Top 7 Kỹ năng toán học trẻ cần biết trước khi vào mẫu giáo
Trẻ em đã sớm sử dụng kỹ năng Toán học trong các hoạt động hàng ngày của mình. Đây là một tín hiệu tốt vì những kỹ năng này rất quan trọng để sẵn sàng cho việc ... xem thêm...học. Ngay cả trước khi trẻ bắt đầu học, hầu hết trẻ phát triển sự hiểu biết về cộng và trừ thông qua các tương tác hàng ngày. Ví dụ, A có hai chiếc xe; B muốn một. Sau khi A chia sẻ một, A thấy rằng A còn một chiếc xe khác. Các kỹ năng Toán học khác được cha mẹ chia sẻ với con thông qua các thói quen hàng ngày như đếm bước chân khi con lên hoặc xuống. Các hoạt động không chính thức như thế này cho trẻ một sự khởi đầu mới trong toán học trước khi bắt đầu học chính thức ở trường mẫu giáo. Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc dạy toán cho con từ sớm, thông qua các hoạt động hàng ngày. Điều này giúp xây dựng kỹ năng cho trẻ, làm nền tảng cho quá trình học tập về sau. Hãy cùng Toplist.vn tìm hiểu những kỹ năng toán học mà trẻ cần biết trước khi vào mẫu giáo.
-
Theo tiêu chuẩn của bang Maryland (Mỹ), trẻ được kỳ vọng sẽ chứng tỏ được kỹ năng đếm số đơn giản trước khi vào mẫu giáo. Cụ thể, trẻ cần đếm được đến 20, sắp xếp thẻ đánh số, xác định số lượng của một nhóm nhỏ mà không cần phải đếm, hiểu rằng số lượng của một nhóm sẽ không thay đổi dù các vật được sắp xếp theo trật tự nào. Trẻ cũng cần nắm được lực lượng (số phần tử có trong tập hợp), có nghĩa chúng nên hiểu rằng vật cuối cùng được đếm đại diện cho số lượng các vật trong tập hợp.
Kỹ năng này rất dễ đạt được, thông qua việc tập đếm số đồ chơi phải dọn dẹp hay số bước chân từ nhà bếp tới phòng ngủ. Phụ huynh có thể chỉ các con số trên đồng hồ hay điện thoại để trẻ làm quen. Khi vào cửa hàng tạp hóa, bạn hãy yêu cầu trẻ tìm các con số nhất định. Khi đi xe trên đường, bạn hãy bảo con đọc các con số trên biển số xe hoặc đếm xem có bao nhiêu xe đi qua. Những trò chơi, hoạt động liên quan đến việc đếm to như nhảy dây, nhảy lò cò hoặc vỗ tay cũng giúp nuôi dưỡng kỹ năng này.
-
Học sinh mẫu giáo thường phải làm các phép tính cộng trừ đơn giản bằng cách sử dụng các đồ vật. Phụ huynh có thể để con làm quen với nhiệm vụ này mỗi ngày, chẳng hạn như lấy đúng số lượng đĩa và nĩa được yêu cầu khi dọn bàn cho bữa tối. Ngôn ngữ nói với trẻ rất quan trọng, nên lồng yếu tố toán học vào đó, ví dụ: "Chúng ta cần bao nhiêu chiếc đĩa nữa nhỉ?". Trong khi chơi đùa, bạn có thể sử dụng đồ chơi và nói những câu như: "Mẹ sẽ đưa cho con một trong những chiếc xe của mẹ. Con hãy tính xem bây giờ con có bao nhiêu chiếc nhé".
Rèn kĩ năng phép tính và tư duy đại số càng sớm cho trẻ thì bạn lại càng nhận được kết quả sớm khi trẻ bắt đầu vào học bộ môn toán học. Bởi trong đầu chúng đã có tư duy từ trước nhờ các hoặt động vừa học vừa chơi của các bậc cha mẹ. Đừng nghĩ những câu hỏi hay trò chơi này đơn giản mà bỏ qua bạn nhé. Nó sẽ rất hưu ích cho tư duy của bé đó ạ.
-
Toán học là một trong những môn học rất quan trọng trong hệ thống các môn học có trong hệ thống giáo dục. Ở tuổi mẫu giáo từ những bài học đếm, làm quen chữ số tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về số lượng trong phạm vi nhỏ. Với một số bài luyện tập dưới đây sẽ giúp các con củng cố kiến thức về số lượng đã được học tại trường mầm non.
Đếm ngón tay, ngón chân, tiền hay đồng xu là cách hợp lý để trẻ ghi nhớ các số từ 1 đến 10. Bạn có thể cùng chơi đồ hàng với trẻ, dùng đồng xu để mua đồ chơi với số lượng xu khác nhau cho mỗi món. Trong lúc chơi, cả hai hãy thảo luận về số lượng đồ chơi có thể mua được khi có 10 xu.
-
Học sinh mẫu giáo sẽ phải sắp xếp đồ vật theo đặc điểm của chúng (hình dạng, màu sắc và kích thước), hoặc xác định đặc điểm giúp đồ vật được phân chia theo nhóm. Các em cũng phải sắp xếp đồ vật bằng một số đặc điểm đo lường nào đó, chẳng hạn từ lớn hơn đến bé hơn. Bố mẹ có thể dạy trẻ về đo lường từ sớm trong nhà bếp thông qua việc sử dụng thìa hoặc cốc. Trẻ cũng có thể phân loại thìa đũa, quần áo vừa khô hay đồ chơi trước khi mang đi cất.
Ngoài ra, trẻ mẫu giáo thường phải so sánh nhiều hơn và ít hơn, dài hơn và ngắn hơn, nặng hơn và nhẹ hơn. Phụ huynh có thể giúp trẻ dễ làm quen với nhiệm vụ ở trường mẫu giáo bằng cách nhấn mạnh các cụm từ so sánh khi ở nhà. Khi trẻ đứng cạnh bạn trong nhà bếp, bạn hãy hỏi những câu như: "Con lấy giúp mẹ cái tô lớn nhất nhé?", "Con đặt cái nĩa nhỏ hơn lên bàn được không?".
-
Kỹ năng hình học dễ đạt được từ sớm bao gồm gọi tên và xác định hình dạng 2D như hình tròn, hình vuông, hình tam giác. Trẻ cần hiểu các hình có kích cỡ hay hướng khác nhau vẫn có thể cùng thuộc một dạng. Ngoài ra, trẻ nên nhận ra sự tương đồng giữa hình tròn và hình cầu, hay sử dụng những tên gọi không chính thức như "hộp" và "quả bóng" để xác định vật thể ba chiều.
Phụ huynh có thể hướng sự chú ý của trẻ đến các hình dạng được tìm thấy trong môi trường xung quanh. Khi đi bộ, bạn hãy chỉ cho trẻ xem bánh xe có hình tròn và yêu cầu trẻ tìm hình tròn nào khác. Trò Lego cũng là ý tưởng hay để xây dựng các kỹ năng ban đầu về không gian.
-
Các khuôn là những thứ, số, hình dạng, hình ảnh mà lặp lại theo cách hợp lý. Các khuôn mẫu giúp trẻ học cách dự đoán, hiểu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, để tạo ra các kết nối hợp lý, và sử dụng kỹ năng lập luận trong Toán học. Ví dụ con thức dậy vào buổi sáng khi mặt trời mọc, nhưng đến buổi tối khi mặt trời đi ngủ và mặt trăng xuất hiện, cũng là lúc con phải đi ngủ giống như mặt trời…
Trẻ từ lúc biết đi đã có thể nhận biết được các hình khối, lớn hơn thì tự nhận biết được số lượng… và điều cha mẹ nên làm là tiếp tục khái niệm hóa những điều đó để con có một cơ sở nền tảng ngay từ khi còn nhỏ. Đừng bỏ qua việc rèn kĩ năng này cho trẻ bạn nhé. Nó không chỉ giúp trẻ có tư duy toán học mà còn sẽ giúp trẻ hình thành nếp sống có ý thức, có kỉ luật ngay từ nhỏ.
-
Các kỹ năng Toán học của trẻ sẽ tốt hơn khi dựa trên “nền tảng” được tạo dựng ban đầu – giống như một ngôi nhà được xây dựng trên nền móng vững chắc. Trong những năm mới đi học, bạn có thể giúp con bạn bắt đầu phát triển kỹ năng Toán học sớm bằng cách dạy con kĩ năng trình bày.
Hiện thực hóa khái niệm Toán học bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, ký hiệu và vật thể (các hình khối). Bé A đã đưa ra một bữa ăn giả tưởng. Bé cẩn thận đặt ra bốn đĩa nhựa và bốn cái bát nhựa, nghĩa là có bốn thành viên trong gia đình và bé đã có thể áp dụng thông tin này với số lượng đĩa và bát mà bé chọn.