Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh nhiễm trùng đường ruột

Bùi Thị Phương Thảo 54 0 Báo lỗi

Hiện nay, hầu hết mọi người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, lành mạnh, nên rất dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa. Trong đó, nhiễm trùng ... xem thêm...

  1. Nhiễm trùng đường ruột còn được biết đến với cái tên khác là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng. Đây là bệnh lý tiêu hóa do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra với biểu hiện điển hình là đau quặn bụng, tiêu chảy ra nước nhiều lần, bị nôn mửa nhiều, đại tiện phân lỏng, thậm chí có nhầy máu và đôi khi kèm theo sốt.


    Tình trạng này thường xảy ra liên tục trong vài ngày. Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá coi thường, bỏ qua việc theo dõi và điều trị thì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tùy vào từng tác nhân gây bệnh, bệnh sẽ tiến triển theo nhiều mức độ khác nhau.

    Bệnh nhiễm trùng đường ruột lây bệnh chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải những thực phẩm, nguồn nước có chứa tác nhân gây bệnh.


    Các sinh vật bao gồm nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đều là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột.

    Những thực phẩm vệ sinh kém chính là môi trường cho những sinh vật này phát triển, vì vậy đây là môi trường thuận lợi khiến người bệnh dễ dàng mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn thực phẩm bẩn.


    Mỗi loại mầm bệnh gây ra nhiễm trùng sẽ có mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng khác nhau. Theo thống kê, người dân ở các quốc gia đang và chậm phát triển có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Nguyên nhân là do chất lượng cuộc sống còn thấp và chưa thực sự được quan tâm. Đặc biệt là người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu cũng là đối tượng rất dễ mắc các bệnh tiêu hóa.

    Nhiễm khuẩn đường ruột
    Nhiễm khuẩn đường ruột
    Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ

  2. Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng điển hình dưới đây:

    • Chán ăn. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đều có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
    • Đau bụng, buồn nôn. Đau bụng co thắt là hiện tượng thường gặp ở người bị nhiễm trùng đường ruột. Thường thì cơn đau sẽ kéo dài khoảng 3 - 4 phút/ lần và dễ tăng lên với mức độ nghiêm trọng hơn. Đi kèm với cơn đau là cảm giác chướng bụng, đầy bụng. Cũng vì đau bụng và cảm giác ăn không ngon miệng nên người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và dễ bị nôn nhiều lần.
    • Hội chứng ruột kích thích. Đây là hội chứng thường gặp ở người cao tuổi, người trẻ bị làm việc căng thẳng. Các biểu hiện do đại tràng gây ra như đại tiện phân không đều, đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng.
    • Tiêu chảy. Lúc mầm bệnh tiến xa hơn trong đường tiêu hóa là lúc nó gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị tiêu chảy khi mất nước ngày càng nhiều. Đặc điểm tiêu chảy ở những bệnh nhân này là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân có mùi rất khó chịu và bị nát. Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước, hạ thân nhiệt, hốc hác, mệt mỏi.
    • Trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng nấm men đường ruột có nguy cơ bị trầm cảm rất cao. Khi ấy người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không muốn hoạt động.
    • Rối loạn giấc ngủ. Những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra khiến cho người bệnh không thể có giấc ngủ ngon và bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện: mất ngủ, giấc ngủ không sâu, khó vào giấc,... Hiện tượng này còn phản ánh rằng gan đang phải làm việc quá sức để loại trừ tác nhân gây nhiễm trùng.
    • Nghiến răng. Mặc dù ít khi xảy ra nhưng vẫn có trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột kèm theo hiện tượng nghiến răng khi ngủ.
    • Nhức đầu. Do mất nước nhiều hoặc có chất kích thích trong hệ thống tiêu hóa nên người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu.
    • Bỏng da. Có một số trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột gây ra cảm giác nóng bỏng, ngứa da.
    • Ngoài ra, các vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác như nhiễm siêu vi đường hô hấp, nhiễm trùng xoang mũi, ho...
    Triệu chứng điển hình của nhiễm trùng tiêu hóa là đau bụng, tiêu chảy
    Triệu chứng điển hình của nhiễm trùng tiêu hóa là đau bụng, tiêu chảy
    Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột
  3. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột là mầm bệnh xâm nhập qua miệng. Các vi sinh vật gây bệnh là tác nhân gây ra căn bệnh này, bao gồm:

    • Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Các nguồn nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn phổ biến bao gồm: Salmonella, Escherichia coli (E. coli), Clostridium perfringens, Listeria, Staphylococcus (tụ cầu), Campylobacter.
    • Nhiễm trùng do virus. Nhiễm trùng đường ruột do virus rất phổ biến, thường gặp do: Norovirus, Rotavirus, Adenovirus.
    • Do ký sinh trùng. Ký sinh trùng gây bệnh phổ biến nhất là Giardia và Cryptosporidiosis.

    Ngoài ra, vấn đề trên còn có khả năng xảy ra bởi một số yếu tố như:

    • Nước bị ô nhiễm: Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy, bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
    • Vệ sinh kém: Điều này cũng có thể gây lây nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn hay ăn để hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
    • Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc chưa nấu chín chứa khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa khi chúng ta ăn.
    • Ăn phải thịt, cá có chứa độc tố của tụ cầu. Theo các nghiên cứu cho thấy, tụ cầu bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ cao nhưng độc tố của chúng rất dễ ngấm vào thực phẩm, gây tiêu chảy.
    • Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn clostridium. Chúng sống trong môi trường không có oxy, thường hay xuất hiện ở đồ hộp chế biến sẵn. Độc tố vi khuẩn này không chỉ gây tiêu chảy mà còn dẫn đến nhiều biến chứng như liệt cơ.
    • Các loại rau sống rất dễ nhiễm khuẩn E.coli và giun sán. Thế giới cũng ghi nhận bệnh do vi khuẩn listeria dù tương đối hiếm gặp. Chúng thường gây bệnh ở người có sức đề kháng yếu như phụ nữ có thai (đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ), trẻ sơ sinh. Bệnh không xảy ra thường xuyen nhưng rất có thể bùng phát thành dịch nếu ăn phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, đặc biệt là sữa bò không được thanh trùng.

    Những ai dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột ?

    Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết mỗi năm do các bệnh gây tiêu chảy.

    • Trẻ em hay người cao tuổi là hai đối tượng dễ mắc phải nhất, nguyên nhân vì hệ miễn dịch của họ thường yếu hơn so với những người trưởng thành.
    • Người bị cắt đi một phần của dạ dày, nhóm người suy giảm miễn dịch do họ mắc các bệnh như ung thư gan, xơ gan…
    Nguồn nước ô nhiễm là một trong các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột
    Nguồn nước ô nhiễm là một trong các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột
    Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột
  4. Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý có thể tự khỏi và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào với nhiều người. Tuy nhiên, khi nó kéo dài trong nhiều ngày mà không có biện pháp can thiệp hiệu quả thì người bệnh rất dễ phải đối mặt với các biến chứng:

    • Xuất huyết đường ruột khiến cho mức độ nhiễm trùng trở nên vô cùng nghiêm trọng.
    • Bị hội chứng ruột kích thích.
    • Bị viêm loét đại trực tràng.
    • Có thể sẽ phải cắt bỏ đi một phần của ruột.
    • Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
    Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy
    Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy
    Xuất huyết đường ruột
    Xuất huyết đường ruột
  5. Bạn có thể sẽ không nhận thấy mình đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vì hệ thống miễn dịch sẽ tìm cách tiêu diệt chúng. Đôi lúc, bạn sẽ có một số triệu chứng, có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, nhưng thường chúng sẽ biến mất chỉ trong vài giờ hoặc có thể kéo dài đến ba ngày.


    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ ?

    • Sốt cao trên 38,9 độ C.
    • Người mệt mỏi, không tỉnh táo, lờ đờ.
    • Tiêu chảy ra máu.
    • Mất nước nghiêm trọng.
    • Tiêu chảy kéo dài.

    Đặc biệt đối với nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được đưa đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kịp thời.


    Khi đó, bác sĩ có thể:

    • Đưa ra chẩn đoán dựa trên mô tả của bạn về các triệu chứng
    • Làm một số xét nghiệm. Xét nghiệm thông thường đối với nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là xét nghiệm mẫu phân.
    Gặp bác sĩ để được chẩn đoán về nhiễm khuẩn đường ruột
    Gặp bác sĩ để được chẩn đoán về nhiễm khuẩn đường ruột
    Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường ruột
  6. Tùy tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể thực hiện các liệu pháp điều trị như sau:


    Tự chăm sóc tại nhà
    Đa số bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột do virus, biểu hiện bằng tình trạng tiêu chảy, bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị phức tạp. Thời gian nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết phụ thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để phục hồi sức khỏe.


    Điều trị y tế

    • Với các trường hợp cơ thể mất quá nhiều nước, đi ngoài ra nhiều máu cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được truyền nước trực tiếp thông qua tĩnh mạch. Trong trường hợp này, sẽ phải mất một vài tuần để cơ thể hồi phục hoàn toàn.
    • Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm, thông thường sẽ là xét nghiệm mẫu phân.
    • Với những trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ở lại viện để truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các vi pháp điều trị khác. Tùy vào kết quả xét nghiệm mẫu phân để tìm tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
    • Lưu ý: Khi nghi ngờ nhiễm trùng đường tiêu hóa người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm.

    Điều trị bằng thuốc

    • Phụ thuộc vào loại vi khuẩn, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Trường hợp nhiễm trùng do ký sinh trùng gây bệnh, thì bệnh có thể sẽ được chữa trị bằng thuốc chống ký sinh trùng. Bác sĩ sẽ kê thuốc chống ký sinh trùng thường dùng như: Ciprofloxacin, Metronidazol…
    • Còn hầu hết bệnh tiêu chảy do sự tấn công của virus thì không cần điều trị. Còn với người có hệ miễn dịch kém, chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng viêm nhiễm lan ra toàn thân.
    • Tránh sử dụng thuốc bừa bãi không có chỉ định cụ thể.

    Nếu bệnh nhân là trẻ em thì cần phải chăm sóc đặc biệt hơn.


    Trong khi hồi phục, người bệnh phải chắc chắn uống nhiều nước để tránh mất nước. Các bác sĩ khuyên bạn tránh dùng thuốc chống tiêu chảy vì chúng có thể giữ cho các tác nhân gây bệnh ở trong đường ruột lâu hơn.


    Các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn đôi khi cần phải nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh hoặc dùng các phương pháp điều trị khác (nếu cần thiết). Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày đến một tuần trước khi hệ thống đường ruột, dạ dày hồi phục hoàn toàn.

    Uống đủ nước để tránh mất nước
    Uống đủ nước để tránh mất nước
    Cách điều trị nhiễm trùng đường ruột
  7. Trẻ có sức đề kháng yếu nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi điều trị nhiễm khuẩn đường ruột cho các con. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị bằng các biện pháp sau:

    Bù nước

    Khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột cha mẹ cần chú ý theo dõi để bổ sung nước cho con, tránh để mất nước kéo dài có thể gây nguy hiểm. Biện pháp đơn giản nhất là bù nước bằng đường uống. Cha mẹ có thể bù bằng nước hoặc các chất lỏng khác như sữa mẹ, sữa công thức, cháo loãng, dung dịch Oresol,…

    Số lượng Oresol ước tính (ml) cần dùng = cân nặng trẻ (kg) x 75

    • Đối với những trẻ dưới 2 tuổi thì lượng oresol đưa vào cơ thể là 50-100ml.
    • Trẻ trên 2 tuổi uống 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài.

    Trong trường hợp không thể bù nước bằng đường uống, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được theo dõi và thực hiện tiêm truyền qua đường tĩnh mạch.


    Sử dụng thuốc kháng sinh

    Thuốc kháng sinh thường không được khuyến khích sử dụng vì chúng không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm virus. Mặt khác thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, lạm dụng làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc phát triển.


    Mặc dù kháng sinh có thể giúp điều trị các trường hợp nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng phức tạp, nhưng trong những trường hợp bệnh không biến chứng, kháng sinh thực sự có thể kéo dài tình trạng bệnh và tăng nguy cơ tái phát.

    Cha mẹ hết sức lưu ý, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sỹ có chuyên môn.


    Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường ruột:

    • AZITHROMYCIN (điều trị bệnh nhiễm Salmonella): 20 mg/kg (tối đa 1g) ngày uống 1 lần, uống trong 5-7 ngày .
    • METRONIDAZOLE (điều trị viêm ruột do lỵ amip): 30 mg/kg/ngày chia 2 lần.
    • CEFIXIME (điều trị lỵ do Shigella nhạy cảm, thương hàn do Salmonellatyphi). Trẻ trên 6 tháng tuổi – 12 tuổi: liều 8 mg/kg/ngày, chia 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Tuỳ thuộc loại nhiễm khuẩn, nên kéo dài thêm 48 – 72 giờ sau khi các triệu chứng nhiễm khuẩn đã hết.
    • ERYTHROMYCIN (điều trị viêm ruột do Campylobacter): 30 – 50 mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên gấp đôi, nhưng không vượt quá 4 g/ngày. Chú ý khi dùng liều trên 1g/ngày phải chia đều liều uống ít nhất làm 3 lần.
    • CIPROFLOXACIN (điều trị nhiễm khuẩn do Salmonella, Shigella): Không khuyến cáo dùng cho trẻ em và thiếu niên (dưới 18 tuổi), nhưng khi thật cần thiết, có thể cho uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch trong 60 phút.

    Đối với trẻ nhỏ tuổi, BNFC - Dược thư Quốc gia Anh dành cho trẻ em khuyến cáo dùng liều sau:

    • Sơ sinh: 15 mg/kg uống hoặc 10 mg/kg truyền tĩnh mạch, uống hoặc tiêm ngày 2 lần.
    • Từ 1 tháng tuổi - 18 tuổi: 20 mg/kg (tối đa 750 mg) uống ngày 2 lần hoặc 10 mg/kg (tối đa 400 mg) 3 lần mỗi ngày.
    Có thể bổ sung điện giải bằng cách cho bé uống dung dịch oresol
    Có thể bổ sung điện giải bằng cách cho bé uống dung dịch oresol
    Cần lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh
    Cần lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh
  8. Trong quá trình điều trị bệnh cho người bị nhiễm trùng đường ruột, điều quan trọng nhất chính là:

    • Nếu bệnh nhân là trẻ em và người cao tuổi thì cần chú ý chăm sóc đặc biệt hơn.
    • Luôn vệ sinh tay sạch sẽ để phá vỡ chuỗi nhiễm trùng.
    • Người bệnh cần bổ sung nước, chất điện giải để cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước.
    • Bệnh nhân có thể bổ sung sữa chua, men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn đường ruột, nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế sự phát triển của khuẩn bệnh gây hại.
    • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Khử trùng những nguồn dễ lây lan bệnh nhiễm trùng đường ruột
    • Với những trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng kéo dài, bệnh nhân cần đến khám tại những cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp. Sau khoảng 1 tuần vài tuần, cơ thể bệnh nhân sẽ phục hồi trở lại.
    • Cần đảm bảo vệ sinh nguồn nước hàng ngày, lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, thực phẩm sạch. Nên ăn chín, uống sôi.
    Người bệnh cần ăn chín, uống sôi
    Người bệnh cần ăn chín, uống sôi
    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
  9. Chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh có nhiều năng lượng và mau chóng hồi phục.


    Người bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn các loại thực phẩm sau:

    • Các loại rau xanh. Các loại vitamin A, B, C, E… cùng với chất xơ có trong rau xanh giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng, làm giảm các triệu chứng bệnh gây ra. Ngoài ra trong rau xanh chứa nhiều muối khoáng có tính kiềm, giúp trung hòa acid do các loại thực phẩm khác tạo ra nên có thể loại bỏ môi trường thuận lợi của vi khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển. Các loại rau xanh người bệnh nên ăn như rau mồng tơi, bắp cải, súp lơ, rau muống, lá khoai lang…
    • Khoai lang. Trong khoai lang có chứa các loại vitamin cần thiết như A, C, B, E, đạm, acid amin, tinh bột và các vi lượng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vitamin C, acid amin làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, làm giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu cho người bệnh. Bên cạnh đó khoai lang giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả nếu người bệnh sử dụng thường xuyên.
    • Sữa chua. Trong sữa chua có chứa men probiotic và rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thì men vi sinh trong sữa chua còn giúp tạo hàng rào ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh đi vào trong máu, giúp chuyển hóa lactose thành các loại đường dễ hấp thu trong đường ruột, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
    • Đu đủ chín. Thành phần papain có trong đu đủ là một loại enzym tiêu hóa giúp phá vỡ cấu trúc hóa học của thức ăn, phân giải các chuỗi protein và giúp đẩy các khí hơi trong lòng ruột ra ngoài. Chính vì vậy đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Tuy nhiên chỉ nên ăn đu đủ chín, không ăn đu đủ xanh vì nhựa đu đủ có thể làm tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa.
    • Trà gừng. Trong gừng có chứa hợp chất gingerol, được coi là thành phần kháng sinh mạnh giúp chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Người bệnh nhiễm trùng đường ruột nên pha một tách trà gừng và sử dụng mỗi ngày sau bữa ăn.
    • Thực phẩm giàu polyphenol
    • Polyphenol được biết đến là các hợp chất thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm huyết áp, viêm, nồng độ cholesterol,… Polyphenol còn là hợp chất có lợi cho hệ tiêu hóa vì chúng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi cũng như chống lại sự nhân lên của các vi khuẩn có hại. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm có chứa nguồn polyphenol tốt bao gồm: cacao, sô cô la đen, rượu vang đỏ, vỏ nho, trà xanh, quả hạnh, quả việt quất, bông cải xanh,…

    Nhiễm trùng đường ruột không nên ăn gì ?

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nhiễm trùng đường ruột nên hạn chế các loại thực phẩm sau :

    • Sữa. Khi bị nhiễm trùng đường ruột, niêm mạc đường ruột bị tổn thương nên khả năng dung nạp lactose giảm. Trong sữa có hàm lượng lactose cao, khi người bệnh uống mà ruột không dung nạp được hết lactose sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, gây ra các biểu hiện nôn, chướng bụng…
    • Thực phẩm chiên rán. Trong thực phẩm chiên rán chứa nhiều lipid và cholesterol xấu, không những có hại cho hệ tiêu hóa mà còn cả hệ tim mạch. Người bệnh nên kiêng các loại đồ chiên rán như xúc xích, khoai tây chiên, gà rán… để tránh làm nặng thêm các triệu chứng bệnh.
    • Bắp rang. Bắp rang là một món ăn vặt ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên đối với người bệnh nhiễm trùng đường ruột thì đây là món ăn cần tránh tuyệt đối. Bắp rang sau khi được chế biến nhưng vẫn ờ dạng ngũ cốc nguyên hạt nên nó là thực phẩm khó tiêu hóa nhất. Vì vậy nó gây bất lợi cho người bệnh, làm tăng triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
    • Đồ ăn chứa nhiều đường. Những thực phẩm chứa nhiều đường cũng được khuyến cáo không nên sử dụng đối với những người bị nhiễm trùng đường ruột. Không những gây ra béo phì mà việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường có thể gây thiếu canxi, kali, mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột,..Bên cạnh đó, các loại chất ngọt nhân tạo được sử dụng rộng rãi như là chất thay thế cho đường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột.
    • Đồ cay nóng. Khi ăn cay nhiều sẽ làm cho dạ dày bị ảnh hưởng dẫn đến viêm dạ dày, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản và gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ngoài ra, các loại đồ ăn cay, nhiều ớt có thể là nguyên nhân làm khởi phát cơn đau của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó.
    • Các loại nước ngọt có ga, chất kích thích. Khi quá lạm dụng các loại thực phẩm này có thể làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, lâu dài gây viêm loét, tổn thương nặng nề niêm mạc đường ruột như viêm loét đại tràng.


      Nên bổ sung nhiều rau xanh
      Nên bổ sung nhiều rau xanh
      Chế độ ăn để đường ruột khỏe mạnh
    • Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý không loại trừ ai, không phân biệt độ tuổi. Bệnh sẽ có điều kiện thuận lợi để hình thành đó là tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm bẩn. Việc làm này giúp cho ký sinh trùng, nấm men, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập đường ruột.

      Việc thiết lập cho mình một thói quen vệ sinh sạch sẽ và chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này. Muốn làm được điều ấy, mỗi người trong chúng ta cần:

      • Giữ thói quen ăn chín, uống sôi, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng và phải chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Nguồn thực phẩm từ gia cầm cần được vệ sinh đặc biệt sạch sẽ và nấu thật chín.
      • Nếu tiếp xúc với các loại gia súc, gia cầm nhiễm bệnh thì cần phải dùng dụng cụ bảo hộ và tuyệt đối không gần gũi, ôm ấp vật nuôi trong nhà đang mắc bệnh nhiễm khuẩn.
      • Những ai tiếp xúc với vật nuôi thì nên tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh tẩy uế cả nhà để tránh virus không lây lan sang động vật nuôi khác hoặc con người.
      • Xử lý an toàn chất thải gia súc, gia cầm và đưa nó cách xa nơi sinh sống để tránh tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập cơ thể.
      • Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, bạn cũng nên tẩy giun thường xuyên, bổ sung lợi khuẩn hoặc men vi sinh đường ruột.
      • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ, giặt quần áo thường xuyên.
      Dùng dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm
      Dùng dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm
      Giữ vệ sinh thân thể
      Giữ vệ sinh thân thể



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy