Top 11 Lưu ý quan trọng nhất về tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng thứ 4 về số ca mắc mới và thứ 6 về số ca tử vong do ung thư ở nữ giới. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh ... xem thêm...mạng của trên 300.000 phụ nữ. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên, mỗi năm có khoảng 4000 phụ nữ phát hiện mình mắc ung thư cổ tử cung và khoảng 2400 phụ nữ tử vong hàng năm vì căn bệnh này. Đây là căn bệnh hiện vẫn chưa tìm được giải pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ có thể phòng ngừa bằng phương pháp sử dụng vacxin. Vậy sau đây, hãy cùng Toplist tìm hiểu và có các biện pháp giúp tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV hiệu quả nhất nhé!
-
HPV (Human Papilloma Virus) - nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung, là loại virus gây u ở người, lây nhiễm qua đường tiếp xúc (da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm). Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.
Ngoài ra virus HPV còn lây truyền qua các đường khác như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót… HPV cũng có thể truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh. Hiện có hơn 100 tuýp HPV, trong đó các tuýp 16,18 có nguy cơ sinh ung thư cao nhất. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên để giảm tỷ lệ mắc bệnh chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm ngừa vacxin.
Vacxin HPV được đánh giá là an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ phụ nữ tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV tuýp 16 và 18, hai type chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Đặc điểm của các bệnh ung thư nếu để lâu thì càng khó chữa trị nên bác sĩ khuyến cáo trẻ em gái từ 9 tuổi nên tiêm ngừa để đảm bảo được bảo vệ trước khi có khả năng nhiễm loại virus này. Độ tuổi an toàn để vacxin còn có hiệu quả cao nhất là dưới 26 tuổi và chị em phụ nữ chưa lập gia đình hoặc chưa quan hệ tình dục.
-
Giống như các loại vacxin khác giúp cơ thể chống lại nhiễm virus, vacxin HPV kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể và trong tương lai, khi cơ thể có nguy cơ tiếp xúc với các loại virus HPV, kháng thể sẽ liên kết với virus và ngăn chặn nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác.
Các vacxin HPV hiện tại dựa trên các vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) được hình thành bởi các thành phần bề mặt của HPV. Các VLP không lây nhiễm vì chúng thiếu ADN của virus. Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và các kháng thể chống lại VLP cũng có hoạt động chống lại virus tự nhiên. Các VLP tạo được mức độ sản xuất kháng thể cao trong cơ thể, do đó làm cho vắc-xin có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, các vacxin HPV không giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, cũng như không điều trị các bệnh nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do vi-rút gây ra.
-
Một thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.
Virus HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, tạo nên các biến đổi của tế bào và diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn. Theo thống kê của HPV Information Centre thì mỗi 4 phút trôi qua lại có một người tử vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, mỗi ngày có thêm 14 ca mắc mới và 7 ca tử vong do bệnh lý này.
Trong khi đó, lại chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung nên việc tiêm vacxin là vô cùng cần thiết và được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm mà virus HPV gây nên.
Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Quan hệ tình dục đồng giới
- Quan hệ nhiều bạn tình
- Tiếp xúc với mụn cóc
- Có hệ miễn dịch bị suy giảm
- Dinh dưỡng kém.
Hơn nữa, vacxin HPV được đánh giá là an toàn và không gây tác dụng phụ nào đối với phụ nữ khi tiêm phòng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm để lựa chọn tiêm chủng.
Tiêm vacxin HPV rộng rãi có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới lên tới 90%. Ngoài ra, vacxin có thể làm giảm số lần sàng lọc và chăm sóc y tế, sinh thiết và các thủ tục xâm lấn liên quan đến theo dõi sàng lọc các trường hợp cổ tử cung bất thường, do đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và lo lắng liên quan đến các thủ tục theo dõi. Tiêm HPV chỉ nhức tại vị trí tiêm. Sau khi tiêm vài ngày, cảm giác đau nhức sẽ không còn.
Tiêm vắc-xin HPV rộng rãi có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới lên tới 90%. Ngoài ra, vắc-xin có thể làm giảm số lần sàng lọc và chăm sóc y tế, sinh thiết và các thủ tục xâm lấn liên quan đến theo dõi sàng lọc các trường hợp cổ tử cung bất thường, do đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và lo lắng liên quan đến các thủ tục theo dõi.
-
Hiện nay có 2 loại vacxin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam là: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Hai loại vắc xin này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa.
Vacxin Cervarix có xuất xứ từ GlaxoSmithKline – Bỉ
Vắc xin Cervarix bảo vệ trước 2 chủng virus gây u nhú ở người là 16 và 18, được phê chuẩn sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 10 tới 25 nhằm phòng tránh ung thư cổ tử cung.Gồm 3 mũi:
- Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên
- Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng, mũi thứ 2 có thể được tiêm vào thời điểm từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi thứ nhất và mũi thứ 3 tiêm vào thời điểm từ 5 đến 12 tháng sau mũi thứ nhất.
Hiện tại chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại.
Thời điểm tốt nhất để chủng ngừa HPV là trước khi bạn bắt đầu có hoạt động tình dục. Đó là lý do tại sao Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến nghị nên tiêm vacxin này ở tuổi 11 hoặc 12, hoặc mũi sớm nhất có thể bắt đầu khi 9 tuổi. Nếu trẻ 13 tuổi trở lên và chưa được tiêm phòng, bạn vẫn có thể tiêm vacxin khi qua tuổi 26. Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi.
Cách sử dụng: Cervarix được dùng để tiêm bắp vào vùng cơ delta
Vacxin Gardasil xuất xứ từ Merck Sharp & Dohme – Mỹ
Loại vắc xin này cùng giúp bảo vệ bạn khỏi virus HPV chủng 16 và 18 – hai loại virus được xem là nguy hiểm nhất. Ngoài ra, vắc xin cũng có tác dụng chống lại virus HPV chủng 6 và 11, hai chủng virus này có thể gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration - FDA) Hoa Kỳ đã phê chuẩn sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 tới 26 để giúp phòng tránh mụn cóc sinh dục, ung thư ở cổ tử cung, âm đạo, âm vật và hậu môn. Gardasil cũng được phê chuẩn sử dụng cho nam giới từ 9 tới 26 tuổi nhằm phòng tránh mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.
Vacxin gồm 3 mũi:
- Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
- Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Khi không tiêm được đúng lịch theo phác đồ, có thể áp dụng lịch tiêm linh động như sau: Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.
Cách sử dụng:
- Vắc xin Gardasil được chỉ định tiêm bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vào vùng trước bên của phía trên đùi.
- Vắc xin đơn liều 0,5ml được dùng nguyên dạng, không phải hoàn nguyên hoặc pha loãng vắc xin.
- Cần lắc kỹ lọ trước khi tiêm. Sau khi lắc Gardasil sẽ là dịch đục màu trắng. Trước khi dùng nếu quan sát thấy vật lạ hoặc dấu hiệu vật lý bất thường thì cần phải loại bỏ, không được tiêm vắc xin.
- Dùng bơm tiêm vô khuẩn lấy 0,5ml vắc xin từ lọ. Vắc xin cần được tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi lọ.
-
Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên độ tuổi an toàn để vacxin còn có hiệu quả cao nhất là dưới 26 tuổi và chị em phụ nữ chưa lập gia đình hoặc chưa quan hệ tình dục.
Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.Mặc dù vắc xin phòng HPV tại Việt Nam chỉ được chỉ định tiêm ở nữ giới, các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thu được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…).
Những trường hợp không nên tiêm vắc xin:
- Người lớn từ 27 đến 45 tuổi
Mặc dù vacxin HPV được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sẽ được tiêm cho đến tuổi 45, nhưng vacxin HPV không được khuyến nghị cho tất cả người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi.
Thay vào đó, ACIP khuyến nghị các bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc thảo luận với người bệnh trong độ tuổi này xem xét liệu tiêm vacxin HPV có phù hợp với họ hay không. Tiêm vắc-xin HPV ở độ tuổi này mang lại ít lợi ích hơn vì nhiều người đã tiếp xúc với virus HPV. - Người đang mang thai. Không có bằng chứng cho thấy tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ có thể chờ sau khi sinh xong và đi tiêm loại vacxin này.
- Người có phản ứng dị ứng mạnh sau khi đã tiêm 1 liều vắc xin HPV hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong vắc xin.
- Người mắc một số bệnh lý mãn tính như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông.
- Người đang bị nhiễm trùng hay đang sốt cao cần phải điều trị dứt điểm thì mới nên tiêm vắc xin.
- Người lớn từ 27 đến 45 tuổi
-
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Những người đã quan hệ tình dục hoặc đã nhiễm một số loại virus HPV vẫn nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung vì mặc dù đã quan hệ nhưng có thể họ chưa nhiễm hoặc chỉ nhiễm một vài chủng virus HPV.
Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vacxin lại có thể làm được điều này.
Bên cạnh đó, HPV có nhiều tuýp khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vacxin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác. Thực tế, vacxin có thể phòng những chủng virus khác mà họ chưa nhiễm. Tuy nhiên, hiệu quả phòng ngừa sẽ không được cao bằng những người chưa từng quan hệ tình dục và chưa từng nhiễm chủng virus HPV nào.
-
Đối với vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung thì chị em cần tuân thủ một số điều sau đây để đảm bảo phát huy đầy đủ, toàn diện dược tính của mũi tiêm:
- Phải đảm bảo bạn là nữ giới khỏe mạnh hoàn toàn, cơ thể đang không phơi nhiễm với tất cả các chủng của virus HPV.
- Không thực hiện tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác trong thời gian 1 tháng trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung.
- Không sử dụng bất kỳ loại thuốc có tác dụng ức chế khả năng miễn dịch nào, nếu có thì cần báo trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn.
Bạn có thể thực hiện xét nghiệm Pap (xét nghiệm tầm soát tổn thương do ung thư cổ tử cung) hoặc không.Vắc xin ung thư cổ tư cung sẽ có hiệu quả tốt nhất với nữ giới từ 9-26 tuổi, chưa từng nhiễm vi rút HPV. Bạn có thể đã quan hệ tình dục hoặc chưa vì yếu tố này được đánh giá là không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu lực của thuốc khi vào trong cơ thể.
Cần chuẩn bị kế hoạch để thực hiện tiêm từ trước:- Lựa chọn loại vacxin phù hợp với bản thân
- Riêng đối với vắc xin ung thư cổ tử cung bạn sẽ cần đến bệnh viện và thực hiện tiêm nhắc lại khá nhiều lần. Do đó các chị em nên có sự chuẩn bị và thảo luận với bác sĩ từ trước để chọn khoảng thời gian phù hợp thực hiện tiêm phòng. Tùy vào loại vacxin bạn chọn mà thời gian thực hiện tiêm chủng có thể khác nhau.
- Đối với vacxin Gardasil của Mỹ thì độ tuổi phù hợp để sử dụng là từ 9-26 tuổi. Với loại vacxin này bạn sẽ cần đến bệnh viện để thực hiện tiêm ba lần. Lần thứ nhất là mũi tiêm đầu tiên tùy ngày bạn chọn. Mũi thứ hai sẽ được thực hiện tiêm sau đúng 2 tháng sau mũi thứ nhất. Mũi thứ ba là mũi hoàn thành được tiêm sau 6 tháng kể từ mũi thứ nhất.
- Đối với loại vacxin Cervarix của Bỉ thì bạn cần lưu ý khung tuổi cho phép tiêm bị thu hẹp. Bạn sẽ được tiêm vào khoảng từ 10-25 tuổi. Loại này vẫn do bạn tùy chọn mũi tiêm số một. Mũi tiêm số hai sau mũi số một 1 tháng và mũi hoàn thành là mũi số ba tiêm sau mũi số một đúng 6 tháng.
- Phải đảm bảo bạn là nữ giới khỏe mạnh hoàn toàn, cơ thể đang không phơi nhiễm với tất cả các chủng của virus HPV.
-
Theo các chuyên gia cho biết, một loại vacxin nào dù có tốt và hiệu quả tới đâu cũng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bởi vì tiêm vacxin có bản chất có mang virus bị bất hoạt đưa vào cơ thể nên sẽ có một số phản ứng nhằm chống lại chất “lạ” này. Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau và hầu hết là nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm hoặc nổi mẩn đỏ.
Tuy nhiên một số trường hợp có phản ứng mạnh như sốt, co giật, sốc phản vệ hoặc thậm chí tử vong. Trên thực tế cùng tiêm một lô vacxin hoặc thậm chí cùng một lọ vacxin nhưng có rất ít người có phản ứng nghiêm trọng. Điều này được lý giải bởi cơ địa của người phản ứng chứ không phải do chất lượng vacxin kém.
Điều lưu ý là vacxin HPV không phòng ngừa được tất cả các chủng ngừa, trong khi tuýp 16 và 18 là hai tuýp có nguy cơ gây mắc ung thư cao nhất. Điều này cho thấy mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng phụ nữ cũng cần đi tầm soát để phát hiện nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung từ các tuýp khác.
Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:
- Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng
- Sốt nhẹ
- Nổi mề đay
- Đau đầu, mệt mỏi
- Đau cơ, đau khớp
- Buồn nôn và nôn
- Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy
- Quá mẫn…
Nếu sau khi tiêm, bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
-
Sau khi thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ như đã nêu ở trên.
Một số chị em bị phát ban, nổi mẩn ngứa sau khi tiêm khoảng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường nếu chúng giảm dần và tự biến mất. Các chị em nên ngồi nghỉ ngơi tại khu vực tiêm phòng từ 25 - 30 phút để bác sĩ tiện theo dõi. Sau thời gian này nếu chị em thấy không có gì bất thường thì có thể ra về và sinh hoạt như bình thường.
Sau khi đã tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, chị em nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như:
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín, tránh tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc, viêm nhiễm. Thay băng vệ sinh sạch sẽ vào chu kỳ kinh nguyệt và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế hoạt động quan hệ tình dục tránh vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.
- Ngoài ra, đời sống tinh thần là một yếu tố quan trọng chị em phụ nữ cần chú ý. Giữ cho trạng thái vui vẻ, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, tránh hút thuốc lá và lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Khi chị em đã có gia đình từ 21 tuổi trở lên hoặc đã có hoạt động tình dục thì cần thăm khám định kỳ hằng năm, xét nghiệm tế bào học và HPV nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý về phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung.
-
Việc phối hợp giữa các món ăn một cách hợp lý và có một chế độ ăn uống là điều rất quan trọng sau khi tiêm. Bên cạnh lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ăn đủ nhu cầu cơ thể và phối hợp đa dạng các món ăn, thường xuyên thay đổi các thực phẩm trong ngày. Trong một khẩu phần ăn phải có sự cân đối về tỷ lệ nguồn chất đạm động vật và thực vật.
- Tăng cường vừng, lạc, hoa quả chín, rau xanh.
- Trong một khẩu phần ăn chỉ nên có 55 - 65% năng lượng từ ngũ cốc, chất béo khoảng 20 - 25% và còn lại là chất đạm. Vì thế, ngoài việc tìm hiểu sau khi tiêm nên ăn gì, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách cân bằng các dưỡng chất trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Một người nên bổ sung khoảng 200 - 300g rau xanh và 100 - 200g quả chính trong một ngày.
- Khi lựa chọn thực phẩm, nên chọn những phẩm tươi sống, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết do nhiễm bệnh. Ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh, ăn tái, trứng ốp la,…
- Vệ sinh giao thớt, rửa tay trước, trong và sau khi chế biến.
- Thức ăn nên được nấu chín kỹ, mềm, dạng lỏng để dễ tiêu hóa.
Sau khi tiêm nên ăn gì
Để cơ thể nhanh sản sinh miễn dịch, cần cung cấp đủ dinh dưỡng với nguồn gốc đa dạng, tỷ lệ cân đối. Sau khi tiêm, bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm sau.
- Nước: việc bổ sung nước sau khi tiêm vắc xin là vô cùng quan trọng, nhất là bạn tiêm vào những ngày nắng nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay nước suối thông thường bằng nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.
- Cá: trong cá chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, kẽm, sắt, omega-3. Những dưỡng chất này giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và chống viêm rất tốt.
- Thực phẩm giàu vitamin A: giúp tăng cường hệ miễn dịch và biệt hóa tế bào miễn dịch. Bạn nên tăng cường vitamin A cho cơ thể qua những thực phẩm như khoai lang, cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, gấc,…
- Những loại thực phẩm giàu vitamin C và E: giúp chống oxy hóa mạnh cho cơ thể, bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào từ đó nâng cao sức đề kháng. Vitamin C chủ yếu có trong rau xanh và hoa quả như bưởi, chanh, ổi, cam, kiwi, bông cải xanh, rau ngót, ớt chuông,… Vitamin E thì có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như giá đỗ, vừng lạc, dầu ô liu, dầu hướng dương và một số loại rau có màu xanh đậm.
Những thực phẩm nên tránh sau khi tiêm
Bên cạnh một số thông tin về sau khi tiêm nên ăn gì, việc kiêng hoặc hạn chế một số thực phẩm không tốt cũng rất cần thiết trong quá trình phục hồi sức khỏe. Sau khi tiêm, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm sau.
- Chất kích thích. Sau khi tiêm, nên tránh dùng chất kích thích như thuốc lá, bia, café và đặc biệt là rượu. Rượu có thể gây ức chế miễn dịch, giảm khả năng chống nhiễm trùng, làm cơ thể bị thiếu nước. Ngoài ra, rượu cũng làm cho quá trình phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vacxin trở nên khó khăn hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm rất có hại cho cơ thể. Do đó, sau khi tiêm nên hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên, rán, dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,…
-
Cần lưu ý là việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không đóng vai trò thay thế cho việc sàng lọc ung thư. Vacxin phòng HPV có thời gian bảo vệ kéo dài từ 4 - 6 năm và sau thời gian này, chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định vacxin còn hiệu lực bảo vệ. Do vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vacxin HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm. Chị em nên đến những bệnh viện, trung tâm uy tín để thực hiện khám phụ khoa, tầm soát ung thư định kỳ tối thiểu 1 năm/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm của bệnh.
Việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm HPV và PAP. Thời điểm thực hiện và loại xét nghiệm tầm soát ung thư phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử của người bệnh:
- Nữ độ tuổi từ 21-29 tuổi nên làm xét nghiệm PAP (xét nghiệm ThinPrep Pap hoặc Pap smear) với tần suất 3 năm/lần.
- Nữ giới từ 30-65 tuổi nên làm xét nghiệm PAP và HPV đồng thời 5 năm/lần. Hoặc thực hiện xét nghiệm PAP 3 năm/lần và xét nghiệm HPV 5 năm/lần.
Cả 2 xét nghiệm nói trên đều có thể thực hiện một cách đơn giản, không gây đau đớn cho người bệnh. Dựa trên kết quả của 2 xét nghiệm này, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm các phương pháp tầm soát khác.
Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ sẽ giúp đảm bảo hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung, phát hiện bệnh kịp thời (nếu có). Và nhờ đó, hiệu quả điều trị bệnh cũng sẽ được gia tăng đáng kể.