Top 10 Điều thú vị nhất mà bạn chưa biết về đất nước Bhutan
Bhutan là một đất nước không giống bất kỳ nước nào khác; một nơi mà ngay cả với sự hiện đại, quần jean và gel, thanh thiếu niên vẫn tôn vinh văn hóa của họ với ... xem thêm...một niềm đam mê bốc lửa. Một vùng đất mà các nhà sư vẫn thiền định trong nhiều năm trong các hang động linh thiêng ở phía Đông. Một đất nước được cai trị bởi một vị quân vương đã tự do từ bỏ quyền lực tuyệt đối của mình để mở ra nền dân chủ. Một nơi mà sự tiến bộ được đo lường chính thức bằng hạnh phúc. Sau đây là những điều có thể bạn chưa biết về Bhutan.
-
Bhutan là quốc gia nằm trong lục địa Nam Á, nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy Bhutan có nền kinh tế được xếp vào hạng thấp nhất trên thế giới, thậm chí nghèo đói và mù chữ vẫn còn phổ biến nhưng những người dân nơi đây lại có cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới. Quốc gia nằm cạnh dãy Himalaya này nổi tiếng bởi phong cảnh đẹp, văn hóa truyền thống vẫn chảy mạnh mẽ trong từng con người nơi đây. Bên cạnh đó, thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp, không khí trong lành cũng được xem là yếu tố biến Bhutan thành một vương quốc hạnh phúc. Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng nhờ vào phong cảnh tuyệt đẹp cùng ý thức, lòng tự tôn dân tộc đã khiến cho người dân ở đất nước này luôn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái khi sinh sống tại đây. Vào các dịp nghỉ lễ, người dân Bhutan luôn cảm thấy may mắn hơn rất nhiều so với người dân nước khác khi luôn phải chen chúc trong những khu đô thị ngột ngạt.
Người dân của Bhutan có ý thức bảo vệ môi trường rất cao, một nửa diện tích đất nước được bảo vệ trong các khu vườn quốc gia. Bản thân họ cũng cảm thấy rất hạnh phúc khi được sống trong môi trường tốt. Người Bhutan không quan tâm đến TV và internet, thậm chí đến năm 1999 người dân Bhutan mới được tiếp cận với truyền hình. Tuy nhiên, tại đất nước này, người ta không mấy quan tâm đến các phương tiện truyền thông. Họ cho rằng, tiếp cận nhiều với internet, thấy những người giàu, đi xe hơi và có nhiều tiền, sẽ dấy lên trong lòng sự ghen tị, không còn thỏa mãn với cuộc sống của mình nữa. Trên thực tế, người dân Bhutan chẳng phải lăn tăn suy nghĩ, buồn phiền rằng mình không có chiếc iPhone mới nhất bởi đơn giản với họ, được sống đã là điều mãn nguyện rồi. Phần lớn dân số của Bhutan đều theo đạo Phật và ăn chay, họ luôn tin vào luật nhân quả nên sống rất từ bi, nhân ái và làm những việc tốt cho người khác. Điều đó khiến cho cuộc sống của người dân Bhutan càng trở nên yên bình. Thậm chí, tại Bhutan, không hề có tội phạm. Khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội không quá tách biệt. Người dân Bhutan rất thân thiện, thậm chí một hoàng tử có thể chơi bóng với trẻ em mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Chính điều này khiến cho người dân Bhutan mãn nguyện hơn với cuộc sống.
-
Quốc kì của bhutan có 2 màu và cắt chéo nhau trên quốc kì, ở giữa là một con rồng màu trắng. Màu vàng được tượng trưng cho cho truyền thống và là biểu tượng của nhà vua, trong khi đó màu da cam là biểu tượng của Phật giáo - tôn giáo chính thức của quốc gia này. Con rồng ở giữa quốc kì mang tên “Druk” - loài rồng huyền thoại trong truyền thuyết của Bhutan. Con rồng nằm giữa 2 màu sắc để thể hiện sự bình đẳng trong cả truyền thống và tôn giáo. “Druk” có màu trắng thể hiện sự thanh tịnh trong tâm hồn và mang 4 viên ngọc ở 4 móng vuốt thể hiện sự giàu mạnh và bảo vệ đất nước. Rồng là biểu tượng quan trọng của nhiều quốc gia châu Á nhưng Bhutan nằm trong số ít quốc gia có quốc kỳ in hình loài vật này. Rồng trên quốc kỳ Bhutan là rồng sấm huyền thoại với bốn chân quắp bốn viên ngọc quý. Con rồng màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết và lòng trung thành. Những viên ngọc đại diện cho sự thịnh vượng, an ninh và bảo hộ nhân dân tại Bhutan.
Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1189, khi người sáng lập dòng Drukpa của Phật giáo Tạng là Tsangpa Gyare Yeshe Dorje theo tường thuật thì chứng kiến thung lũng Namgyiphu tại Phoankar, Tây Tạng rực sáng với cầu vồng và ánh sáng. Ông cho rằng đây là một điềm lành, do vậy tiến vào thung lũng để chọn một điểm để xây dựng một chùa, ngay lúc đó ông nghe được ba hồi sấm - một âm thanh do rồng druk tạo ra theo đức tin phổ biến của người Bhutan. Chùa được Tsangpa Gyare xây dựng năm đó được đặt tên là Druk Sewa Jangchubling, và trường phái giảng đạo của ông được gọi là là Druk. Trường phái Druk sau đó phân thành ba dòng. Cháu trai và người thừa kế tinh thần của Tsangpa Gyare thành lập một trong ba dòng với tên gọi Drukpa, dòng này sau đó được truyền bá khắp Bhutan. Bản thân quốc gia này sau đó cũng được gọi là Druk. Truyền thuyết này cung cấp một giải thích về việc làm sao biểu tượng của rồng lại tạo thành cơ sở của quốc kỳ Bhutan. -
Bhutan là một đất nước khá hẻo lánh, nằm sâu cạnh đỉnh núi Himalaya. Quốc gia này chỉ có 1 sân bay quốc tế duy nhất mang tên Paro, cách thủ đô Thimphu khoảng 35 km. Sân bay chỉ có 1 đường băng duy nhất, nhưng được xây dựng theo phong cách cung điện cổ truyền thống của Bhutan. Để đi bằng đường bộ, bạn sẽ phải đi từ Ấn Độ vào Bhutan bằng 3 con đường chính: Đường Daranga, đường 152 Bhutan và phổ biến nhất là đường cao tốc Phuentsholing - Thimphu. Bhutan là một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới nằm ẩn mình trên dãy Himalaya. Để giữ gìn bản sắc văn hóa, Bhutan chú trọng đến 2 vấn đề: Bảo vệ môi trường tự nhiên và niềm tin tôn giáo. Với phương châm ấy, Bhutan không ồ ạt phát triển ngành công nghiệp du lịch.
Mỗi năm, chỉ có một số lượng hạn chế du khách được nhập cảnh. Đây là nơi mà hạnh phúc được coi là giàu có, nơi túi nilon và thuốc lá bị cấm, và ai cũng mặc trang phục truyền thống. Sẽ có một vài người lầm tưởng có thể đi du lịch tự túc tới Bhutan thì điều đó là không thể. Bhutan sẽ không cấp visa cho những người đi du lịch tự túc. Vì thế, để có visa thì du khách bắt buộc phải xin visa Bhutan qua đăng ký tour du lịch với một công ty lữ hành bản địa, và công ty này sẽ có trách nhiệm xin và làm thủ tục visa cho du khách. Nếu không có công ty du lịch đứng ra xin visa thì việc có visa là điều không thể nhưng đã đã đăng ký qua tour thì gần như 100% sẽ có visa.
-
Du lịch bụi ở Bhutan là một trải nghiệm độc đáo nhưng không phải dành cho tất cả. Trong nỗ lực bảo vệ môi trường và nền văn hóa bản địa của Bhutan, chính phủ đã đặt một khoản phí tối thiểu 200 USD/người mỗi ngày cho du khách đến Bhutan – điều này khiến Bhutan trở thành một trong địa điểm du lịch đắt nhất thế giới. Khách du lịch đến với Bhutan sẽ phải trả một khoản phí 250 USD mỗi ngày. Khoản phí này sẽ bao gồm cả tiền ăn ở trong khách sạn và hướng dẫn viên du lịch tại địa phương. Điều quan trọng, một phần lớn của phí hàng ngày tối thiểu (chi phí đến thăm Bhutan) dành cho các chương trình của chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí, chăm sóc sức khỏe và xóa đói giảm nghèo – vì vậy, nói chung, tiền được chi tiêu tốt và chính phủ Bhutan rất thông minh với cách họ mở cửa du lịch nhưng với giá trị cao nhất có thể để đất nước có thu nhập vững chắc từ du lịch mà không thực sự phải đối phó với hàng chục ngàn khách du lịch. Tức là khi bạn đến Bhutan du lịch, bạn đang giúp đỡ trực tiếp cho việc học hành của người dân nơi đây.
Khoản phí 250 USD này không áp dụng cho người dân ba nước lân cận với Bhutan là Ấn Độ, Bangladesh và Maldives. Du lịch bụi ở Bhutan là một trải nghiệm thực sự tuyệt vời, đây là một quốc gia có dân số dưới một triệu người, một nơi mà thời gian đứng yên, nơi huyền thoại là lịch sử và những ngọn núi ngự trị tối cao. Đừng để chi phí đi Bhutan làm bạn nản chí, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn với số tiền mà mình đã bỏ ra. Đây là một đất nước thực sự không giống bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Bhutan là một đất nước độc đáo, một vương quốc thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn bị cô lập, nơi bạn có thể tìm thấy chút thư giãn, kết nối với thiên nhiên và tận hưởng lòng hiếu khách tuyệt vời.
-
Môn thể thao phổ biến nhất ở Bhutan là bắn cung. Nếu có một điều mà người Bhutan yêu thích hơn Đức vua của họ thì phải kể đến bắn cung. Trên khắp Bhutan, hầu như lúc nào cũng có một cuộc thi bắn cung diễn ra. Cách chơi của họ lại khá đặc biệt. 2 đội đối thủ từng người đối đầu nhau, bắn cung về phía nhau, trong khi đối thủ thì tìm cách làm xao nhãng người bắn. Người chơi sẽ phải mặc quần áo truyền thống của Bhutan. Chính vì bắn cung rất phổ biến ở đây nên du khách khi tới Bhutan du lịch cũng rất thích thú với bộ môn thể thao này.
Người Bhutan yêu thích môn thể thao này đến nỗi hầu như mùa nào trong năm cũng có một cuộc thi bắn cung nào đó đang diễn ra ở những ngôi làng nhỏ. Tại sân vận động Changlimithang của thủ đô Thimphu là nơi tổ chức các giải đấu bắn cung và người tham gia phải mặc trang phục truyền thống là áo Gho mới được tham gia. Dù người dân sống tại các ngôi làng phải đi gần hai ngày xuyên núi mới có thể đến địa điểm thi đấu, họ vẫn hăng hái tham gia. Bất cứ khi nào có một cung thủ bắn trúng, cả hai đội thi sẽ nhảy múa, ca hát ăn mừng hệt như những chiến binh Bhutan cổ xưa. Đây là một sự kiện xã hội bán chuyên thu hút được sự quan tâm nhiều nhất. Mỗi lần hội bắn cung diễn ra, mọi người sẽ chuẩn bị rất nhiều đồ ăn, đồ uống, cùng tụ tập để cổ vũ cho các cung thủ. Khi đến đây, bạn sẽ được học cách bắn cung từ đơn giản cho tới chuyên nghiệp!
-
Đến với Bhutan là bạn sẽ có cảm giác như đi về thời quá khứ của nhiều năm về trước. Tivi từng bị cấm sử dụng ở đây cho đến năm 1999, cho đến khi Nhà vua lúc đó Jigme Singye Wangchuk cho rằng cần phải loại bỏ điều luật này để phát triển đất nước. Đường phố và nhà cửa ở Bhutan được bảo tồn rất nghiêm ngặt và có thể lên tới hàng trăm năm tuổi, trong đó bao gồm rất nhiều lâu đài, hay “dzong” trong tiếng Bhutan. Mọi con đường đi qua Bhutan đều nằm quanh co qua các dải núi Himalaya. Lễ hội Losar: lễ hội đón chào năm mới của Bhutan cũng như Tây Tạng được tổ chức vô cùng tưng bừng và náo nhiệt. Tại lễ hội người dân Bhutan sẽ thực hiện các nghi thức truyền thống, người dân địa phương mặc áo choàng được trang trí thật đẹp và tham gia vào các tiết mục biểu diễn sôi động như ca hát, nhảy múa... Họ diễn những hoạt cảnh về cuộc chiến giữa thiện và ác hoặc các tiết mục liên quan đến đời sống tinh thần.
Đây là một trong những lễ hội Bhutan vô cùng quan trọng. Lễ hội Tsechu: Điểm nhấn của lễ hội Tsechu chính là điệu múa Cham - điệu múa truyền thống vô cùng sống động của người dân nơi đây và chỉ có đàn ông biểu diễn. Thông qua điệu múa của mình, những người biểu diễn sẽ diễn tả các câu chuyện về đạo đức và cuộc sống mang một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với họ. Đây cũng được người dân xem như một hình thức thiền đặc biệt. Lễ hội Jampa Lhakhang Drup: Khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, một đoàn vũ công nam giới sẽ đi ra từ một cánh cổng và nhảy múa theo nhịp điệu trống cổ truyền. Họ sẽ chỉ đeo mặt nạ và đóng khố, những người dân nơi đây cho rằng điệu nhảy này sẽ khiến ma quỷ mất tập trung. Điệu nhảy đặc biệt và độc đáo này được cho là thiêng liêng nhất đất nước Bhutan với những ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đời sống tinh thần của người dân. Và lễ hội Jampa Lhakhang Drup cũng là một trong những lễ hội Bhutan được người dân nơi đây luôn mong chờ.
-
Bhutan hiện tại là quốc gia duy nhất trên thế giới hấp thụ khí CO2 nhiều hơn là thải ra. Hiến pháp nước này đã cho rằng bổn phận của người dân là phải đảm bảo tỉ lệ ít nhất 60% đất nước được bao phủ bởi các rừng cây tự nhiên. Hiện tại tỉ lệ này của Bhutan đang là 70%. Nếu một người cắt bỏ cây để xây nhà, họ sẽ phải trồng lại đủ số cây mới thay thế. Hầu hết nguồn năng lượng sử dụng ở Bhutan là nhiên liệu sạch, đó là turbin gió hay các con đập thủy điện. 40% lượng xuất khẩu của Bhutan là từ thủy điện. Đây cũng là quốc gia duy nhất cấm túi ni- lông, thuốc lá. Là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, từ lâu Bhutan còn nổi danh trên bản đồ du lịch năm châu là vùng đất “thuần khiết” cả về thiên nhiên và con người. Ở đất nước xinh đẹp này, chính phủ và người dân đều coi trọng phát triển chỉ số hạnh phúc hơn việc phát triển kinh tế. Do đó, họ sống rất đơn giản, thuận theo tự nhiên và ai cũng thấy mình luôn hạnh phúc. Bạn sẽ không thể tìm thấy luật lệ hay quy định nào về việc phải bảo vệ môi trường ở Bhutan, bởi đơn giản, gìn giữ môi trường là lẽ sống của người dân nơi đây. Đó cũng là một trong những yếu tố then chốt được đặt lên hàng đầu tại đất nước này. Và đây cũng là lý do nâng chỉ số hạnh phúc của Bhutan lên top đầu những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Chính phủ nước này từng tuyên bố cách đây không lâu rằng 60% diện tích đất nước sẽ vĩnh viễn không bao giờ có bất kỳ sự phá hủy nào. Không chỉ một nửa diện tích của đất nước này là công viên quốc gia mà tất cả các cánh rừng, những con thú và cả không khí đều được bảo vệ nghiêm ngặt. Giống như Thụy Sĩ, Bhutan rất xinh đẹp với những dãy núi cao ngút soi bóng bên những dòng sông trong veo và thơ mộng. Vì thế, Bhutan còn được mệnh danh là Thụy Sĩ của châu Á. Từ lâu người dân Bhutan cũng đã không còn sử dụng các chất nhân tạo trong nuôi trồng các loại cây, vật nuôi. Thực phẩm ở đây hoàn toàn được nuôi trồng hữu cơ và đó là lý do vì sao bạn sẽ không thể tìm thấy được những loại rau quả có vẻ ngoài đều tăm tắp, căng bóng mượt… khi đến thăm các chợ địa phương. -
Bhutan nổi tiếng với hệ động thực vật quý hiếm của dãy núi Himalaya: hổ Ben-gan, báo đốm, gấu, cừu núi,... và đặc biệt là loài hươu có răng nanh. Việc giết hại động vật hoang dã sẽ bị phạt rất nặng tại Bhutan. Ví dụ như việc giết một con sếu cổ đen có thể khiến thủ phạm ngồi tù chung thân. Cũng nhờ những điều luật nghiêm khắc mà du khách tới với Bhutan có cơ hội hòa mình vào thiên nhiên. Và nếu may mắn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các loài thú quý hiếm này. Khi đến Bhutan bạn sẽ bị mê hoặc bởi những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ với những nét văn hóa phong phú của người dân. Nơi đây cũng có những ngôi làng nhỏ bé xinh đẹp mà du khách chỉ ngỡ có trong những câu chuyện, rất nhiều khách du lịch đến Bhutan chỉ để hòa mình và chìm đắm vào vẻ đẹp mộc mạc hiếm có khó tìm của đất nước này. Khách du lịch có thể kết hợp điều này với một số hoạt động như leo núi và đi bộ đường dài rồi tham dự các lễ hội và thăm các tu viện.
Là một quốc gia được che phủ với hơn 70% bởi những khu rừng nguyên sinh với hơn 26% trong số đó thuộc các khu rừng được bảo vệ gồm 4 công viên quốc gia, Bhutan là điểm nóng trong đa dạng sinh học quan trọng nhất của thế giới với hệ sinh thái phong phú với hơn 165 loài động vật có vú, 612 loài chim và 5000 những loài động thực vật khác nhau cùng 600 loài hoa lan và 50 loài đỗ quyên tuyệt đẹp. Đây có lẽ là thiên đường đối với những người yêu thiên nhiên trên khắp thế giới. Sự đa dạng về địa lý tuyệt vời này kết hợp với các điều kiện khí hậu đa dạng cũng góp phần làm nổi bật phạm vi đa dạng sinh học và hệ sinh thái của Bhutan.
-
Ngôn ngữ chính thức của Bhutan là “Dzongkha”, tương tự với ngôn ngữ của người Tây Tạng. Tuy nhiên tiếng Anh cũng được dạy ở trường học và có thể được sử dụng khá thông dụng ở đây. Điều này cũng giúp cho nền du lịch Bhutan có cơ hội phát triển khi tiếp đón các du khách quốc tế. Ngoài ra, đất nước Phật giáo sở hữu đến hơn 19 loại phương ngữ với 4 nhóm ngôn ngữ chính theo phía Đông, Tây, Nam và Bắc. Tuy nhiên, chỉ có Dzongkha được coi là tiếng mẹ đẻ và là ngôn ngữ chính thức. Từ “Dzongkha” có nghĩa là thứ tiếng (kha) được nói tại dzong – tức những tu viện xây dựng theo kiến trúc dzong trên khắp Bhutan cho đến khi đất nước được thống nhất bởi Ngawang Namgyal, Zhabdrung Rinpoche đầu tiên, vào thế kỷ 17.
Dzongkha được sử dụng trong quản lý chính phủ, trong giảng dạy tại các trường học và tất cả những sự kiện chính thức của Bhutan. Vì thế mà học Dzongkha là bắt buộc tại tất cả các trường học trên cả nước. Đến năm 2013, đã có hơn 170.000 người nói tiếng Dzongkha bản ngữ. Ngoài Dzongkha, tại Bhutan tồn tại rất nhiều loại ngôn ngữ đa dạng mà với mỗi ngôn ngữ lại có một lượng người sử dụng nhất định, phác họa đúng văn hóa vùng miền ở những nơi. Tuy dùng tiếng Dzongkha làm ngôn ngữ chính thức tại các sự kiện lớn nhưng mỗi người dân vẫn chú trọng bảo tồn các ngôn ngữ vùng miền nên dù qua nhiều năm với lượng người dùng thiểu số, các ngôn ngữ này vẫn không hề biến mất.
-
Người trị vì hiện tại của Bhutan là quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wanchuk. Đám cưới của ông và vợ là Hoàng hậu Jetson Pema từng được ca ngợi trên báo chí nước ngoài bởi vẻ đẹp của cả 2 vợ chồng hoàng tộc. Khi ấy, nàng Jetson Pema là hoàng hậu trẻ tuổi nhất thế giới (21 tuổi). Đặc biệt, sau khi nhà vua và hoàng hậu hạ sinh hoàng tử đầu lòng, họ tạo nên một hình ảnh gia đình thật sự hạnh phúc. Quốc vương Bhutan cũng tuyên bố sẽ không kết hôn cùng với một người phụ nữ nào khác ngoài Hoàng hậu, cho dù pháp luật Bhutan cho phép đàn ông được lấy nhiều vợ.
Trong suốt chiều dài lịch sử các vương triều trên thế giới, hiếm có vị vua nào chỉ chung thủy son sắc với một người vợ. Vì thế, cặp đôi hoàng gia này đã trở thành một biểu tượng sống trong lòng người dân về tình yêu và về lòng chung thủy. Thậm chí, báo chí thế giới còn gọi cặp đôi hoàng gia này là Will và Kate của Himalaya. Khúc dạo đầu cho câu chuyện tình yêu cổ tích đầy màu sắc giữa đời thực ấy chính là từ một lần cả hai tình cờ gặp nhau trong một chuyến dã ngoại cùng gia đình. Lúc đó, cô bé Jetsun Pema mới 7 tuổi, ngay lập tức bị thu hút bởi vẻ ngoài điển trai và phong thái ngời ngời của vị hoàng tử 17 tuổi. Cô bé chạy đến gần vị hoàng tử và ôm chầm lấy anh, dạn dĩ tuyên bố thích anh và muốn cưới anh.