Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh cơ xương khớp

Hoàng Thanh 31 0 Báo lỗi

Cơ xương khớp là một trong những nhóm bệnh có nhiều người mắc phải hàng đầu hiện nay. Nhu cầu đi khám và điều trị cũng theo đó mà tăng lên. Để người bệnh có ... xem thêm...

  1. Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Bệnh Cơ xương khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống.


    Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tổn thương cơ xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

    Đừng để căn bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn
    Đừng để căn bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn
    Ngồi sai tư thế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xương
    Ngồi sai tư thế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xương

  2. Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…


    Viêm khớp dạng thấp: là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.


    Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.


    Gai cột sống: là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau. Phần lớn bệnh nhân thường không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì trong thời gian đầu. Tuy nhiên khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.


    Đau thần kinh tọa là cụm từ mô tả tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.


    Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.


    Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.


    Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh tọa gây đau.

    Hình ảnh minh họa về bệnh thoát vị đĩa đệm
    Hình ảnh minh họa về bệnh thoát vị đĩa đệm
    Hình ảnh minh họa bệnh gai cột sống
    Hình ảnh minh họa bệnh gai cột sống
  3. Chuyên gia cho biết, tình trạng này có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:

    Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp thường gặp. Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể diễn ra càng nhanh chóng, hệ thống xương khớp bên trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và suy yếu dần. Thông thường, bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất là những người ngoài độ tuổi 40.


    • Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì sẽ khiến trọng lượng cơ thể gây áp lực lên các khớp đặc biệt là cột sống và khớp gối. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thương và gia tăng nguy cơ mắc bệnh
    • Luyện tập thể thao quá độ: Luyện tập thể dục thể thao quá độ hoặc không đúng cách gây chấn thương tại các khớp. Nếu người bệnh không thực hiện điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn so với bình thường.
    • Thói quen sinh hoạt sai tư thế: Tư thế làm việc, ngồi, nằm hoặc cúi gập người sai tư thế đều có tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu tính chất công việc của bạn phải thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ khiến cho việc lưu thông máu đi nuôi dưỡng xương khớp bị cản trở từ đó chúng dễ bị suy yếu và tổn thương hơn.
    • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp khá phổ biến. Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu hụt các yếu tố như canxi, glucosamine và chondroitin sẽ khiến cho mật độ xương giảm dần, điều này khiến cho hệ thống sụn khớp dễ bị bào mòn và thoái hóa hơn.
    • Giảm cân quá nhanh: Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy tác dụng phụ của việc giảm béo đột ngột, kém an toàn chính là hạn chế quá trình hấp thụ canxi ở xương và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì khi giảm cân quá nhanh khiến sự liên kết của lớp mỡ và bắp thịt trở nên lỏng lẻo. Đó là lý do vì sao mà trong một số trường hợp xảy ra sự cố như: ngã, trượt chân, thậm chí là gãy xương. Điều này cũng lý giải vì sao những người sau khi giảm cân lại yếu và dễ mắc bệnh loãng xương
    • Do mắc các bệnh lý: Các bệnh lý xương khớp cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý xương khớp về khác như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,…Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên thì bệnh thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như di truyền, dị tật bẩm sinh tại khớp,…
    Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
    Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
    Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
    Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
  4. Khi thấy bản thân có các triệu chứng của các bệnh về khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.


    Các phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng để chẩn đoán bệnh cơ xương khớp là:

    • Chụp X-Quang
    • Chụp cộng hưởng từ
    • Nội soi khớp
    • Siêu âm khớp…

    Sau khi thăm khám, dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng. Các phương pháp điều trị các bệnh xương khớp thường được áp dụng trong y khoa là dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật, điều trị bằng tế bào gốc,… Việc điều trị bệnh nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng của bệnh, duy trì và phục hồi chức năng của khớp, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế có thể xảy ra.

    Chẩn đoán bệnh cơ xương khớp
    Chẩn đoán bệnh cơ xương khớp
    Chẩn đoán bệnh cơ xương khớp
    Chẩn đoán bệnh cơ xương khớp
  5. Những mặt bệnh xương khớp có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em cho đến người lớn. Vì thế, nếu cảm thấy cơ thể phải chịu những cơn đau thường xuyên, không dứt, thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo hệ xương khớp của bạn đang có vấn đề.


    Cụ thể, người bệnh cần đi khám ngay khi mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây trong một hoảng thời gian dài: Đau nhức các khớp mỗi khi cử động. Cử động càng mạnh khớp càng đau và nhức. Không nên chủ quan là đau do lao động quá sức mà có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp.


    Đau nhức vùng khớp gối, các khớp tay,... kèm theo sưng tấy đỏ, khó cử động vào sáng sớm. Thời tiết thay đổi càng làm cho các cơn đau nặng hơn và thường xuyên hơn. Đau khi cúi gập nửa người, không duỗi được cẳng chân, cẳng tay và sưng các khớp quanh vị trí này.

    Một trong những bệnh ý về xương
    Một trong những bệnh ý về xương
    Hình ảnh mô phỏng triệu chứng căn bệnh về xương
    Hình ảnh mô phỏng triệu chứng căn bệnh về xương
  6. Một số vấn đề thường gặp trong quá trình đi khám các bệnh về xương:

    • Người đi khám cần mang theo giấy tờ tùy thân và bảo hiểm y tế của mình để khai báo khi đăng ký khám bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thiết mang theo những kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đơn thuốc,... từ những lần khám trước đó để bác sĩ đối chiếu tình trạng bệnh và triệu chứng.
    • Khi tới khám với bác sĩ cơ xương khớp, người bệnh nên chủ động nói cho bác sĩ những thông tin như: triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, đã bị đau bao lâu rồi, sinh hoạt hằng ngày và công việc như thế nào,... Càng liệt kê kỹ lưỡng thì chẩn đoán càng chính xác và bệnh tình sẽ được điều trị đúng cách.
    • Trong ngày đi khám người bệnh không nên dùng thuốc (nếu đang trong quá trình điều trị), không ăn sáng trước khi đi khám để các chỉ số, kết quả chụp chiếu, xét nghiệm được khách quan hơn.
    • Nên có người nhà đi cùng khi tới khám tại các cơ sở y tế vì người bệnh xương khớp thường di chuyển khó khăn do các cơn đau.
    Hình ảnh minh họa về bệnh cơ xương khớp
    Hình ảnh minh họa về bệnh cơ xương khớp
    Hình ảnh minh họa về bệnh cơ xương khớp
    Hình ảnh minh họa về bệnh cơ xương khớp
  7. Khi nhận thấy khớp mình có bất thường, cần thăm khám để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh càng sớm càng tốt để có phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp. Sau đây là các cách điều trị các bệnh cơ xương khớp theo từng giai đoạn bệnh:

    • Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu, trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, luyện tập cơ, khớp, xoa bóp… giúp giảm đau, chống viêm. Đồng thời, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp vận động mạnh. Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu áp dụng ở giai đoạn sớm, điều trị kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp song song với điều trị cơ xương khớp bằng phương pháp khác.
    • Sử dụng các loại thuốc trong quá trình điều trị: đối với những bệnh nhân nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp điều trị như thuốc tiêm, thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong việc điều trị và khắc phục các bệnh xương khớp cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc, để tránh gặp tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, khó duy trì được lâu dài vì tác dụng phụ rất nhiều và nặng nề. Các nhóm thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp phổ biến là hỗ trợ giảm đau, kháng viêm. Thuốc dùng qua đường uống, đường bôi, dán tại chỗ, hoặc đường tiêm trực tiếp vào ổ khớp.
    Điều trị bệnh cơ xương khớp
    Điều trị bệnh cơ xương khớp
    Điều trị bệnh cơ xương khớp
    Điều trị bệnh cơ xương khớp
  8. Có một số lưu ý mà bạn cần biết khi bị viêm khớp. Những điều này giúp quá trình điều trị của bạn hiệu quả hơn cũng như là tránh được một số hệ lụy không mong muốn.


    Những điều nên làm:

    • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường hoặc thay đổi trong hệ thống xương khớp.
    • Nhanh chóng tiếp nhận phác đồ điều trị, không trì hoãn vì chữa sớm sẽ dễ phục hồi.
    • Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, vận động khoa học đã đề ra.
    • Nếu sử dụng thực phẩm chức năng bổ khớp cần đảm bảo bản thân là đối tượng phù hợp với sản phẩm và chỉ mua sản phẩm ở những nơi uy tín, chất lượng.

    Những điều không nên làm:

    • Không khuân vác những vật nặng.
    • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị viêm khớp khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
    • Không ngồi một chỗ hay giữ yên một tư thế quá lâu.
    • Không áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị khi chưa được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả.
    Bác sĩ sử dụng thiết bị trị liệu hiện đại kích thích sâu các mô trong khớp xương, tái tạo phần sụn khớp gối, giúp giảm đau nhanh chóng
    Bác sĩ sử dụng thiết bị trị liệu hiện đại kích thích sâu các mô trong khớp xương, tái tạo phần sụn khớp gối, giúp giảm đau nhanh chóng
    Mô phỏng các bệnh về xương
    Mô phỏng các bệnh về xương
  9. Trứng: Ngoài lượng vitamin và khoáng chất dồi dào thì trong trứng còn chứa các axit amin thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt, lòng đỏ trứng chứa một lượng canxi đáng kể.


    Cá: Các loại cá béo (cá mòi, cá hồi, cá ngừ) và cá da trơn (cá trê, cá basa, cá lăng) rất hoàn hảo để tăng cường sức khỏe xương vì chúng chứa khá nhiều canxi và vitamin D.


    Sữa đậu nành: Đậu nành cũng có chứa một lượng canxi dồi dào và cơ thể bạn sẽ hấp thụ dễ dàng hơn nhờ hàm lượng phytoestrogen có trong đậu nành.


    Hành: Hàm lượng canxi cao cùng các chất chống oxy trong hành còn giúp ngăn ngừa thoái hóa xương và nguy cơ loãng xương đáng kể.


    Sữa chua: Sữa chua cung cấp một lượng đáng kể vitamin D và canxi. Một phần sữa chua không béo có thể cung cấp đến 30% canxi.

    Rau là thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong việc bảo vệ hệ xương
    Rau là thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong việc bảo vệ hệ xương
    Những loại thực phẩm nên cung cấp
    Những loại thực phẩm nên cung cấp
  10. Phần lớn các bệnh cơ xương khớp rất khó điều trị dứt điểm, thậm chí có thể phải can thiệp phẫu thuật. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa như:

    • Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả.
    • Chế độ vận động: Phần lớn người thừa cân, béo phì, ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp.
    • Mỗi ngày, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ… để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp.
    • Chế độ sinh hoạt và làm việc: Bạn cần thay đổi liên tục tư thế, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
    • Kiểm soát tốt cân nặng: Vì lực đè nặng lên khớp nên tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp. Bạn nên phải điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.
    Lời khuyên phòng ngừa bệnh
    Lời khuyên phòng ngừa bệnh
    Lời khuyên phòng ngừa bệnh
    Lời khuyên phòng ngừa bệnh



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy