Top 10 Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm bạn cần biết
Thoát vị đĩa đệm hiện nay đang là một trong số những căn bệnh phổ biến được nhiều người quan tâm. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm các ... xem thêm...bạn cần biết để có những biện pháp phòng tránh sao cho phù hợp.
-
Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm.
Thực tế cho thấy, không chỉ bê vác nặng mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp…
-
Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.
Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
-
Khi cơ thể bị tai nạn hay các chấn thương ở cột sống điều đó cũng dẫn đến thoát vị đĩa đệm mà khó có thể tránh khỏi, do đó các bạn cần hết sức chú ý thực hiện các biện pháp an toàn khi lao động, làm việc và đi lại, theo dõi sức khỏe để có những biện pháp điều trị cho kịp thời.
Các kiểu chấn thương bao gồm ngã cao, vật từ trên cao rớt trúng người, cơ thể di động đập vào một vật đứng yên hoặc một vật di động đập vào cơ thể. Trong các kiểu chấn thương còn bao gồm cả tư thế cột sống của người bệnh khi chấn thương cúi hay ngửa… Tất cả những điều đó tạo nên các cơ chế chấn thương khác nhau và các loại thương tổn khác nhau.
-
Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm do yếu tố di truyền là loại thoát vị khó ngăn ngừa nhất, bởi khi ta sinh ra đã mang sẵn trong mình nguy cơ này rồi. Điều cần lưu ý với những người có bố hoặc mẹ bị thoát vị đĩa đệm là ngay từ tuổi trưởng thành phải tập cho mình thói quen rèn luyện sức khỏe chủ động, luyện tập thể dục thể thao, tránh xa các tác nhân gây bệnh như rượu bia, thuốc lá và bổ sung cho cơ thể chế độ dinh dưỡng cân đối mỗi ngày.
-
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm vì nó làm giảm nồng độ ôxy trong máu, lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng nuôi các mô cơ thể.
Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hình thành nên rất nhiều căn bệnh có thể làm chết sức khỏe của con người. Do đó, chúng ta cần hạn chế sử dụng thuốc lá để có một sức khỏe toàn diện nhất.
-
Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép hay quá sức tải của cột sống làm tăng áp lực, sức đè nén đến các đĩa đệm và làm cho đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu, có thể bị rạn nứt hoặc rách sợi bọc của đĩa đệm.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ bị thoái hoá, thoát vị đĩa đệm chúng ta cần kiểm soát cân nặng của mình ở mức hợp lí.
-
Theo thống kê, phụ nữ cao hơn 1m70 và đàn ông cao trên 1m80 dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn người khác. Điều này thực tế đã được khoa học chứng minh.
Thoát vị đĩa đệm do chiều cao là một trong những nguyên nhân gây bệnh khó kiểm soát, những người có chiều cao vượt trội cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, lưu ý giữ đúng tư thế trong mọi hoạt động và cần được kiểm tra sức khỏe định kì nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
-
Khi cơ thể của mỗi con người không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho nhiều căn bệnh có cơ hội được phát triển trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.
Do đó, các bạn cần phải có chế độ ăn uống của mình khoa học và hợp lý nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của các bạn.