng. Từ đó, khôi phục hoàn hảo hàm răng đều đẹp và trắng sáng tự nhiên.

    Dán răng sứ Veneer là gì?
    Dán răng sứ Veneer là gì?
    Dán răng sứ Veneer là gì?
    Dán răng sứ Veneer là gì?

  2. Răng sứ Veneer chỉ mỏng từ 0.3mm – 0.5mm nên chỉ có tác dụng phục hình những chiếc răng bị tổn thương ở mức độ nhẹ, giúp hàm răng thẩm mỹ hơn.


    Dưới đây là những trường hợp nên dán sứ Veneer:

    • Răng sứt mẻ mức độ nhẹ: Không chỉ làm giảm thẩm mỹ, răng sứt mẻ nhẹ còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của toàn hàm. Vì vậy, khi răng bị sứt mẻ ở mức độ nhẹ, các bạn nên tiến hành bọc sứ Veneer càng sớm càng tốt.
    • Răng bị xỉn màu do nhiễm kháng sinh: Những chiếc răng bị xỉn màu do nhiễm kháng sinh nếu không thể tẩy trắng bằng phương pháp thông thường thì bọc sứ là lựa chọn lý tưởng nhất và sứ Veneer có thể giải quyết hiệu quả tình trạng này.
    • Răng thưa, hở kẽ ở mức độ nhẹ: Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ răng miệng, nhưng chúng ta sẽ không tự tin khi cười nói và giao tiếp với người xung quanh khi răng bị thưa hoặc hở kẽ ở mức độ nhẹ. Do đó, để cải thiện thẩm mỹ cho khuôn miệng, các bạn nên làm răng sứ để giúp hàm răng sát khít và đều đẹp hơn.
    • Răng bị hô móm nhẹ: Thông thường, niềng răng là giải pháp tối ưu giúp khắc phục dứt điểm tình trạng răng lệch lạc, hô móm,… Thế nhưng, với những trường hợp răng bị hô móm nhẹ, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp dán sứ Veneer để khắc phục.
    • Răng trám bị xỉn màu: Không chỉ răng sứt mẻ, hô móm, nhiễm kháng sinh,…răng trám bị xỉn màu cũng có thể tiến hành sứ Veneer để cải thiện màu sắc cho hàm răng.
    Khi nào nên đi dán sứ Veneer?
    Khi nào nên đi dán sứ Veneer?
    Khi nào nên đi dán sứ Veneer?
    Khi nào nên đi dán sứ Veneer?
  3. Tính thẩm mỹ cao

    Tính thẩm mỹ chính là ưu tiên hàng đầu của nhiều người khi có nhu cầu dán răng sứ. Kỹ thuật dán Veneer với lớp vỏ được chế tác từ men sứ cao cấp, không những đem lại cho khách hàng vẻ ngoài trắng sáng như răng thật mà còn đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ lâu dài, tuổi thọ cao, không bị ám màu thức ăn hay do tác động ngoại lực khác.


    Bền chắc theo thời gian
    Mặc dù lớp mão sứ được chế tác khá mỏng nhưng lại có khả năng chịu lực rất cao. Chính vì vậy sau khi dán sứ, bệnh nhân vẫn đảm bảo được các chức năng cơ bản của răng như ăn nhai, hạn chế tối đa tình trạng miếng dán bị nứt, vỡ, sứt mẻ.

    Bảo tồn tối đa răng thật

    Do tính chất của kỹ thuật dán Veneer nên không cần mài răng thật mà chỉ cần xử lý phần mặt răng rất ít. Điều này giúp bảo tồn răng thật, hạn chế xâm lấn răng thật tối đa, giúp răng khỏe mạnh, không bị yếu hay dễ gãy rụng như 1 số kỹ thuật khác.
    Nếu như tình trạng răng miệng phù hợp để dán sứ thì đây chính là phương pháp thẩm mỹ răng phù hợp nhất cho bệnh nhân.

    Tương thích tuyệt vời với cơ thể

    Phương pháp dán sứ Veneer sử dụng chất liệu sứ nên rất thân thiện với cơ thể. Thế nên không gây ra bất kỳ dị ứng hay biến chứng nào khác. Đem đến sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng.


    Ưu điểm của răng sứ Veneer
    Ưu điểm của răng sứ Veneer
    Ưu điểm của răng sứ Veneer
  4. Theo các bác sĩ nha khoa, làm răng sứ thẩm mỹ hoặc dán sứ Veneer hoàn toàn không gây ra tình trạng hôi miệng. Nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật và khách hàng chăm sóc răng miệng đúng cách.


    Bên cạnh đó, trường hợp chúng chỉ gây hôi miệng khi:

    • Khách hàng vệ sinh răng miệng chưa đúng cách và khoa học.
    • Trường hợp không cạo vôi răng định kỳ, là nguyên nhân gây hôi miệng nghiêm trọng.
    • Có thể do Miếng dán veneer bị hở nên gây giắt, đọng thức ăn gây ra hôi miệng.
    • Trường hợp khách hàng thực hiện Dán sứ veneer tại cơ sở nha khoa kém uy tín nên thực hiện sai kỹ thuật. Gây ra tình trạng viêm lợi nên dẫn đến hôi miệng.
    Dán sứ Veneer có bị hôi miệng không?
    Dán sứ Veneer có bị hôi miệng không?
    Dán sứ Veneer có bị hôi miệng không?
  5. Đối với phương pháp dán Veneer thẩm mỹ cần được thực hiện theo quy trình chuẩn sau:


    Bước 1: Thăm khám

    Bước này là bắt buộc đối với mọi kỹ thuật thẩm mỹ răng miệng. Bác sĩ cần khám, chụp X quang và tư vấn cho khách hàng về phương pháp điều trị thích hợp.


