Top 10 Kỹ năng đi rừng bạn cần biết

Đinh Thị Thu Thúy 892 0 Báo lỗi

Với những phượt thủ, những bạn đam mê khám phá và thích mạo hiểm với những khu rừng sâu thẳm và ẩn chứa nhiều nguy hiểm, các bạn cần phải trang bị cho mình ... xem thêm...

  1. Top 1

    Cách tạo lửa

    Việc đầu tiên mà bạn cần làm ở nơi hoang dã là đốt lửa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đốt lửa chính xác và tốn khá nhiều thời gian vô ích. Kỹ năng sinh tồn đầu tiên bạn cần biết là cách để tạo lửa. Bạn có thể giữ ấm, nấu ăn, tạo ra tín hiệu cầu cứu, khử trùng vết thương và bảo vệ bạn khỏi thú dữ chỉ cần bạn tạo được lửa.


    Bạn nên học các cách tạo lửa khác nhau để có thể dùng trong mọi trường hợp với những vật dụng ít ỏi mà bạn có, như với hòn đá, cành lá khô... Nếu có thời gian, bạn nên đến gặp người dân địa phương trước tiên và hỏi họ cách họ sử dụng nguyên liệu sẵn có để tạo lửa và thực hành. Ngoài ra, bạn cũng cần mang theo các dụng cụ tạo lửa sẵn có như: diêm, bật lửa, thép đánh lửa, khoan cầm tay... để việc tạo lửa của bạn trở nên dễ dàng hơn.

    Cách tạo lửa
    Cách tạo lửa
    Cách tạo lửa
    Cách tạo lửa

  2. Top 2

    Tìm kiếm nguồn nước

    Nước là thứ thiết yếu, không thể thiếu trong cơ thể chúng ta, thông thường cơ thể chúng ta có thể chịu đựng được 3 ngày không có nước. Kỹ năng tiếp theo bạn cần biết là các cách để lấy nước uống từ tự nhiên, bởi nước uống cực kì quan trọng đối với cơ thể chúng ta, việc mất nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc u mê, khiến việc chúng ta có thể thoát khỏi nguy hiểm càng trở nên tồi tệ.


    Bạn có thể mang theo những bình nước mini khi đi du lịch và thám hiểm, nhưng rồi chúng cũng sẽ hết và bạn vẫn phải tìm các cách khác để có được nước uống duy trì sự sống.và tìm nguồn nước. Hãy nhớ là nước luôn luôn chảy xuống dốc, do đó, các vùng trũng thấp và thung lũng là một nơi thường có nước.

    Tìm kiếm nguồn nước
    Tìm kiếm nguồn nước
    Tìm kiếm nguồn nước
    Tìm kiếm nguồn nước
  3. Top 3

    Trú ẩn

    Nếu bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc qua đêm trong một khu rừng mà không có lều, bạn phải tự dựng một nơi trú ẩn cho bản thân. Việc mang một tấm bạt và một chiếc chăn ấm khi bạn đi thám hiểm thực sự rất cần thiết, tuy nhiên, đôi khi bạn lại lãng quên đi điều quan trọng ấy, vậy phải làm thế nào để bạn có được chỗ trú ẩn thật an toàn, giữ ấm cho cơ thể bạn khi bị lạc sâu trong rừng? Bạn hãy quan sát xung quanh, tìm kiếm và tận dụng mọi thứ có thể, đặc biệt là những cành củi vững chắc, những tán lá to, bạn sẽ cần dùng đến chúng để lợp nên một chiếc lều làm nơi trú ẩn cho mình.


    Đầu tiên, dựng khung lều bằng cách sử dụng một cành cây lớn và hai cành nhỏ hình chữ Y. Hãy đảm bảo rằng kích thước của cơ thể vừa vặn với khung lều đó. Sau đó, phủ một lớp lá khô khoảng 15-25cm trên mặt đất. Điều này giúp bạn giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh vào ban đêm. Tiếp theo, đặt các thanh cây chắn cố định ở hai bên lều sau. Cuối cùng, điều bạn cần làm là phủ đầy lá lên khung lều. Nhớ đóng lối vào sau khi bạn đã vào trong túp lều để tránh bị cảm lạnh nhé.

    Trú ẩn
    Trú ẩn
    Trú ẩn
    Trú ẩn
  4. Top 4

    Tìm kiếm thức ăn

    Khi đã có lửa, nước và nơi trú ẩn, điều tiếp theo bạn cần quan tâm chính là nguồn thực phẩm. Việc nhịn ăn một tháng bạn có thể sẽ không chết, nhưng cơ thể bạn chắc chắn sẽ bị suy nhược, bạn cần có đủ năng lượng để tiếp tục duy trì cuộc hành trình của mình. Bạn cần chuẩn bị những thực phẩm khô, như: lương khô, bánh mì... trước khi bắt đầu cuộc hành trình.


    Khi những thực phẩm bạn chuẩn bị đã hết, bạn có thể tìm kiếm ngay trong rừng, việc tìm thấy nguồn suối bạn có thể bắt cá, hay bạn có thể hái những hoa quả có sẵn trong rừng làm thức ăn, tuy nhiên không phải loại cây nào trong rừng bạn cũng có thể ăn chúng, hãy chắc chắn rằng bạn biết những loại quả bạn sẽ ăn chúng không có độc.

    Tìm kiếm thức ăn
    Tìm kiếm thức ăn
    Tìm kiếm thức ăn
    Tìm kiếm thức ăn
  5. Top 5

    Tạo tín hiệu cầu cứu

    Việc tạo tín hiệu cầu cứu rất quan trọng khi bạn bị lạc sâu vào trong rừng, rất có thể do bị mất liên lạc với bạn mà bạn bè và người thân đang tìm kiếm bạn, việc tạo tín hiệu cầu cứu sẽ giúp họ sớm phát hiện ra bạn. Để cho những người đi tìm kiếm các bạn dễ dàng nhận ra nơi ở của mình, các bạn có thể đốt lửa (ở nơi trống trải).


    Hoặc căng những tấm vải màu, quần áo, nón mũ … lên cao hoặc nơi dễ thấy, tạo những dấu hiệu theo quy định quốc tế như đốt 3 đống lửa (hay khói) tạo thành một hình tam giác đều. Chuẩn bị những thiết bị phát tín hiệu cầu cứu khác nếu có thể. Gây ra những tiếng động lớn như: la hét, huýt sáo, thổi còi, gõ vào những thân cây rỗng, đập 2 cục đá vào nhau, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn).

    Tạo tín hiệu cầu cứu
    Tạo tín hiệu cầu cứu
    Tạo tín hiệu cầu cứu
    Tạo tín hiệu cầu cứu
  6. Top 6

    Sơ cứu

    Việc bạn bị thương sẽ rất dễ xảy ra khi bạn đi khám phá rừng sâu, bởi vậy, việc mang theo những dụng cụ y tế cơ bản thực sự là rất cần thiết. Bạn không thể không mang một lọ nước khử trùng vết thương, thuốc bột bôi lên vết thương mau lành, băng gạc y tế, thuốc cảm, thuốc sốt, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn... Ngoài ra, bạn cũng cần biết những kỹ năng mềm sơ cứu khi bị rắn độc cắn hoặc khi bị sai chân, gãy chân...


    Đối với vết thương khá sâu, hãy tìm một sợi chỉ đặc biệt và một chiếc kim cong để may vết thương, nó giống với chiếc kim mà bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ hộp dụng cụ sơ cứu nào. Tuy nhiên, rất ít người biết khâu vết thương đúng cách. Không những thế, có nhiều loại mũi khâu khác nhau mà bạn có thể sử dụng cho từng loại vết thương khác nhau, nhưng việc hiểu biết ít nhất một cách đã đủ để bạn có thể cấp cứu cho người khác trong trường hợp nguy cấp.

    Sơ cứu
    Sơ cứu
    Sơ cứu
    Sơ cứu
  7. Top 7

    Xác định phương hướng

    Nếu có la bàn thì mọi việc có thể sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm đường ra khỏi rừng trước khi trời tối. Khi sử dụng la bàn ta phải lưu ý‎ các điểm sau: Không gần vật kim loại: kim nam châm sẽ chỉ lệch. Không để gần lửa: Nam châm sẽ mất từ tính. Phải để trên một mặt phẳng nằm ngang: kim nam châm sẽ chỉ hướng chính xác hơn. Bạn có trong tay la bàn hay bản đồ nhưng đôi lúc nó sẽ trở nên vô ích nếu bạn không thể xác định đi về hướng nào để gặp khu dân cư gần nhất. Hay tệ hại hơn là bạn chẳng có gì trong tay cả. Làm thế nào để bạn có thể xác định được phương hướng mà mình phải đi?

    Hãy trèo lên 1 cái cây hoặc mỏm đá cao nhất có thể. Quan sát thật kĩ mọi nơi mà bạn có thể nhìn thấy: ngọn tháp, đồng ruộng, khói, nhà cửa, đường mòn… bất kì dấu hiệu đời sống con người nào sẽ giúp bạn quyết định hướng mà mình phải đi tới. Trong trường hợp mà bạn không thể nhìn thấy hay nghe thấy gì. Cách tốt nhất là cố gắng xác định vị trí một con suối, một con sông từ trên cao. Ở trên cao bạn nhìn thấy những khoảng rừng cây xanh mướt hơn những khoảng rừng khác thì chắc chắn ở gần đó có sông suối. Công việc tiếp theo chỉ là đi xuôi theo hạ lưu (theo dòng nước chảy) và tỉ lệ gặp khu dân cư hay thoát khỏi “vùng nguy hiểm” là rất cao.

    Xác định phương hướng
    Xác định phương hướng
    Xác định phương hướng
    Xác định phương hướng
  8. Top 8

    Tìm hiểu khu vực bạn đang đứng

    Dù không khuyến khích bạn đi lại nhiều khi bị lạc trong rừng, nhưng nếu có thể bạn cũng nên đi xung quanh gần đó để có thể tìm hiểu khu vực bạn đang đứng như thế nào, biết đâu bạn lại có thể tìm được điều gì đó hữu ích cho bạn để thoát khỏi nơi đây.

    Dù không nên đi lang thang nhưng bạn vẫn phải tìm hiểu khu vực xung quanh có an toàn không, có chỗ trú ẩn nào tốt không, để tìm một vài vật dụng hay đi kiếm củi,... luôn nhớ đường quay lại nơi bạn xuất phát, để chắc chắn là không bị lạc thêm hãy để lại ký hiệu trên đường đi. Hãy chắc chắn bạn sẽ tìm được về chỗ xác định đứng ban đầu khi bạn đi tìm nguồn nước, tìm nơi trú ẩn hay tìm đường về.

    Tìm hiểu khu vực bạn đang đứng
    Tìm hiểu khu vực bạn đang đứng
    Tìm hiểu khu vực bạn đang đứng
    Tìm hiểu khu vực bạn đang đứng
  9. Top 9

    Làm sạch nước

    Tất cả các chuyên gia sinh tồn đều khuyên bạn làm sạch nước trước khi uống dù nguồn nước đó từ đâu để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn do uống phải nước bẩn. Việc này rất quan trọng đối với khả năng sinh tồn của bạn, bởi nếu nhiễm khuẩn, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn và khả năng sống sót của bạn sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ trong tình huống cần phải uống nước trực tiếp từ tự nhiên. Chính vì vậy bạn cần lưu ý.


    Trong bước chuẩn bị, bạn nên mang theo viên lọc nước. Nếu trong trường hợp không có, có thể đun sôi nước bằng nồi nhỏ mang sẵn, hay cho nước vào chai nhựa và phơi nắng 6 giờ đồng hồ để diệt hết các sinh vật. Nếu bần cùng hơn, bạn buộc phải duy trì sự sống bằng nước, tránh để cơ thể cạn kiệt sức lực.

    Làm sạch nước
    Làm sạch nước
    Làm hệ thống lọc nước nơi hoang dã để lọc sạch nước
    Làm hệ thống lọc nước nơi hoang dã để lọc sạch nước
  10. Top 10

    Đừng hoảng loạn khi bị lạc vào rừng

    Muốn sống sót được trong rừng sâu khi bị lạc, điều đầu tiên chúng ta cần đó là phải bình tĩnh để xem xét tình hình như thế nào để có thể tự giúp bản thân sinh tồn trong rừng sâu và nhanh chóng tìm được sự giúp đỡ.


    Hoảng loạn sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề đang gặp phải, nó sẽ khiến bạn mất sức, tinh thần sẽ không ổn định và có thể sẽ gặp nguy hiểm hơn khi ở trong rừng sâu. Khi nhận ra mình đã bị lạc, điều đầu tiên là đứng lại, hít một hơi thật sâu và giữ bình tĩnh. Hãy hành động theo nguyên lý của từ viết tắt STOP:
    S – ngồi xuống (Sit down).
    T – nghĩ (Think).
    O – Quan sát xung quanh (Observe your surroundings).
    P – Chuẩn bị để tìm hướng giải quyết bằng các vật dụng mang theo (Prepare for survival by gathering materials).

    Đừng hoảng loạn khi bị lạc vào rừng
    Đừng hoảng loạn khi bị lạc vào rừng
    Đừng hoảng loạn khi bị lạc vào rừng
    Đừng hoảng loạn khi bị lạc vào rừng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy