Top 5 Kinh nghiệm tầm soát đột quỵ bạn cần biết
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, với bất kỳ ai. Vì vậy tầm soát sớm, ... xem thêm...nhất là những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ là rất quan trọng. Dưới đây là những kinh nghiệm tầm soát đột quỵ mà Toplist muốn gửi tới bạn đọc. Hãy chú ý nhé!
-
Đột quỵ là gì, triệu chứng nhận biết?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bộ bị ngừng trệ đột ngột. Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.
Có hai loại đột quỵ mà bạn nên biết:
- Thiếu máu: Đột quỵ do cục máu đông chặn mạch máu đến não. Điều này ngăn làm cho não không nhận được ôxy cần thiết. Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất.
- Xuất huyết: Đột quỵ là do mạch máu đến não bị vỡ. Điều này gây ra chảy máu não.
Bạn đọc cần biết 3 dấu hiệu đột quỵ rất dễ nhớ. Đó là:
- Mặt méo 1 bên.
- Tay chân yếu, đưa lên mà rớt xuống. Chẳng hạn như đang cầm đũa, cầm chén, điện thoại… thì tự nhiên làm rơi xuống, không nhặt lên được.
- Nói khó, ú ớ, một số trường hợp ngất xỉu.
-
Ai cần tầm soát đột quỵ?
Tầm soát đột quỵ không phân biệt ngành nghề và cũng không giới hạn độ tuổi. Thường, từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát căn bệnh này. Ngoài ra, những người có một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ như gia đình có người thân bị đột quỵ, mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol cao, người có bệnh lý về tim mạch, hút thuốc lá, rượu bia nhiều, có triệu chứng đau đầu kinh niên, động kinh thì nên tầm soát sớm. Hoặc bạn cũng nên tầm soát đột quỵ nếu xuất hiện các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua như đột nhiên yếu tay chân, méo miệng… sau đó tự hết trong vòng 24 giờ.
Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ là cần thiết nếu đang gặp phải những vấn đề dưới đây:
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ: Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, người bệnh có thể tăng nguy cơ do nếp sống, thói quen, yếu tố di truyền. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ thông tin tiền sử của gia đình để có lời khuyên tốt nhất.
- Người bị đái tháo đường: Tiểu đường là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận... Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
-
Bao lâu nên tầm soát đột quỵ một lần?
Thời gian tầm soát đột quỵ tùy theo mỗi cá nhân. Sau khi khám với bác sĩ Thần kinh, qua các xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp. Nếu kết quả chụp mạch máu não phát hiện hẹp hay phình thì cần theo dõi định kỳ, còn nếu bình thường thì sau 3 năm hoặc với người dưới 50 tuổi thì sau 5 năm mới cần tái khám.
Tóm lại, ở người khỏe mạnh, không cần theo dõi thường xuyên, có thể 5 năm/ lần. Những người có yếu tố nguy cơ cao như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao thì cần theo dõi thường xuyên. Lưu ý, theo dõi chứ không phải tầm soát thường xuyên.
Ngoài ra, các chuyên gia về Thần kinh – Đột quỵ nhiều lần nhấn mạnh, khám tầm soát đột quỵ kết quả bình thường không có nghĩa là cho phép chúng ta chủ quan. Vì nếu bạn dưới 40 tuổi các kết quả khám bình thường, nhưng sau đó về “xả láng” ngày gói thuốc lá, rượu bia 5-7 lon thì nguy cơ đột quỵ sẽ còn gia tăng.
-
Tầm soát đột quỵ có cần nhịn ăn uống?
Tốt nhất là bạn nên nhịn ăn sáng để tầm soát đột quỵ. Bởi trong gói tầm soát có xét nghiệm máu. Ngoài ra, một số trường hợp nếu cần chụp MRI có chất cản từ thì cũng cần nhịn ăn sáng. Bạn đọc có thể mang theo bánh mì, phần ăn sáng nhỏ hoặc nếu ngại mang “túi to, túi nhỏ” thì có thể lên căn tin bệnh viện trên tầng 9 dùng bữa ngay sau khi kết thúc quá trình lấy máu, chờ nhận kết quả.
Căn tin bệnh viện được nhiều bệnh nhân đánh giá tương đối tốt, “view đẹp, lộng gió” và món ăn đa dạng, từ bún, phở, hủ tíu đến các loại nước ép, sinh tố, cà phê (có loại dành riêng cho người tiểu đường), giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, đừng quên mang theo các loại thuốc đang sử dụng như thuốc huyết áp, tiểu đường (nếu có). Trong trường hợp nếu lỡ ăn sáng rồi thì bạn có thể lấy máu sau 6 tiếng.
-
Kinh nghiệm sống khoẻ, tránh nguy cơ đột quỵ
Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ là không thể thay đổi. Bao gồm các yếu tố như tuổi (người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ), giới tính, chủng tộc và tiền sử gia đình. Các bệnh và tình trạng cụ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bao gồm: Tiền sử đột quỵ; Cao huyết áp; Cholesterol trong máu cao; Bệnh tim; Tiểu đường; Béo phì. Hoặc những người có lối sống làm tăng nguy cơ đột quỵ: Thói quen ăn uống không lành mạnh; Ít hoặc không vận động; Hút thuốc lá.
Chính vì vậy cần phải kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi bằng việc sống lành mạnh:
- Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng: Để tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của bác sĩ, chỉ ngừng khi có ý kiến của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối, chất béo.
- Tuân theo một lối sống lành mạnh: Vận động hàng ngày. Nếu hút thuốc lá, thì ngừng ngay. Chỉ sử dụng rượu bia chừng mực.
- Giảm mức căng thẳng: Căng thẳng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ. Học cách giảm căng thẳng trong cuộc sống. Thở sâu giúp giảm mức căng thẳng.