    Bước 2: Xử lý bề mặt răng

    Bác sĩ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau đó xử lý bề mặt răng bằng cách mài 1 lớp mỏng khoảng 0.3mm. Thậm chí tùy vào tình trạng răng miệng, 1 số trường hợp cũng sẽ không cần mài.


    Bước 3: Chế tác mặt dán sứ

    Chế tác mặt sứ cần có các dữ liệu về dấu răng của khách hàng để đảm bảo về độ chính xác của từng mặt sứ.

    Dữ liệu này được gửi qua phòng Lab để bộ phận chế tác thiết kế chính xác theo hàm răng của khách hàng.

    Bước 4: Tiến hành dán sứ

    Mặt dán sứ sau khi được chế tác thành công sẽ được các nha sĩ dùng keo dính chuyên dụng trong nha khoa để gắn cố định lên răng thật. Bước này bác sĩ cần cẩn thận, tỉ mỉ cân chỉnh để đạt được hiệu quả thẩm mỹ như ý.


    Bước 5: Tái khám

    Sau khi dán sứ thành công, chỉ cần nhớ và lưu ý những lời khuyên của nha sĩ. Đồng thời tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra tình trạng răng và mặt dán sứ.

    Quy trình dán sứ Veneer
    Quy trình dán sứ Veneer
    Quy trình dán sứ Veneer
  6. Việc chăm sóc răng sứ Veneer cũng cần phải giống như răng thật thì mới có thể duy trì được độ bền của răng, đồng thời tránh được những bệnh lý về răng miệng:

    • Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là đánh sau khi ăn khoảng 30 phút, nếu như không kịp đánh răng thì bạn nên súc miệng thật sạch sau khi ăn.
    • Súc miệng bằng nước súc chuyên dụng để đẩy trôi vi khuẩn tạo mảng bám trên bề mặt răng, làm sạch hoàn hảo mảng bám trong khoang miệng.
    • Lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ kỹ để có thể di chuyển đến hầu hết các ngóc ngách trong khoang miệng, tránh việc để sót lại thức ăn và mảng bám.
    • Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa để việc vệ sinh răng miệng đạt hiệu quả cao hơn vì chỉ nha khoa có thể đến được những nơi mà bàn chải không đến được.
    Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng
    Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng
    Chăm sóc răng sau khi dán sứ Veneer
  7. Mặt dán sứ Veneer rất mỏng, chỉ ôm sát mặt ngoài của răng nên chế độ ăn uống cũng cần phải kỹ lưỡng hơn rất nhiều.


    Để giúp răng sứ Veneer bền và duy trì được độ trắng sáng thì bạn nên:

    • Khuyến khích việc uống nước lọc, hoa quả tươi vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho răng. Hạn chế và tránh các đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay quá cứng; các thực phẩm có dễ gây màu cho răng như: nước tương, rượu vang, nước rau má,…
    • Ăn những đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt, nhẹ nhàng trong quá trình ăn uống sẽ giúp bạn luôn giữ được nụ cười tự tin.
    • Không ăn thức ăn chứa nhiều đường, có độ bám dính cao vì chất đường dễ tồn tại trên răng và dưới viền nướu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.
    • Tránh sử dụng các loại nước uống có ga vì cac chất axit có trong thức uống này sẽ làm hư men răng, khiến răng sứ bị ngả màu.
    • Thuốc lá cũng được coi là một trong những “kẻ thù” của răng sứ. Bởi nicotine có trong khói thuốc lá gây vàng ố răng, khiến màu mặt dán sứ veneer không còn được trắng, đẹp như lúc ban đầu.
    • Có thể ăn kẹo cao su không đường sau khi ăn xong để giúp tăng tiết nước bọt, hạn chế mảng bám nếu không thể đánh răng ngay.
    Không nên sử dụng thuốc lá sau khi dán sứ Veneer
    Không nên sử dụng thuốc lá sau khi dán sứ Veneer
    Chế độ ăn uống sau khi dán sứ Veneer
  8. Trong thời gian đầu sau khi thực hiện dịch vụ mặt dán sứ Veneer thì bác sĩ sẽ hẹn tái khám thường xuyên để kiểm tra các chi tiết trên răng, khớp cắn, độ bám…Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ can thiệp kịp thời khi có những sai lệch trong quá trình thực hiện hoặc sự cố trong quá trình sử dụng.


    Lịch tái khám có thể dao động từ 3 – 6 tháng tùy vào bác sĩ tư vấn, điều này sẽ giúp đảm bảo được độ bền trong quá trình sử dụng mặt dán sứ veneer.. Đồng thời bạn nên theo dõi và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra để có thể xử lý kịp thời.

    Thăm khám định kỳ sau khi dán sứ Veneer
    Thăm khám định kỳ sau khi dán sứ Veneer
    Thăm khám định kỳ sau khi dán sứ Veneer




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy