Top 8 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, do các mảng xơ vữa và huyết khối. Các động mạch đó không bao gồm mạch máu nuôi tim và não. ... xem thêm...

  1. Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, do các mảng xơ vữa và huyết khối. Các động mạch đó không bao gồm mạch máu nuôi tim và não. Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp nhất là các tổn thương động mạch vùng tiểu khung, chi dưới và chi trên.


    Về sinh bệnh học, tình trạng tắc nghẽn ở các mạch này cũng tương tự như tắc động mạch vành hay động mạch cảnh. Điểm khác biệt là vùng cấp máu của các động mạch: động mạch vành cấp máu cho cơ tim, động mạch cảnh cấp máu cho não còn các động mạch ngoại biên cấp máu cho các chi.


    Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng đi cách hồi, đau, tím, hoại tử với các tính chất khác nhau. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu mô cơ quan phía sau mạch máu gây hoại tử đầu chi, thậm chí phải cắt cụt chi hoặc tháo khớp hoặc các cơ quan liên quan.

    Bệnh động mạch ngoại biên là gì?
    Bệnh động mạch ngoại biên là gì?
    Bệnh động mạch ngoại biên là gì?

  2. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch ngoại biên là cảm giác chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân xuất hiện khi đi bộ, trèo cầu thang hoặc khi gắng sức. Triệu chứng này đỡ hoặc hết khi được nghỉ ngơi dù chỉ vài phút. Cơ chế gây đau là khi cơ hoạt động, chúng cần được cấp máu nhiều hơn, nhưng do lòng mạch bị hẹp tắc bởi mảng xơ vữa, cơ bị thiếu máu nên gây ra triệu chứng đau. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu ôxy giảm xuống nên triệu chứng đau cũng giảm và hết. Hiện tượng đó gọi là đau cách hồi.


    Nhiều người cho rằng đau chân là một triệu chứng thường gặp ở người già. Người bệnh thường cho rằng đó là triệu chứng của bệnh viêm khớp hay đau dây thần kinh toạ hay hiện tượng cứng khớp ở người già. Đau chân do bệnh động mạch ngoại biên thường xuất hiện ở cơ (như cơ bắp chân) chứ không phải ở khớp.Với những bệnh nhân bị tiểu đường thì triệu chứng này có thể bị che lấp bởi triệu chứng đau, tê bì ở bàn chân hoặc đùi do biến chứng thần kinh, một biến chứng thường gặp của bệnh.


    Triệu chứng nặng của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

    • Đau chân không đỡ khi nghỉ ngơi.
    • Vết thương ở ngón chân hay bàn chân khó lành.
    • Hoại tử bàn chân, ngón chân.
    • Chân bên bị bệnh lạnh hơn chân lành hoặc lạnh hơn so với các phần chi phía trên.
    Triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên
    Triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên
    Triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên
  3. Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra do những nguyên nhân sau:

    Xơ vữa động mạch
    Nguyên nhân chính gây bệnh lý động mạch ngoại biên là hẹp tắc do mảng xơ vữa. Lòng mạch bị hẹp lại do lắng đọng mỡ và các chất khác trên thành mạch. Những chất lắng đọng này tạo nên mảng bám vào lớp nội mạc thành mạch tạo thành mảng xơ vữa, các mảng này phát triển dần gây hẹp và có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy trong lòng mạch. Bạn có thể nghe nói xơ vữa động mạch thường ảnh hưởng đến tim, nhưng thực tế là bệnh có thể làm giảm lưu lượng máu đến khắp cơ quan khác của cơ thể, phổ biến ở các chi.


    Viêm mạch máu
    Đây là nguyên nhân ít phổ biến hơn. Tình trạng viêm mạch máu xảy ra khi bạn gặp các chấn thương, cấu trúc bất thường của cơ hoặc dây chằng, hoặc khi bạn tiếp xúc với bức xạ

    Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên
    Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên
    Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên
  4. Có khoảng gần 75% trường hợp không có triệu chứng. Bệnh động mạch ngoại biên hiện có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng của tuổi thọ, lối sống thay đổi và đặc biệt là các yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng. Sau tuổi 70, khoảng 20% dân số bị bệnh động mạch ngoại biên.


    Những nguy cơ cao bị bệnh động mạch ngoại biên là:

    • Hút thuốc lá
    • Bệnh tiểu đường
    • Tăng huyết áp
    • Rối loạn mỡ máu...

    Trong số đó, hút thuốc lá và đái tháo đường là 2 nguy cơ bị bệnh đặc biệt cao. Nếu bạn có dù chỉ một những nguy cơ trên của bệnh động mạch ngoại biên, hãy tìm hiểu về bệnh. Cũng như các bệnh lý khác, bạn càng hiểu biết về bệnh bao nhiêu thì bạn có thể giúp phát hiện bệnh sớm bấy nhiêu.

    Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp ở đối tượng nào?
    Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp ở đối tượng nào?
    Nguy cơ bệnh tim mạch trong xã hội hiện đại
  5. Việc phát hiện bệnh mạch máu ngoại biên có vai trò rất quan trọng. Ngoài việc giúp điều trị sớm tình trạng thiếu máu chi, trước khi có những biến chứng nặng nề như hoại tử chi, phải cắt cụt chi, người bị bệnh động mạch ngoại biên thường có tình trạng xơ vữa ở các động mạch khác bao gồm cả động mạch cấp máu cho tim và não. Thực tế, bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ cao gấp 6 đến 7 lần so với người không có bệnh.


    Nhiều bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại biên không có bất cứ một triệu chứng nào nhất là trong giai đoạn sớm của bệnh. Đó là lý do mà bệnh dễ bị bỏ sót chẩn đoán. Một số chỉ có biểu hiện đau bắp chân hoặc chuột rút khi đi lại xa. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm do nguyên nhân viêm khớp, bệnh lý của cơ hay chỉ là biểu hiện của tuổi già. Phần lớn các trường hợp bị bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biểu hiện muộn hay biến chứng của bệnh như có những vết loét trên da chân khó lành, đau nhiều và tím đầu chi hay hoại tử chi.


    Những người hút thuốc lá và bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nếu bạn bị bệnh động mạch ngoại biên, điều trị hiệu quả sẽ làm giảm triệu chứng và giảm các nguy cơ bị cắt cụt chân, nhồi máu cơ tim hay nguy cơ bị đột tử trong tương lai.

    Tầm quan trọng của việc phát hiện sớm bệnh động mạch ngoại biên
    Tầm quan trọng của việc phát hiện sớm bệnh động mạch ngoại biên
    Những nguy cơ từ bệnh động mạch ngoại biên
  6. Trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên, triệu chứng đau cách hồi với những tính chất kể trên và thăm khám lâm sàng (như bắt mạch chân tìm dấu hiệu mạch đập yếu hay mất mạch) là rất quan trọng.


    Thăm dò kiểm tra chỉ số mạch cổ chân - cổ tay (ankle-brachial index) cũng thường được làm. Đây là một thăm dò đơn giản, không gây đau và bác sĩ có thể thực hiện dễ dàng chỉ trong vài phút. Bằng cách so sánh áp lực máu ở cổ chân với áp lực máu ở cổ tay của bạn, bác sỹ có thể đánh giá tốc độ dòng máu chảy ở chân có tốt không. Bình thường áp lực dòng máu ở mắt cá chân tối thiểu bằng 90% áp lực dòng máu ở tay, nhưng với các trường hợp hẹp nặng nó có thể nhỏ hơn 50% áp lực dòng máu ở tay. Nếu kết quả đo bất thường, bạn có thể bị bệnh động mạch cảnh phối hợp.


    Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm một số thăm dò khác như:

    • Siêu âm Doppler mạch máu
    • Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) mạch máu
    • Chụp cộng hưởng từ
    • Chụp động mạch cản quang
    Chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên
    Chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên
    Chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên
  7. Việc điều trị nhằm 2 mục đích cơ bản: Cải thiện triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý trên hệ động mạch.

      • Cai thuốc lá, thuốc lào: Hỗ trợ, tư vấn cai thuốc lá trong mỗi lần tái khám, điều trị; xây dựng kế hoạch bỏ thuốc phù hợp; tránh tiếp xúc các môi trường sử dụng thuốc lá thường xuyên (tiếp xúc hội nhóm có sử dụng thuốc lá, thuốc lào).
      • Cải thiện chế độ ăn, hỗ trợ điều chỉnh nồng độ lipid máu và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu.
      • Phối hợp các liệu trình tập phục hồi chức năng, tập vận động dưới sự giám sát của nhân viên y tế khoảng 3-4 lần/tuần, mỗi lần kéo dài 30 - 45 phút tùy mức độ bệnh và khả năng của bệnh nhân và nên kéo dài ít nhất 12 tuần. Biện pháp này được khuyến cáo là có thể cải thiện các triệu chứng và khoảng cách đi bộ được tăng lên.
      • Kiểm soát các bệnh lý phối hợp: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý động mạch vành nếu có. Tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường đầy đủ về các biến chứng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ các biến chứng tại bàn chân.
      • Hỗ trợ giảm đau bằng thuốc giảm đau hoặc các thuốc giãn mạch phù hợp từng giai đoạn bệnh.
      • Có thể xem xét tới cắt cụ chi thể đối với các trường hợp bị hoại tử nặng, nguy cơ gây tổn thương toàn trạng.
      • Biện pháp tái tưới máu / tái thông mạch máu: Tái thông mạch máu là chỉ định phù hợp được khuyến nghị cho các bệnh nhân có biến chứng do nặng nề, các biểu hiện thiếu máu chi mà không cải thiện được cũng như không có khả năng kiểm soát các yếu tố bất lợi và các bệnh lý phối hợp. Bao gồm các biện pháp chính sau:
      Điều trị bệnh động mạch ngoại biên
      Điều trị bệnh động mạch ngoại biên
      Các phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên
    • Ở những bệnh nhân có các bệnh lý nguy cơ đã nêu trên, cần được tầm soát tình trạng động mạch ngoại biên mỗi lần đi khám bệnh. Bác sĩ thăm khám tình trạng tưới máu chi bằng cách quan sát bề mặt da, so sánh nhiệt độ, bắt mạch, đo huyết áp hai bên, khám cảm giác, sức cơ và tìm kiếm tổn thương loét, hoại tử. Nếu triệu chứng chưa rõ ràng hay cần phân biệt với các nguyên nhân khác, bệnh nhân cần được trắc nghiệm bằng chạy bộ, siêu âm, chụp hình mạch máu.


      Cách tốt nhất để ngăn chặn mắc bệnh động mạch ngoại biên là duy trì một lối sống lành mạnh như:

      • Không hút thuốc
      • Kiếm soát tốt bệnh tiểu đường nếu bạn đang mắc phải
      • Tập thể dục đều đặn và điều độ (30 - 45 phút/ngày) phù hợp với thể trạng từng người theo hướng dẫn của bác sĩ
      • Kiểm soát cholesterol và huyết áp
      • Hạn chế bia rượu, các thực phẩm dầu mỡ, chất béo, tăng cường rau xanh và hoa quả
      • Duy trì cân nặng hợp lý

      Nếu phát hiện sớm và phòng ngừa tốt các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên cũng có thể làm giảm khả năng bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

      Duy trì lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh động mạch ngoại biên
      Duy trì lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh động mạch ngoại biên
      Bệnh động mạch ngoại biên làm tăng 3 - 4 lần nguy cơ đột quỵ



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy