Top 10 điều quan trọng nhất bạn cần biết về mạng 5G sắp được triển khai

Vũ Minh Hoàng 189 0 Báo lỗi

Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của sự phát triển tốc độ về công nghệ và viễn thông. Đã qua thời kì 3G, 4G và giờ đây thế giới đã sẵn sàng chào đón kỉ ... xem thêm...

  1. 5G là thế hệ kế tiếp của công nghệ kết nối Internet di động, cung cấp tốc độ nhanh hơn và kết nối đáng tin cậy hơn trên điện thoại thông minh và các thiết bị khác.


    Kết hợp giữa công nghệ mạng tiên tiến và các nghiên cứu mới nhất, 5G mang đến kết nối có tốc độ nhanh hơn, với tốc độ tải trung bình khoảng 1 Gbps. 5G dự kiến sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn của công nghệ mạng không dây trong tương lai.


    Công nghệ này sẽ giúp phát triển hệ thống Internet of Things, cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để truyền tải một số lượng lớn dữ liệu, cho phép tạo nên một thế giới thông minh hơn và kết nối nhanh hơn, tiện ích hơn. Mỹ và Trung Quốc đang là hai trong số các quốc gia đầu tiên triển khai dịch vụ 5G. Ngay sau đó sẽ là Hàn Quốc, Nhật Bản và vương quốc Anh.

    5G là thế hệ kế tiếp của kết nối internet di động
    5G là thế hệ kế tiếp của kết nối internet di động

  2. 5G là công nghệ mạng di động tiếp theo sau 3G và 4G, chính vì thế nó sẽ đem đến cho chúng ta cực kỳ nhiều giá trị sử dụng:

    • Tốc độ tải lên và tải xuống nhanh hơn.
    • Các nội dung trực tuyến sẽ được tải nhanh hơn.
    • Đem tới chất lượng cao hơn trong các cuộc gọi thoại và gọi videoKết nối di động bảo mật hơn, an toàn hơn.
    • Tạo nên một môi trường Internet of thing rộng lớn hơn.
    5G cực kỳ có lợi với người dùng
    5G cực kỳ có lợi với người dùng
  3. Hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể biết được chính xác tốc độ 5G so với 4G sẽ chênh lệch như thế nào do 5G vẫn trong quá trình phát triển. Tuy nhiên có thể chắc chắn tốc độ mạng sẽ được nâng cấp một cách đáng kể, mà theo tổ chức GSMA đưa ra đề xuất tốc độ tải tối thiểu là 1 Gbps.


    Hầu hết các ước tính đều kỳ vọng mạng 5G có thể đạt tới tốc độ trung bình khoảng 10 Gbps, và ở một số điều kiện đặc biệt có thể lên tới 800 Gbps. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng hoàn toàn có thể tải xuống một bộ phim ở độ phân giải Full HD mà chỉ mất vài giây, nhanh hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại.

    5G sẽ nhanh hơn rất nhiều so với 3G hay 4G
    5G sẽ nhanh hơn rất nhiều so với 3G hay 4G
  4. Các thiết bị điện thoại thông minh hiện tại đều được trang bị kết nối 4G, tuy nhiên mới chỉ có một vài thiết bị được trang bị khả năng kết nối với 5G trong tương lai. Tuy nhiên đến năm 2020, chắc chắn những thiết bị có khả năng kết nối mạng 5G sẽ phổ biến hơn khi 5G được cho ra mắt.


    5G được coi như một bước tiến lớn khi so với 3G và 4G, tuy nhiên nó không thể ngay lập tức thay thế được các công nghệ này. Thay vào đó, 5G sẽ tiếp tục được phát triển và tồn tại song song với các thế hệ cũ hơn để đảm bảo người dùng luôn có thể kết nối được trong trường hợp nằm ngoài vùng phủ sóng của mạng 5G.

    Hiện tại, LTE-A hay còn được gọi là 4,5G đang được triển khai tại nhiều quốc gia, cung cấp tốc độ tốt hơn so với 4G và sẽ là biện pháp thay thế hoàn hảo khi 5G chưa được triển khai rộng rãi.


    Việc triển khai 5G sẽ là một quá trình lâu dài trong tương lai. Giống như thời điểm phát triển 4G trước đây. Người dùng cần sự nâng cấp khá nhiều về cơ sở hạ tầng để thích nghi với công nghệ mới, cũng như việc các nhà sản xuất và các công ty cần thay đổi trang thiết bị để có thể tương thích với 5G.

    Sẽ có những thiết bị điện thoại mới để đáp ứng được 5G
    Sẽ có những thiết bị điện thoại mới để đáp ứng được 5G
  5. Điểm đặc biệt đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy là 5G có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 10-100 lần so với 4G. Điều đó có nghĩa là tốc độ thực vào khoảng 4 Gbps hoặc lớn hơn, đây là lý do mà 5G được gọi là “cáp quang mà không có cáp quang”.


    Hầu hết việc tăng tốc độ truyền là do các nhà mạng tăng thêm các kênh không dây, sử dụng công nghệ sóng milimet (tốc độ truyền trong khoảng ngắn) và các cell nhỏ (cell gọi là tế bào - đơn vị địa lý cơ bản của hệ thống thông tin vô tuyến). Thiết lập nhiều cell nhỏ sẽ tăng đáng kể độ phủ sóng trong khu vực để từ đó đi đến đường truyền kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ với các trạm phân phối tới người dùng cuối, và giữa các trạm phân phối với nhau (backhaul).


    Jim Greer, người phát ngôn của AT&T đưa ra luận điểm rằng các nhà lãnh đạo CNTT nên xem 5G như một giá trị gia tăng của tốc độ.


    Trong thực tế, 5G chủ yếu nhằm đảm bảo các hệ thống mạng có thể xử lý việc gia tăng số lượng lớn các thiết bị. Internet of Things sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của thiết bị kết nối, tất cả mọi thứ từ hệ thống an ninh tại văn phòng cho đến thiết bị thu phát sóng trên xe hơi cũng sẽ được kết nối. Đến năm 2020, sẽ có 34 tỷ thiết bị kết nối Internet trên phạm vi toàn cầu – tức là trung bình mỗi người sở hữu hơn 4 thiết bị có thể online.


    Roger Entner, người sáng lập của Recon Analytics và một chuyên gia về mạng không dây 5G cho biết "khi cuộc cách mạng IoT bùng nổ, mạng 5G sẽ giúp xử lý hàng trăm hàng triệu thiết bị và cảm biến kết nối cùng lúc"

    5G có nhiều điều cần chú ý hơn là tốc độ
    5G có nhiều điều cần chú ý hơn là tốc độ
  6. Akshay Sharma, chuyên gia tại hãng phân tích Gartner cho biết "5G với tốc độ cao, độ trễ thấp, và tương thích ngược với các mạng hiện tại sẽ mang đến nền tảng tốt hơn cho các kiến trúc mới mà từ trước tới nay chưa từng có”.


    Mạng 5G sẽ được bổ sung thêm kiến trúc mới như Cloud RAN (radio access network- mạng truy nhập vô tuyến đám mây) với các trung tâm dữ liệu nano hỗ trợ các chức năng mạng dựa trên máy chủ như cổng IoT công nghiệp; bộ nhớ đệm video và chuyển mã cho định dạng UltraHD. Ngoài ra 5G còn hỗ trợ cấu trúc liên kết với các mạng không đồng nhất (HetNets - heterogeneous networks) sẽ thuận tiện hơn cho người dùng.


    Akshay Sharma còn cho rằng, 5G sẽ mang đến một sự gia tăng đáng kể trong các trạm gốc (cell site hoặc base station) và các yêu cầu mới cho đường truyền kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ với các trạm phân phối tới người dùng cuối,.


    Tại thời điểm này, chúng ta vẫn chưa biết công nghệ này sẽ làm được gì khi được sử dụng để truyền dữ liệu.

    Kiến trúc mới về mạng 5G
    Kiến trúc mới về mạng 5G
  7. Ngoài AT&T và Verizon, nhiều công ty như Alcatel Lucent, Ericsson, Fujitsu, NEC, Nokia và Samsung cũng đã công bố việc thử nghiệm mạng 5G của mình.


    Gần đây, Google cũng tham gia vào lĩnh vực 5G với việc mua lại công ty Alpental Technologies nhằm hỗ trợ công nghệ sóng milimet để theo dõi vị trí chính xác hơn. Còn Microsoft bắt đầu với bản thử nghiệm TV White Spaces nhắm vào các dải tần còn trống mà các đài truyền hình không sử dụng.


    Một ông lớn trong làng công nghệ khác là Facebook mang đến Open Compute Initiative như là một phần của Internet.org nhằm xây dựng mạng không dây cho các nước đang phát triển.

    Các nhà mạng Mỹ & Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm 5G
    Các nhà mạng Mỹ & Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm 5G
  8. Nhiều người cho rằng công nghệ Wi-Fi sẽ trở nên lỗi thời trong vài năm tới khi 5G trở nên thịnh hành. Tuy nhiên người phát ngôn của AT&T là Jim Greer cho rằng đó là quan niệm sai lầm, bởi cả hai mạng này sẽ tiếp tục cùng tồn tại, và công nghệ Wi-Fi cũng sẽ phát triển nhanh chóng.


    Roger Entner cũng đã chỉ ra rằng động lực phát triển chính cho 5G không liên quan đến các doanh nghiệp sử dụng Wi-Fi trong tòa nhà nhưng ảnh hưởng đến sự bùng nổ của thiết bị sẽ kết nối qua 3-4 năm tới.

    Wifi vẫn sẽ tồn tại song song cùng 5G
    Wifi vẫn sẽ tồn tại song song cùng 5G
  9. Mạng 5G không chỉ có ở Mỹ, nhà mạng NTT Docomo cũng đã công bố thử nghiệm tại Nhật Bản và nhiều thông tin cũng cho rằng Hàn Quốc sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ 5G tại Thế vận hội mùa Đông 2018.


    Tuy nhiên để ứng dụng vào thực tế thì doanh nghiệp còn phải nghiên cứu làm thế nào để bắt đầu, người dùng phản hồi ra sao, các thiết bị phần cứng lúc nào có sẵn để hỗ trợ các tiêu chuẩn mới và quan trọng nhất là sự ổn định của cơ sở hạ tầng.


    Ted Rapport - thành viên hiệp hội IEEE và đồng sáng lập trung tâm nghiên cứu mạng không dây tại Đại học NewYork (NYU) cho biết ông hy vọng sẽ thấy 5G được vận hành đầu tiên ở châu Á.

    5G sẽ sớm được vận hành tại một số quốc gia châu Á
    5G sẽ sớm được vận hành tại một số quốc gia châu Á
  10. Ông Phùng Văn Cường, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết, Việt Nam triển khai 4G chậm nhưng Viettel đã nhanh chóng chỉ trong 6 tháng triển khai 40.000 trạm 4G. Đối với công nghệ 5G, Viettel muốn được phát triển sớm vào năm 2020.


    Còn bà Nguyễn Kim Dung, Tổng giám đốc Nokia Việt Nam cho rằng, 5G sẽ đem lại nguồn doanh thu mới cho nhà mạng và Việt Nam cần chuẩn bị những điều kiện để có thể thử nghiệm 5G vào năm 2020 và thương mại vào năm 2021 hoặc 2022.


    “Hiện nay có hàng tỷ người dùng được kết nối. Đầu cuối đấu nối trên mạng rất lớn và tăng hàng ngày. Mạng ngày nay liệu có đáp ứng được nhu cầu kết nối này trong tương lai hay không? Câu trả lời là không. Mạng 5G cũng là một giải pháp được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề này. Một vấn đề nan giải với các nhà mạng là lượng data của người dùng tăng hàng ngày và các nhà mạng phải đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng doanh thu mang lại cho nhà mạng lại không tăng trưởng theo, thậm chí còn không tăng. Nhiệm vụ cốt lõi của nhà mạng là phải tối ưu hóa mạng và giảm chi phí. Đó cũng là một vấn đề mạng 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết cho các nhà mạng”, bà Nguyễn Kim Dung nói.

    Viettel muốn triển khai sớm 5G vào năm 2020
    Viettel muốn triển khai sớm 5G vào năm 2020



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy