Top 12 Lưu ý quan trọng nhất về tầm soát ung thư

Số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam đang tăng nhanh chóng. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe mình và có phương pháp điều trị ung thư kịp thời, bạn nên tầm ... xem thêm...

  1. Ung thư không đột ngột xuất hiện, căn bệnh này có quá trình hình thành, phát triển rất dài, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Và, càng về giai đoạn sau, việc chữa trị càng là thách thức. Thế nên, việc hiểu rõ tầm soát ung thư là làm gì vô cùng quan trọng. Điều này quyết định việc ngăn ngừa bệnh khởi phát, hoặc tăng cơ hội sống thông qua điều trị hiệu quả nếu đã mắc ung thư.


    Tầm soát ung thư là phương pháp khám bệnh để phát hiện ung thư trong cơ thể. Thông qua các kiểm tra, xét nghiệm, tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện các tế bào gây ung thư trong cơ thể. Thậm chí, ngay từ khi tế bào chưa chuyển thành ác tính, phương pháp này cũng có thể phát hiện và cảnh báo.


    Tầm soát ung thư là phương pháp hiệu quả để phát hiện ung thư kịp thời. Qua đó giúp người bệnh có phác đồ điều trị hợp lý. Đặc biệt, với căn bệnh như ung thư, phát hiện sớm sẽ giúp khả năng điều trị khỏi cao hơn.

    Tầm soát ung thư là gì?
    Tầm soát ung thư là gì?
    Tầm soát ung thư là gì?

  2. Hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư đang có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Ung thư (globocan) năm 2020 ở Việt Nam có khoảng 182.563 ca mới mắc và 122.629 ca tử vong.


    Tầm soát ung thư chính là cách giúp phát hiện sớm bệnh ung thư dù bệnh nhân chưa hề có triệu chứng ra bên ngoài. Trên thực tế, rất nhiều người đã được phát hiện bệnh ung thư khi thăm khám sức khỏe định kỳ và trước khi phát hiện bệnh cơ thể họ không có nhiều thay đổi bất thường.


    Nhờ phát hiện sớm mà rất nhiều người bệnh đã được chữa khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường. Hơn nữa, đối với những trường hợp phát hiện bệnh sớm thì phương pháp điều trị khá đơn giản, không mất nhiều thời gian điều trị bệnh và chi phí điều trị bệnh cũng không quá lớn. Ngược lại đối với những bệnh nhân phát hiện muộn thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, hiệu quả thấp, mất nhiều thời gian điều trị, chi phí tốn kém và trở thành gánh nặng cho bản thân người bệnh và gia đình người bệnh.

    Hơn nữa tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện ra những bất thường của tế bào, phát hiện nguy cơ ung thư và từ đó ngăn chặn bệnh, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

    Vì sao nên tầm soát ung thư?
    Vì sao nên tầm soát ung thư?
    Vì sao nên tầm soát ung thư?
  3. Tầm soát ung thư cần được thực hiện với mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên, một số đối tượng sẽ cần tầm soát ung thư thường xuyên hơn. Trước hết là với những người có biểu hiện nghi ngờ của bệnh ung thư như: tiểu ra máu, có các khối u, giảm cân nhanh mà không rõ nguyên nhân,…

    Đặc biệt, những đối tượng sau được các bác sĩ khuyến cáo cần tầm soát ung thư định kỳ:

    • Những người hút nhiều thuốc lá: Nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư phổi chủ yếu là do việc hút thuốc, 90% người bệnh đều có sử dụng thuốc lá. Ngoài ra, thuốc lá còn là tác nhân gây tăng nguy cơ các bệnh ung thư gan, dạ dày, thực quản, miệng, vòm hầu,...
    • Những người mắc bệnh mạn tính về phổi, dạ dày, gan…: Người bị viêm gan, viêm phổi, viêm dạ dày mạn tính và bệnh tái phát nhiều lần không khỏi thường dễ bị ung thư gan, ung thư phổi hoặc ung thư dạ dày.
    • Những người có người thân bị ung thư: Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư, nhất là quan hệ cận huyết.
    • Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, chế độ sinh hoạt rối loạn, ít vận động, thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi.
    Những đối tượng cần tầm soát ung thư
    Những đối tượng cần tầm soát ung thư
    Người trẻ tuổi có cần tầm soát ung thư không?
  4. Khám lâm sàng tổng quát
    Ở bước khám này, bác sĩ sẽ khai thác thông tin tiền sử bệnh lý bạn từng mắc, hoặc trong gia đình có người thân từng mắc ung thư. Điều này phần nào giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ tiềm ẩn ung thư của bạn cao hơn những người khác bởi yếu tố gen di truyền.


    Xét nghiệm máu
    Lấy máu xét nghiệm là danh mục bắt buộc trong bất kỳ gói tầm soát ung thư nào, đây cũng là tiền đề để xác định dấu ấn ung thư và tìm ra loại ung thư mà bệnh nhân đang có nguy cơ mắc phải. Từ đó, giúp bác sĩ chỉ định thực hiện các bước khám chuyên sâu để phát hiện và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.


    Chẩn đoán hình ảnh
    Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ áp dụng kỹ thuật y tế hiện đại vào hỗ trợ phát hiện bệnh. Phương pháp này bao gồm siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT…


    Siêu âm

    Bác sĩ sẽ sử dụng một chất gel trơn giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể, quét trên những vùng cơ thể cần khám. Đây là quy trình khám nhẹ nhàng và không gây khó chịu cho người bệnh. Ưu điểm của quy trình này là giúp thăm khám hầu hết tất cả các bộ phận tại vị trí ổ bụng như gan, thận, mật và phát hiện một số bệnh lý như u, dị dạng, viêm… Ngoài ra, siêu âm đánh giá chính xác kích thước và vị trị sỏi trong chẩn đoán sỏi thận và mức độ chảy tràn dịch của màng phổi hoặc màng ngoài tim…


    Chụp cộng hưởng từ MRI

    Đây là 1 kĩ thuật chẩn đoán y khoa, dựa vào hình ảnh giải phẫu bên trong cơ thể, có độ phân giải cao nhờ sử dụng từ trường và sóng radio, giúp hấp thụ và giải phóng năng lượng. Máy MRI hỗ trợ các y bác sĩ trong việc kiểm tra các cơ quan, tế bào trong cơ thể để tìm ra những vị trí thương tổn, từ đó đưa ra được những chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh. Ưu điểm máy chụp MRI không xâm lấn, không gây đau đớn và đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi tia X hay gây tác dụng phụ, dùng được cho người mang thai, phù hợp với mọi lứa tuổi.


    Chụp cắt lớp CT

    Hiện nay, phương pháp này thường được áp dụng nhiều trong khám lâm sàng, giúp phát hiện khối u, dị dạng, tái tạo hình ảnh 3D trong bệnh lý bất thường.


    Thăm dò chức năng
    Đây được xem là phương pháp tiên tiến nhất trong nền y học. Phương pháp này cho phép can thiệp sâu vào một vị trí cụ thể trong cơ thể, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát tổn thương bên trong. Thăm dò chức năng phổ biến nhất hiện nay là nội soi tiêu hoá bao gồm đại trực tràng, dạ dày…

    Các phương pháp dùng trong tầm soát ung thư
    Các phương pháp dùng trong tầm soát ung thư
    Tầm soát ung thư sớm bằng phương tiện hiện đại
  5. Quy trình tầm soát thường sẽ được thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Khám lâm sàng

    Đây là bước cơ bản trong tầm soát ung thư. Bác sĩ sẽ hỏi về các yếu tố nguy cơ cũng như tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, cũng như hỏi về các triệu chứng bất thường của cơ thể nếu có (ví dụ: bạn bị đau ở đâu? Có triệu chứng nào bất thường không?…). Những thông tin này là các căn cứ để bác sĩ đưa ra những phương thức tầm soát phù hợp.


    Bước 2: Thực hiện khám cận lâm sàng

    Bước khám này sẽ bao gồm các danh mục như:

    • Xét nghiệm: Sau khi đã thăm khám lâm sàng, bạn sẽ được sắp xếp làm các xét nghiệm có trong gói khám mà mình đã lựa chọn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm chỉ điểm khối u…
    • Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
    • Bên cạnh xét nghiệm máu, bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện các phương pháp thăm khám như: siêu âm, chụp X Quang, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi… để giúp hỗ trợ phát hiện dấu hiệu ung thư một cách chính xác và toàn diện nhất.

    Bước 3: Bác sĩ đọc kết quả và tư vấn sức khỏe

    Sau khi có đầy đủ kết quả của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích các chỉ số, giúp phát hiện những bệnh lý mà bạn đang mắc phải từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ cảnh báo nguy cơ sức khỏe mà bạn có thể gặp phải để bạn biết cách phòng tránh kịp thời.

    Quy trình tầm soát ung thư
    Quy trình tầm soát ung thư
    Tầm soát ung thư được thực hiện như thế nào?
  6. Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn cao, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém, kinh phí điều trị lớn. Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Ở giai đoạn này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).


    Các kiểm tra cận lâm sàng để tầm soát ung thư dạ dày bao gồm:

    • Nội soi dạ dày: là kỹ thuật tầm soát các bệnh lý dạ dày trong đó có ung thư dạ dày. Bác sĩ đưa một ống nội soi (ống mềm dài có gắn máy ảnh và đèn soi) vào miệng, qua thực quản và xuống dạ dày để quan sát bên trong dạ dày.
    • Sinh thiết: được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ vùng nghi ngờ bất thường của dạ dày. Mẫu mô này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để xác định tính chất lành tính hoặc ác tính của tế bào dạ dày.
    • Chụp cắt lớp dạ dày: Các kiểm tra hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) và PET-CT tạo ra hình ảnh bên trong của cơ thể, từ đó xem ung thư đã di căn đến những nơi khác hay chưa.

    Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn Hp) bằng nhiều cách: kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm trên mẫu sinh thiết của dạ dày và các xét nghiệm khác.

    Tầm soát ung thư dạ dày
    Tầm soát ung thư dạ dày
    Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày
  7. Ung thư đại tràng phát triển ở ruột già (đại tràng) hoặc trực tràng. Hiện nay ung thư đại tràng chiếm một tỉ lệ khá cao trong các loại bệnh ung thư. Mục đích chính của việc tầm soát ung thư đại tràng bao gồm:

    • Phát hiện sớm tổn thương ung thư đại tràng (ung thư tại giai đoạn đầu) từ đó tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Giúp giảm chi phí điều trị và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
    • Tìm các tổn thương tiền ung thư và điều trị trước khi nó trở thành ác tính

    Hầu hết ung thư đại tràng đều phát triển từ polyps tiền ung thư. Polyps nằm trong lòng đại tràng và có thể được phát hiện khi nội soi hoặc chụp CT scan. Có hai loại Polyp chính: polyp tuyến và polyp tăng sinh. Polyp tuyến có thể trở thành ung thư qua thời gian; diễn tiến này mất tối thiểu 10 năm.


    Các kỹ thuật cận lâm sàng sau đây có thể giúp tầm soát ung thư đại tràng:

    • Xét nghiệm máu trong phân: Máu trong phân có thể gặp khi có polyp, ung thư hoặc một số bệnh lý khác của đại tràng.
    • Nội soi đại tràng: là kỹ thuật để xem bên trong lòng đại tràng, có thể quan sát thấy polyp, vùng mô bất thường hoặc ung thư. Thông qua nội soi, người ta dùng thiết bị để có thể lấy mẫu mô bất thường để làm sinh thiết.
    • Sinh thiết: Mẫu mô hoặc tế bào bất thường được bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.
    • Siêu âm ổ bụng: Việc phát hiện khối u nằm trong khung đại tràng rất khó bởi đường tiêu hóa sẽ cản trở siêu âm. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ góp phần phát hiện các dấu hiệu cảnh báo gián tiếp như thành đại tràng dày, tắc ruột…
    • Chụp CT cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: Nhằm phát hiện đặc điểm hình dạng, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u, đồng thời phát hiện sự lan tràn của ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể.

    Tầm soát ung thư đại tràng giúp phát hiện các polyp hoặc ung thư ở giai đoạn đầu. Nếu phát hiện thấy polyp, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ polyp để ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư. Thực hiện tầm soát thường xuyên giúp phát hiện và loại bỏ polyp, có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, tăng tiên lượng sống và giảm tử vong do bệnh ung thư đại tràng.

    Tầm soát ung thư đại tràng
    Tầm soát ung thư đại tràng
    Tầm soát ung thư đại tràng
  8. Ung thư phổi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ các mô phổi trong đó các mô phổi tăng sinh không thể kiểm soát tạo thành một khối u ác tính. Sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn.


    Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hàng đầu, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Có tới 70% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn và thời gian sống thêm không nhiều. Do đó tầm soát ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng giúp giảm chi phí điều trị, kéo dài thời gian sống và giảm thiểu tỷ lệ tử vong của bệnh.

    Các phương tiện cận lâm sàng sau đây có thể giúp tầm soát ung thư phổi:

    • CT ngực liều thấp (không có thuốc cản quang): có liều tia hấp thụ thấp hơn nhiều so với liều chuẩn của CT Scan thông thường. Vì là phương tiện hình ảnh 3D, nên giúp khắc phục nhược điểm của X-quang ngực thẳng. Nếu phát hiện ra các tổn thương nghi ngờ, có thể kết hợp tiêm thuốc cản quang để khảo sát.
    • CT scan có thuốc cản quang và/hoặc PET/CT: chỉ sử dụng tầm soát khi phát hiện nốt bất thường 7-10mm ở phổi.
    • Sinh thiết nốt bất thường ở phổi: chỉ thực hiện khi có hình ảnh nghi ngờ cao trên phim CT scan có thuốc cản quang và/hoặc PET/CT.
    Tầm soát ung thư phổi
    Tầm soát ung thư phổi
    Phát hiện ung thư phổi bằng CT liền thấp
  9. Ung thư gan là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất, trong đó Việt Nam là đất nước đứng đầu về tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong cao do phát hiện bệnh muộn, điều trị không hiệu quả. Vì thế tầm soát ung thư gan là biện pháp được khuyến cáo để phát hiện bệnh sớm, tăng hiệu quả điều trị và tiên lượng sống tốt hơn.


    Khi phát hiện ung thư gan sớm, phẫu thuật loại bỏ khối u thường đạt kết quả tốt, bệnh nhân hồi phục nhanh, không để lại di chứng. Nhưng khi ung thư đã di căn thì rất khó để kiểm soát bệnh, nhiều cơ quan trên cơ thể bị ảnh hưởng và làm suy kiệt sức khỏe nhanh chóng. Hơn nữa, điều trị ung thư gan sớm cũng giảm tổn thất kinh tế cho gia đình người bệnh và xã hội.


    Các phương tiện cận lâm sàng sau đây có thể giúp tầm soát ung thư gan:

    • Xét nghiệm AFP trong máu: chỉ số này có thể tăng cao trên bệnh nhân ung thư gan, nhưng không phải tất cả các bệnh nhân ung thư gan đều có AFP tăng cao.
    • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm bụng, chụp CT & MRI gan - vùng bụng để xác nhận khối u ác tính của gan cũng như đánh giá mức độ xâm lấn - lan rộng của bệnh.
    • Sinh thiết khối u nghi ngờ ung thư gan: Một mẫu u gan nghi ngờ ung thư được lấy ra bằng cách đâm kim qua da vào u gan dưới hướng dẫn của siêu âm, hay được sinh thiết trong lúc phẫu thuật, sau đó được quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán xác định bệnh ung thư gan.
    Tầm soát ung thư gan
    Tầm soát ung thư gan
    Tầm soát ung thư gan
  10. Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

    Thông thường, khi tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường sẽ mất từ 3 đến 7 năm để phát triển thành ung thư. Do đó, xét nghiệm tầm soát có thể phát hiện sớm sự biến đổi này trước khi nó trở thành ung thư. Những phụ nữ có tế bào cổ tử cung biến đổi nhẹ có thể được theo dõi cho đến khi trở về bình thường. Trường hợp biến đổi nặng sẽ được điều trị cắt bỏ vùng tổn thương.


    Dưới đây là các phương pháp phổ biến để tầm soát ung thư cổ tử cung:

    • Phết tế bào cổ tử cung (Pap’ smear hoặc ThinPrep): Các tế bào ở cổ tử cung được phân tích dưới kính hiển vi để xác định tính chất lành tính/tiền ung thư hoặc ung thư. Nếu bạn chưa có quan hệ tình dục thì không cần phải làm các xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu có hiện tượng chảy máu bất thường.
    • Xét nghiệm HPV: Xác định các dòng virus HPV thuộc nhóm nguy cơ cao gây tiền ung thư – ung thư là tiền đề để các bác sĩ tư vấn cho bạn lịch khám phụ khoa định kỳ tùy theo độ tuổi và các yếu tố nguy cơ khác.
    • Soi cổ tử cung: Đây là một thủ thuật để bác sĩ có thể kiểm tra cổ tử cung dưới hình ảnh phóng đại. Ở những khu vực có bất thường có thể được xác định và tiến hành sinh thiết.
    • Nạo nội mạc cổ tử cung: Một dụng cụ được đưa vào kênh cổ tử cung để lấy mô kiểm tra dưới kính hiển vi.
    • Khoét chóp cổ tử cung: Đây là một thủ thuật được thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần hình nón ở cổ tử cung để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thủ thuật này được thực hiện ngoại trú bằng cách gây tê tại chỗ và theo dõi.
    Tầm soát ung thư cổ tử cung
    Tầm soát ung thư cổ tử cung
    Xét nghiệm sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung
  11. Ung thư vú là bệnh lý u vú ác tính khi các tế bào ác tính hình thành từ trong mô tuyến vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đây là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Theo ghi nhận tỷ lệ mắc mới trên toàn cầu của ung thư vú ở nữ giới là 24.5% cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ (theo Trung tâm ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan, số liệu năm 2020).


    Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại, biện pháp sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư vú giúp cải thiện tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân ung thư vú. Bệnh nhân ung thư vú khi phát hiện ở giai đoạn 1 và được điều trị tích cực có 80 - 90% cơ hội sống trên 5 năm. Vì vậy, việc tầm soát, sàng lọc ung thư vú có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm và nâng cao hiệu quả phòng ngừa, điều trị bệnh.

    Các phương tiện tầm soát ung thư vú bao gồm siêu âm tuyến vú, nhũ ảnh (chụp X-quang tuyến vú), chụp cộng hưởng từ tuyến vú (MRI) hoặc làm xét nghiệm sinh thiết – giải phẫu bệnh (để xác định tính chất lành tính hay ác tính của các tế bào trong khối u vú).

    Tầm soát ung thư vú
    Tầm soát ung thư vú
    Tầm soát ung thư vú
  12. Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới ở độ tuổi cao niên, đi kèm theo là các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều, có máu trong nước tiểu, tiểu đau buốt... Bệnh có khả năng được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.


    Ung thư tuyến tiền liệt gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư tiền liệt tuyến đứng hàng thứ 11 với 3.959 ca mới mắc và có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 13 với 1.873 ca tử vong năm 2018.


    Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thường được khuyến cáo cho nam giới từ 50 tuổi (sớm hơn nếu cần và/hoặc có yếu tố nguy cơ).

    • Khám trực tràng bằng tay: Đây là bước đầu tiên trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt để xác định vùng cứng, sần sùi hoặc có bất thường hay không.
    • Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA) trong máu: PSA là một chất được sản xuất bởi cả các tế bào tuyến tiền liệt bình thường và ác tính. Sự gia tăng của nồng độ PSA trong máu là một xét nghiệm gợi ý phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu: Hình ảnh chi tiết của vùng chậu giúp xác định sự lan rộng tại khu vực của ung thư tuyến tiền liệt, xác định có sự xâm lấn đến các hạch bạch huyết xung quanh và di căn xương vùng chậu.
    • Chụp xạ hình xương: Giúp phát hiện ung thư đã di căn ra khỏi tuyến tiền liệt đến tận xương. Khi ung thư tuyến tiền liệt di căn, xương là nơi phổ biến nhất mà nó sẽ lan đến.
    • Sinh thiết: Là thủ thuật để lấy các mẫu mô hoặc dịch của tuyến tiền liệt để bác sĩ giải phẫu bệnh phân tích dưới kính hiển vi, giúp xác định tế bào ác tính của tiền liệt tuyến. Sinh thiết kim lớn (core biopsy) là hình thức sinh thiết thường sử dụng trong ung thư tiền liệt tuyến.
    Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
    Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
    Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy