Top 8 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh xơ vữa động mạch

Bùi Thị Phương Thảo 12 0 Báo lỗi

Bệnh xơ vữa động mạch nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều di chứng nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí nhiều người đã tử vong do không phát hiện kịp thời. ... xem thêm...

  1. Xơ vữa động mạch (hay còn được biết đến với tên gọi Atherosclerosis hoặc xơ cứng động mạch) là tình trạng các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám được tạo thành từ cholesterol, các chất béo, chất thải tế bào, canxi và fibrin (một chất đông máu trong máu). Lúc này, các động mạch dần bị xơ cứng và thu hẹp khiến lượng oxy và các chất dinh dưỡng khác đến cơ thể bị giảm đáng kể.


    Xơ vữa động mạch chỉ xảy ra ở các động mạch lớn và vừa, không xảy ra ở các động mạch có áp lực thấp như động mạch phổi, hay ở các động mạch nhỏ và tĩnh mạch. Tuy nhiên, đây vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm, đặc biệt là những cơn đau tim và đột quỵ.


    Bệnh này gặp nhiều hơn ở các nước phát triển như ở châu Âu, Mỹ, còn ở các nước đang phát triển như châu Á, Phi ít gặp hơn. Bệnh cũng thường gặp ở người cao tuổi. Qua nghiên cứu thấy rằng chất nội tiết tố sinh dục của phụ nữ như oestrogen cũng có tác dụng giúp hạn chế được bệnh. Vì vậy tỷ lệ bệnh này ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh thấp hơn ở nam giới (theo tư liệu của Mỹ). Phụ nữ tuổi từ 60 tuổi trở lên bị bệnh này cũng nhiều ngang bằng với nam giới. Tuy vậy những phụ nữ có sử dụng nội tiết tố oestrogen trong điều trị một số bệnh khác có tác dụng bảo vệ chống bệnh này tốt hơn (theo một số tài liệu của Mỹ).

    Xơ vữa động mạch là gì?
    Xơ vữa động mạch là gì?
    Bệnh xơ vữa động mạch là gì?

  2. Một số đặc điểm hoặc thói quen xấu có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch như:

    • Người lớn tuổi: Sau 40 tuổi, động mạch bắt đầu có dấu hiệu bị lão hóa, vì thế làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Trong đó, nam giới, nguy cơ gia tăng sau tuổi 45 và nguy cơ gia tăng sau tuổi 55 với phụ nữ.
    • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch: Nếu gia đình bạn có người bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ (nam trước 55 tuổi và nữ trước 65 tuổi) sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn những người khác.
    • Người đang mắc các bệnh huyết áp, cholesterol cao hoặc đái tháo đường: Kết hợp với yếu tố tuổi tác, đây là nhóm người có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh.
    • Người có lối sống kém lành mạnh: Hút thuốc lá, lười vận động, dùng nhiều thức ăn nhanh… là những thói quen xấu làm tích tụ các mảng bám bên trong thành động mạch.
    Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch
    Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch
    Hiểu rõ bệnh xơ vữa động mạch
  3. Xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể (tim, não, thận, tay, chân...). Dưới đây là 4 loại xơ vữa động mạch thường gặp nhất:

    Xơ vữa mạch vành

    • Động mạch vành là những động mạch cung cấp máu giàu oxy nuôi trái tim.
    • Động mạch vành bị xơ vữa có thể bị hình thành cục máu đông dẫn đến ngăn chặn một phần hoặc tắc hoàn toàn dòng máu đến tim.

    Xơ vữa động mạch cảnh

    • Bệnh động mạch cảnh có thể gây ra đột quỵ, từ đó khiến não bị tổn thương vĩnh viễn.
    • Sự tắc nghẽn tạm thời trong động mạch cũng có thể gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs): dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

    Xơ vữa động mạch ngoại biên

    • Xơ vữa động mạch ngoại biên là tình trạng động mạch ở các chi bị thu hẹp do mảng bám.
    • Nếu bệnh quá nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi.

    Xơ vữa động mạch thận

    • Tình trạng này gây ra các gây tổn thương thận mạn tính.
    • Là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hẹp động mạch thận (90%).
      Xơ vữa động mạch vành
      Xơ vữa động mạch vành
      Xơ vữa động mạch cảnh
    • Như đã phân tích ở trên, tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể và gây ra một vài triệu chứng xơ vữa động mạch khác nhau. Chúng ta nên nắm được các dấu hiệu đặc trưng để xác định chính xác vị trí xảy ra hiện tượng xơ vữa và điều trị đúng cách.


      Triệu chứng xơ vữa động mạch vành
      Động mạch vành là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng xơ vữa, chính vì thế cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Bệnh nhân xơ vữa động mạch vành phải đối mặt với nguy cơ bị suy tim, nhồi máu cơ tim,…

      Thông thường, bệnh nhân xơ vữa động mạch vành gặp phải triệu chứng đau thắt ngực, cơn đau khá nghiêm trọng và diễn ra trong vòng vài phút, sau đó chúng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong trường hợp đau thắt ngực kéo dài, bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp và cần đi điều trị càng sớm càng tốt. Tình trạng đau ngực xảy ra khi bệnh nhân làm việc quá sức hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.


      Triệu chứng xơ vữa động mạch chi dưới
      Các triệu chứng xơ vữa động mạch chi dưới phổ biến là teo cơ, vùng da chi dưới khô hơn so với các khu vực khác. Hiện tượng này xảy ra là do động mạch tắc nghẽn và máu không thể lưu thông tại khu vực này.


      Bên cạnh đó, người bệnh cũng cảm thấy đau mỏi chi dưới liên tục, ngay cả khi vận động nhẹ nhàng thì bạn cũng khó chịu, đau nhức. Lúc này, chúng ta thường phải nghỉ ngơi ít phút để cơn đau giảm bớt, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu phát hiện ra dấu hiệu kể trên, chúng ta nên chủ động đi kiểm tra để xác định chính xác vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải, tránh điều trị sai phương pháp.


      Triệu chứng xơ vữa động mạch cảnh
      Xơ vữa động mạch cảnh cũng là vấn đề khá phổ biến hiện nay và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn não. Khi mắc bệnh, các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như: trí nhớ và ý thức giảm đáng kể, có nguy cơ liệt nửa người… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, di chứng nguy cơ có thể gặp phải là đột quỵ não.

      Một điều đáng lo là bệnh nhân có triệu chứng xơ vữa động mạch cảnh thường không phát hiện sớm bệnh. Chỉ tới khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, cơn tai biến diễn ra thì chúng ta mới nắm được tình hình sức khỏe. Lúc này, việc điều trị gặp mất nhiều thời gian hơn và không đảm bảo khả năng phục hồi cao.

      Như vậy, mọi người nên để ý các dấu hiệu bất thường để xác định xem vị trí xơ vạch động mạch và điều trị theo phác đồ thích hợp nhất.

      Triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch
      Triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch
      Dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch
    • Tai biến phát triển bệnh xơ vữa động mạch qua nghiên cứu thấy có liên quan với tỷ lệ cholesterol trong máu của cơ thể mà chất này thực tế phụ thuộc vào chế độ ăn uống nuôi dưỡng và cả một số yếu tố về “gen” (genetic factor).


      Vì tỷ lệ chất cholesterol liên quan tới chế độ ăn uống nên bệnh xơ vữa động mạch thường gặp ở người dân các nước Tây Âu vì ở đây người ta có chế độ ăn uống, có tỷ lệ chất béo cao hơn. Một vài bệnh khác như bệnh tiểu đường cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ chất cholesterol cao trong chế độ ăn. Một vài bệnh có tính chất di truyền cũng có tỷ lệ chất mỡ cao trong máu (bệnh chất mỡ cao di truyền).


      Ngoài yếu tố tỷ lệ chất cholesterol trong máu còn có một số yếu tố khác gây bệnh như: hút thuốc lá, không vận động thể dục đều đặn, tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì. Các chất mỡ trong máu tích tụ dần ở lớp trong của thành động mạch và do chất mỡ làm cho thành động mạch dày hơn, kết quả là các động mạch bị hẹp dần lại và lưu thông máu bị cản trở.


      Những người lớn tuổi (nam trên 45 tuổi, nữ đã mãn kinh, người hay nhậu nhẹt nhiều cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Bị stress có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

      Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch
      Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch
      Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch
    • Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể tìm thấy các dấu hiệu của động mạch bị thu hẹp, dãn rộng hay bị cứng lại, bao gồm:

      • Mạch yếu hoặc động mạch bị hẹp
      • Huyết áp giảm
      • Nghe bằng ống nghe thấy tiếng thổi trên động mạch

      Dựa vào kết quả khám sức khỏe, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch, bao gồm:

      • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể phát hiện mức độ cholesterol và đường trong máu tăng lên có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
      • Siêu âm Doppler: Bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị siêu âm đặc biệt (siêu âm Doppler) để đo vận tốc dòng máu tại các điểm khác nhau dọc theo cánh tay hoặc chân hoặc bất kỳ mạch máu nào có thể khảo sát được.
      • Chỉ số mắt cá chân-cánh tay: Xét nghiệm này có thể cho biết người bệnh có bị xơ vữa động mạch ở động mạch ngoại biên hay không.
      • Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ ghi lại các tín hiệu điện khi chúng đi qua tim. Một ECG thường có thể tiết lộ bằng chứng về một cơn đau tim trước đó.
      • Kiểm tra sự căng thẳng: Để thu thập thông tin về việc tim hoạt động tốt như thế nào trong hoạt động thể chất.
      • Đặt ống thông tim và chụp động mạch vành: Thủ thuật này có thể phát hiện ra các động mạch vành bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn.
      • Các xét nghiệm hình ảnh khác: Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) hoặc chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) để kiểm tra các động mạch.
      Chẩn đoán xơ vữa động mạch
      Chẩn đoán xơ vữa động mạch
      Siêu âm Doppler động mạch ngoại biên
    • Bệnh xơ vữa động mạch rất khó để điều trị dứt điểm. Thế nhưng, một số phương pháp vẫn có thể hỗ trợ ngăn chặn bệnh phát triển thêm hoặc giảm bớt một phần xơ vữa động mạch như:

      Thay đổi lối sống

      Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều chất xơ, hạn chế những thức ăn chứa các chất béo xấu, bạn còn cần tập thể dục thường xuyên và đặc biệt là không nên hút thuốc. Những thay đổi về lối sống này là cách hỗ trợ điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật. Vì thế chúng sẽ không loại bỏ tắc nghẽn nhưng có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.


      Thuốc

      Thuốc điều trị cholesterol cao và huyết áp cao có khả năng làm chậm và thậm chí có thể ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch. Đồng thời, những loại thuốc này còn có tác dụng làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Thế nhưng tốt nhất, bạn chỉ nên dùng các thuốc trên sau khi được bác sĩ chỉ định và tư vấn về những tác dụng phụ có thể gặp phải.


      Nong mạch vành và đặt stent

      Phương pháp này thường được chỉ định khi động mạch vành bị hẹp từ 70% trên phim chụp mạch vành. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng một ống thông nhỏ có gắn bóng và giá đỡ kim loại (stent) được đưa qua động mạch đùi hoặc động mạch quay ở cổ tay đi đến động mạch vành người bệnh. Khi đến vị trí bị xơ vữa, bóng được thổi phồng lên để mở rộng lòng mạch và đưa vào giá đỡ kim loại nhằm duy trì sự lưu thông của mạch máu.


      Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
      Một động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh từ cơ thể sẽ được bác sĩ kết nối, hoặc ghép, với động mạch vành bị chặn. Phẫu thuật này giúp tạo ra một con đường mới cho máu giàu oxy chảy đến cơ tim. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải bệnh nhân bị xơ vữa động mạch nào cũng cần thực hiện loại phẫu thuật này.

      Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
      Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
      Điều trị xơ vữa động mạch
    • Không chỉ khó khăn trong điều trị, bệnh xơ vữa động mạch còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phòng ngừa rất cần thiết để giảm bớt chi phí về sau. Các biện pháp giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch bao gồm:

      • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh mà ít chất béo bão hòa và cholesterol.
      • Tránh thức ăn béo
      • Thêm cá vào chế độ ăn hai lần mỗi tuần
      • Tập thể dục ít nhất 75 phút hoặc 150 phút tập thể dục vừa phải mỗi tuần.
      • Bỏ hút thuốc
      • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì
      • Tránh stress, căng thẳng
      • Quản lý căng thẳng
      • Điều trị các tình trạng liên quan đến xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, cholesterol máu cao và bệnh tiểu đường.

      Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

      Phòng ngừa xơ vữa đông mạch
      Phòng ngừa xơ vữa đông mạch
      Phòng ngừa xơ vữa động mạch



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy