Top 9 Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc hữu ích nhất mà bạn nên biết
Chùa Tam Chúc là một trong những danh lam cổ tự đặc sắc và tiêu biểu của tỉnh Hà Nam. Nơi đây là sự kết hợp đồng điệu và hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, giao ... xem thêm...thoa giữa văn hóa kiến trúc Việt Nam và thế giới. Cùng Toplist tìm hiểu những kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc hữu ích nhất mà bạn nên biết nhé!
-
Nếu có dịp đến Hà Nam bạn đừng quên ghé qua Chùa Tam Chúc – ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng này nhé. Hằng năm, chùa Tam Chúc tiếp đón rất nhiều lượt khách đến đây tham quan. Họ không những đến để cầu nguyện tỏ lòng thành, để khám phá kiến trúc nơi đây mà dường như còn là chiêm nghiệm về những bài học cuộc sống.
Chùa Tam Chúc nằm ở trong quần thể khu du lịch Tam Chúc, đây là Quần thể du lịch tâm linh trọng, nối tiếng và là điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình. Chùa Tam Chúc trở thành địa điểm yêu thích của rất nhiều du khách. Bởi ngôi chùa có một khung cảnh rất huyền bí, thơ mộng, được mệnh danh là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Ngoài ra phía trước chùa chính là hồ Lục Ngạn với mặt hồ nước xanh bát ngát. Trong khi đó núi Thất Tinh lại ở phía sau chùa với những dãy đá vôi bao xung quanh. Đó chính là lý do khiến cho ngôi chùa trở nên thật đặc biệt. Mọi du khách nên ghé thăm chùa để cảm nhận được bầu không khí tĩnh lặng, thanh bình ở đây.
-
Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình.
Có thể nói rằng Quần thể du lịch Tam Chúc có diện tích rất đồ sộ, lên tới hơn 500ha. Sẽ mất khoảng từ 1 đến 1,5 giờ từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc theo đường bộ.
Bạn có biết Chùa Tam Chúc thờ những ai không? Ở đây thờ các vị quốc sư như: Thiền sư Khuông Việt, Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Ở đây thờ rất nhiều tượng phật, Chùa Tam Chúc thờ phật. Điện Tam Thế: Tam Thế tam thiên Phật” – Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát. Chùa Ngọc thờ tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn. Điện Pháp chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni.
-
Để đi Chùa Tam Chúc quý khách có thể sử dụng xe máy hoặc xe oto riêng.
Cách đi Chùa Tam Chúc từ Hà Nội bằng xe máy
- Nếu bạn đi Xe máy thì bạn chạy thẳng theo hướng đường Giải Phóng - Qua Bến Xe nước Ngầm về Thường Tín - Phú Xuyên. Đến nút giao với quốc lộ 1A thì lên Quốc Lộ chạy về Hướng Phủ Lý . Đi vào đường quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới Chùa Tam Chúc.
Cách đi Chùa Tam Chúc từ Hà Nội Bằng ô tô
Từ Hà Nội có 3 hướng đi Chùa Tam Chúc:
- Hướng 1: Đi theo hướng xe máy đi nêu trên
- Hướng 2: Chạy ra Giải Phóng - Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu rẽ - Đến Cầu Giẽ thì quẹo vào đường 1 cũ ròi rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.
- Hướng 3: Vẫn đi Pháp Vân Cầu Rẽ nhưng lên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa. Đây là đường tối ưu nhất vì đường thoáng và đi nhanh hơn.
-
Bạn có biết tại sao mọi người đều truyền tai nhau là nên ghé thăm Chùa Tam Chúc một lần trong đời không? Bởi ở đây vào những tháng khác trong năm đều có vô số các hoạt động cùng khung cảnh nên thơ hữu tình. Các du khách có thể lựa chọn đến đây tùy thuộc vào sở thích của bản thân. Nếu muốn tham gia các hoạt động trong mùa lễ hội thì bạn nên ghé thăm vào khoảng Tháng 1 – tháng 3 thời điểm này có vô số các hoạt động thú vị.
Có thể nói chùa Tam Chúc đẹp nhất đó là vào mùa thu, mùa xuân. Bởi vì vào thời điểm này thì khí hậu mát mẻ. Vào khoảng tháng 9 – tháng 11 và tháng 1 – tháng 3, bạn có thể ghé thăm chùa Tam Chúc vào thời điểm này. Nếu các bạn muốn ngắm Chùa Tam Chúc vào khoảng thời gian thiên nhiên đẹp nhất thì nên đến đây vào tháng 9 – tháng 11. Vào thời điểm này thời tiết rất dễ chịu, cây cối bắt đầu ngả dần sang màu vàng. Khi đi xe điện hay là du thuyền ngắm hồ đều rất tuyệt.
Vào mùa hè bạn cần phải chuẩn bị kĩ trang phục, cần mang theo áo chống nắng, mũ, nó, chai nước. Còn vào mùa đông, do có hồ và núi cao nhiệt độ sẽ lạnh nên khi ghé chùa Tam Chúc bạn cần chuẩn bị mũ áo dày để giữ ấm cho cơ thể của mình. Các bạn cũng có thể lựa chọn ghé chùa Tam Chúc vào các ngày như: Ngày Phật Đản (15/4 âm lịch), lễ Vu Lan (15/7 âm lịch), lễ Trung Thu (15/8 âm lịch), lễ Phật thành đạo (8/12 âm lịch). Đây đều là những ngày lễ quan trọng của Phật giáo.
-
Quang cảnh chùa Tam Chúc khá rộng và nhiều cảnh đẹp hấp dẫn, để tham gia tour du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, trải nghiệm trọn vẹn, bạn nên thuê khách sạn lưu trú, đặc biệt còn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh chùa Tam Chúc về đêm vô cùng yên bình, thanh tịnh.
Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam nên chọn:
- Lý tưởng nhất là lựa chọn Vinpearl Condotel Phủ Lý, cách chùa Tam Chúc khoảng 15km, mất khoảng 24 phút di chuyển. Vinpearl Condotel Phủ Lý là tòa nhà căn hộ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, mang đến cho du khách những tiện ích, dịch vụ đẳng cấp quốc tế.
- Nhà khách Thủy Đình: Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, bạn sẽ đặt chân đến nhà khách Thủy Đình đầu tiên, để check-in, mua vé lên thuyền đi khám phá chùa Tam Chúc. Trong thời gian ở nhà khách Thủy Đình, du khách có thể tham quan nội thất, tranh ảnh về chùa. Khách du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam có thể xem bối cảnh toàn khu du lịch tâm linh Tam Chúc tại nhà khách Thủy Đình.
-
Ngôi chùa Tam Chúc Hà Nam mặc dù mới được xây dựng và đi vào hoạt động nhưng nơi đây được đánh giá là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Trong tương lai ngôi chùa này sẽ hoàn thành xây dựng và có diện tích lớn nhất thế giới.
Chùa Tam Chúc hiện nay mới có một số công trình được đẩy mạnh vào khai thác và phục vụ cho hoạt động du lịch, tâm linh của chùa như: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan. Chùa có thiết kế rất độc đáo bao gồm kiến trúc của: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh. Đặc biệt bên trong Điện Quan Âm còn có các bức tường được điêu khắc bằng đá núi lửa tạo nên các bức tranh vô cùng đẹp và hấp dẫn. Bằng sự khéo léo và tỉ mỉ của những người thợ tài hoa đã tạo nên bức tranh rất đặc biệt.
Khung cảnh thiên nhiên trước mặt là chùa Tam Chúc là có hồ Tam Chúc rộng mênh mang và có tới 6 quả núi Lục Sơn Thủy trên mặt hồ nổi nên được ví như những quả chuông trời. Không chỉ có vậy ở những ngọn núi đó còn xuất hiện những đốm sáng lớn sang lung linh cả ngày hay ban đêm.
-
Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý: bánh cuốn chả là món ăn phổ biến đâu đâu bạn cũng có thể tìm thấy nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là bánh cuốn chả nướng Phủ Lý. Nhắc thấy đã thèm rồi, hương vị bánh cuốn chả ở đây độc đáo khác biệt. Bánh không nhân ăn kèm với rau sống, chả nướng chín thơm trên than hồng sẽ làm nức lòng gout ẩm thực tinh tế của bạn. Chả nướng được làm rất công phu từ nguyên liệu thịt heo tươi qua quá trình tẩm ướp gia vị phức tạp rồi mang nướng đều tay trên than hồng. Tiếp đó là nước chấm chua ngọt kèm theo đĩa bánh trắng ngần phía trên có rắc chút hành khô phi thơm. Đây được xem như món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nam, bạn có ghé qua Hà Nam nhớ dừng chân thưởng thức nhé. Bánh cuốn chả Phủ Lý là một trong những đặc sản ngon nức tiếng tại Hà Nam bạn không nên bỏ lỡ.
Cá kho niêu đất Vũ Đại: cá kho là món ăn ngon và hấp dẫn trong mỗi bữa cơm gia đình rồi nhưng bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi ăn món cá kho niêu đất Vũ Đại ( Vũ Đại tên làng nổi tiếng gắn với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn tên tuổi Nam Cao). Cá mang kho thường là cá trắm đen được làm sạch, moi hết ruột rồi tẩm ướp gia vị cầu kì trước khi lót một lớp giềng phía dưới nồi đất rồi mang kho suốt 12 tiếng cho cá ngon đúng vị. Thịt cá thơm ngọt, đậm vị, xương cũng mềm mà khúc cá không bị nát. Món ăn này được xem là đặc sản cá kho Hà Nam được chế biến kì công này luôn là lựa chọn số 1 cho du khách mỗi lần đi du lịch Hà Nam.
Chuối ngự Đại Hoàng: ở làng Đại Hoàng có trồng được loại chuối ngự ngon ngọt lọt vào top những trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Loại chuối này mập đều, có màu vàng óng, sai quả, đầu có 3 chiếc râu rất đẹp mắt. Nếu trồng chuối ở những vùng khác cũng cho ra những trái hao hao giống chuối được trồng Đại Hoàng nhưng vị ngon thơm lại không được như chuối ngự Đại Hoàng chính gốc. Tên của loại chuối này xuất phát từ việc loại trái cây này từng được tiến cung dâng vua.
-
Có 2 phương tiện giúp bạn di chuyển tham quan chùa Tam Chúc (đi đến cổng Tam Quan nội) như sau:
- Trong trường hợp di chuyển bằng thuyền, các bạn sẽ mất khoảng 20 – 25 phút bởi vì thuyền đi khá là chậm. Tuy nhiên, khi đi bằng thuyền các bạn sẽ có thể ngắm trọn cảnh quan nơi đây với hồ nước mênh mông. Cùng với đó chim muông bay rợp trời cảm giá rất hữu tình vừa đi có thể tham quan đình Tam Chúc ở giữa hồ. Cảm giác di chuyển trên thuyền sẽ khá thú vị đấy.
- Nếu các bạn muốn di chuyển nhanh đến trước cổng Tam Quan nội thì có thể đi xe điện thời gian di chuyển nhanh chưa đến 10 phút là đến. Tuy nhiên, có điểm bất lợi là nếu đi xe điện các bạn sẽ không thể tham quan được đình Tam Chúc nhé.
Bạn có thể trải nghiệm 2 loại hình di chuyển này, nó cũng tiết kiệm chi phí. Và có thể được tham quan đình Tam Chúc, bạn có thể đi bằng thuyền và về bằng xe điện.
Giá vé thuyền, xe điện ở chùa Tam Chúc:
- Gửi xe máy: 5.000 – 10.000 vnđ/ 1 lượt
- Đi thuyền: 200.000 vnđ/ 1 người/ 1 lượt
- Xe điện: 90.000 vnđ/ 1 người/ 1 lượt
Lưu ý:
- Miễn phí dịch vụ đối với trẻ em dưới 1m
- Tính giá như người lớn đối với trẻ em cao trên 1m
-
Lưu ý khi đi Chùa Tam Chúc:
- Vào chùa, dâng cúng bằng những hình thức lễ nghi phẩm vật, mục đích là nhằm biểu lộ tấm lòng thành kính của chúng ta. Tuy đó là hình thức lễ nghi bề ngoài nhưng chúng ta cũng phải giữ gìn cho trang nghiêm tinh khiết!
- Cần chủ động lên kế hoạch cho chuyến đi để sắp xếp được thời gian hợp lý.
- Nên tránh đi chùa Tam Chúc vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ vì sẽ rất đông đúc.
- Khi đi chùa Tam Chúc cần cẩn trọng bảo quản đồ tránh tình trạng bị móc túi, mất trộm.
- Khi đến chùa thì nên mặc quần áo lịch sự nhất. Đi Chùa Tam Chúc với bộ quần áo phật tử ngày càng đa dạng với kiểu dáng nhẹ nhàng, họa tiết màu sắc tối giản rất hợp với mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Bạn có thể chọn cho mình các màu sắc như: Xám, trầm, hồng hay xanh nước biển nhạt,… Bên cạnh đó các Phật tự có thể chọn cho mình các thiết kế thêu hoa đơn giản tạo điểm nhấn bắt mắt mà vẫn đảm bảo được sự thanh tịnh và tôn nghiêm tại nơi đây.