Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh thoái hóa cột sống

Bùi Thị Phương Thảo 24 0 Báo lỗi

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính xảy ra ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng ... xem thêm...

  1. Bệnh thoái hóa cột sống tên tiếng anh là Spondylosis hay Oteoarthritis of lumbar spine. Đây là một bệnh lý xương khớp mãn tính tiến triển chậm, tăng dần về cấp độ, gây đau đớn và khiến người bệnh bị hạn chế vận động do cột sống thắt lưng bị biến dạng trong khi không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh thoái hóa cột sống này là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa trong khi phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch cũng có những thay đổi về cấu trúc tự nhiên do mất nước, già cỗi.


    Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở 2 vị trí là cổ và vùng thắt lưng do phải gánh chịu nhiều áp lực từ các hoạt động hàng ngày. Ngoài vùng cột sống, tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở vùng sụn khớp, lớp màng bao hoạt dịch, lớp xương dưới sụn hoặc đĩa đệm. Thoái hóa cột sống không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng người bệnh cần thực hiện khắc phục càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.

    Thoái hóa cột sống là gì?
    Thoái hóa cột sống là gì?
    Thoái hóa cột sống là gì?

  2. Bệnh thoái hóa cột sống xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân, đó là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát


    Nguyên nhân nguyên phát

    Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Theo đó, tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống càng suy yếu, với các biểu hiện như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa hoặc các mô sụn bị hao mòn.

      Thông thường, bệnh diễn tiến nhanh hay chậm phụ thuộc vào lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người.

      • Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.
      • Ăn uống không lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II khiến cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Song song đó, thoái hóa đốt sống còn xuất phát từ thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đó cũng là lý do vì sao một số người từ 30 – 35 tuổi đã bị thoái hóa cột sống trong khi người già 50 – 60 tuổi xương khớp còn chắc chắn và khỏe mạnh.

      Nguyên nhân thứ phát

      Ngoài nguyên nhân lão hóa thì còn nhiều nguyên nhân thứ phát khiến cột sống bị ảnh hưởng, bao gồm:

      • Đặc thù của công việc: Làm việc văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
      • Thoái hóa cột sống do chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc té ngã do tai nạn nếu không được điều trị dứt điểm, có thể khiến cột sống bị thoái hóa.
      Tư thế ngồi gù lưng - Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
      Tư thế ngồi gù lưng - Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
      Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
    • Triệu chứng chung

        • Tình trạng đau nhức, cứng cơ lưng, cổ và vai gáy vào buổi sáng sớm.
        • Sốt, mệt mỏi, khó thở kèm theo co thắt dạ dày.
        • Đau cột sống âm ỉ, đồng thời cơn đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi).
        • Yếu hoặc tê bì chân tay. Ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống.
        • Đau đầu, chóng mặt hoặc đau ở vai.

        Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

          • Đau nhức cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ: cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng đau có thể lan xuống một bên vai hoặc cánh tay.
          • Tình trạng tê, yếu liệt bả vai, cánh tay hoặc ngón tay.
          • Nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2.

          Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng

            • Xuất hiện cơn đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài trong nhiều tuần.
            • Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động, thực hiện tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.
            • Khi tình trạng chuyển biến nghiêm trọng, các cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân, gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.
            • Thoái hóa đốt sống lưng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo cơn đau co thắt cơ bắp.
            Triệu chứng thoái hóa cột sống
            Triệu chứng thoái hóa cột sống
            Triệu chứng thoái hóa cột sống
          • Thoái hóa cột sống mặc dù tiến triển chậm từ từ nhưng nếu không điều trị từ sớm thì nó rất nguy hiểm vì để lại nhiều hậu quả đến khả năng vận động và chất lượng sống của người mắc. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống.


            Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ

            • Mất ngủ: Thoái hóa cột sống cổ khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ.
            • Hội chứng tăng – giảm huyết áp: Huyết áp tăng giảm bất thường, đôi lúc giảm mạnh hoặc đôi lúc tăng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
            • Rối loạn tiền đình: Cột sống cổ bị thoái hóa có thể cản trở lưu thông máu tới não, từ đó gây ra rối loạn tiền đình với các cơn đau đầu, chóng mặt hoặc chán ăn.
            • Thoát vị đĩa đệm: Khi các dây thần kinh chèn ép tới rễ thần kinh, người bệnh có thể bị tê liệt một hoặc hai bên cánh tay. Dần dần, các bộ phận bị thoái hóa chuyển sang thoát vị đĩa đệm, gây mất kiểm soát vận động, khiến cơ thể teo cơ hoặc bại liệt.
            • Hội chứng cổ – tim: Đốt sống cổ bị thoái hóa, lệch khỏi vị trí ban đầu khiến cấu trúc cột sống cổ bị thay đổi, chèn ép dây thần kinh chi phối hoạt động tim. Kết quả là xuất hiện các cơn đau tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp tim kéo dài.
            • Rối loạn dây thần kinh thực vật: Rối loạn dây thần kinh thực vật khiến người bệnh mất kiểm soát đại tiểu tiện.

            Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

            • Biến dạng cột sống: Các cơn đau dữ dội ở thắt lưng khiến người bệnh không thể làm việc hoặc vận động bình thường. Thay vào đó, họ phải đứng trong tư thế nghiêng người hoặc cúi người xuống khi di chuyển. Về lâu dài, điều này khiến cột sống thắt lưng bị biến dạng (gù, vẹo hoặc cong), ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt.
            • Chèn ép dây thần kinh: Thoái hóa cột sống lưng khiến các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn tới các cơn đau lan tỏa vùng mông và tứ chi. Nếu không điều trị sớm có thể gây đau nhức, co cơ và tăng nguy cơ bại liệt.
            • Ảnh hưởng tới thị lực: Thị lực suy giảm, mắt sưng đau, sợ ánh sáng. Một số trường hợp tầm nhìn bị thu nhỏ và có thể bị mù.
            • Đau ngực: Xuất hiện các cơn đau bầu ngực và đau dai dẳng một bệnh cơ ngực do gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và số 7 bị chèn ép bởi các gai xương.
            Biến chứng thoái hóa cột sống
            Biến chứng thoái hóa cột sống
            Biến chứng thoái hóa cột sống cổ
          • Thoái hóa cột sống có nguy cơ xảy ra cao ở nhóm đối tượng sau:

              • Nghiên cứu từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) cho biết, ước tính 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống.
              • Với người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống xuất hiện nhiều ở nam giới. Ngược lại sau 45 tuổi, tình trạng bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới.
              • Người thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống do trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn bị tổn thương.
              • Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.
              • Những người làm công việc văn phòng hoặc hoạt động thể lực mạnh.
              Đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống
              Đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống
              Đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống thắt lưng
            • Thông thường, bác sĩ dựa trên thông tin bệnh nhân cung cấp về các triệu chứng đang gặp, sau đó tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát để thu hẹp nguyên nhân khiến người bệnh đau nhức khó chịu.


              Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe tổng thể cũng như cột sống bằng cách:

              • Kiểm tra tổng quát tư thế và vùng da xung quanh khu vực bị ảnh hưởng
              • Dùng tay để kiểm tra các mô mềm cũng như các cơ bị co thắt (nếu có)
              • Kiểm tra từng đoạn đốt sống
              • Đánh giá biên độ vận động của các khớp liên quan
              • Kiểm tra phản xạ thần kinh

              Tuy nhiên, ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:

              • Chụp X-quang: giúp kiểm tra khe khớp, tình trạng của đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương
              • Chụp CT: cung cấp hình ảnh về cột sống, đĩa đệm cũng như gai xương chi tiết hơn so với phim X-quang
              • Chụp MRI: giúp bác sĩ quan sát các mô mềm, bao gồm cơ bắp, đĩa đệm cột sống, dây chằng và gân
              • Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT): thường kết hợp với chụp CT để xác định cụ thể vị trí cột sống đang bị tổn thương
              Chấn đoán thoái hóa cột sống
              Chấn đoán thoái hóa cột sống
              Chẩn đoán thoái hóa cột sống
            • Sau khi nắm bắt được nguyên nhân gây ra bệnh, việc lựa chọn phương pháp nào điều trị phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao. Hiện tại, các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống đang tập chung vào kiểm soát các triệu chứng của bệnh, nên chữa dứt điểm được bệnh từ gốc. Dưới đây là một vài cách điều trị phổ biến hay được áp dụng.


              Sử dụng thuốc giảm đau
              Thuốc giảm đau giúp người bệnh thoái hóa cột sống giảm nhanh những cơn đau mà người bệnh gặp phải. Một số loại thuốc hay được sử dụng trong việc hỗ trợ giảm đau cho người bệnh được bác sĩ chỉ định sử dụng như:

              • Thuốc giảm đau: Paracetamol, aspirin..
              • Thuốc chống viêm không có Steroid: Mobic, Celebrex
              • Thuốc mỡ hoặc kem bôi tại chỗ: Golden, profenid gel, Voltaren Emulgel,...
              • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal.
              • Tiêm ngoài màng cứng: phương pháp này dùng cho những người có biểu hiện đau thần kinh tọa do đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh.

              Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu
              Một vài phương pháp hay được sử dụng giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau do bệnh thoái hóa cột sống gây ra như:

              • Châm cứu
              • Massage, xoa bóp
              • Kéo giãn cột sống
              • Điều trị nhiệt: Hồng ngoại, chườm nóng..
              • Chườm nóng hoặc chườm lạnh
              • Diện chẩn

              Phẫu thuật: Chỉ định trong trường hợp thoái hóa cột sống biến chứng nguy hiểm gây đau thần kinh tọa nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống chèn ép tủy sống… hoặc khi các phương pháp trị liệu bảo tồn không cho kết quả như ý.


              Sử dụng bài thuốc dân gian
              Ngoài 2 nhóm phương pháp chữa thoái hóa cột sống kể trên, một số người bệnh cũng lựa chọn những mẹo chữa bệnh từ các bài thuốc dân gian. Các phương pháp này mang lại hiệu quả nhất định cho người bệnh mà không ra tác dụng phụ cho người dùng.
              Một số bài thuốc dân gian hay được sử dụng để giảm những cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra như:

              • Bài thuốc từ cây xương rồng
              • Bài thuốc từ lá lốt
              • Bài thuốc từ ngải cứu

              Nguyên liệu để thực hiện các bài thuốc trên đều dễ kiếm bởi chúng có sẵn trong tự nhiên. Không những vậy, phương pháp thực hiện vô cùng đơn giản, nên người bệnh có thể tự thực hiện ngay tại nhà.

              Điều trị thoái hóa cột sống
              Điều trị thoái hóa cột sống
              Điều trị thoái hóa cột sống
            • Thoái hóa cột sống là một quá trình diễn biến tự nhiên theo tuổi tác mà không có yếu tố nào có thể ngăn chặn. Song, chúng ta có thể làm chậm quá trình này bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên.


              Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa thoái hóa cột sống

              • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp vào bữa ăn hằng ngày như vitamin D, vitamin C, Canxi hoặc Magie.
              • Bổ sung Glucosamine từ các loại thực phẩm chức năng.
              • Uống nhiều nước lọc, tối thiểu 1,5 lít – 2 lít/ngày.
              • Không dùng các chất kích như thuốc lá, rượu bia, cà phê.

              Thói quen sinh hoạt và luyện tập lành mạnh

              • Hạn chế các công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều, chú ý điều chỉnh tư thế, giảm các áp lực dồn lên cột sống.
              • Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi nhiều, khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để cột sống và xương khớp được thư giãn.
              • Giữ cho tinh thần thoải mái, kiểm soát căng thẳng và áp lực bằng cách đọc sách, nghe nhạc, dạo phố, đi du lịch.
              • Tập luyện thường xuyên và đúng cách các bài tập như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu để tăng năng lượng, tăng cường cơ bắp và cải thiện độ linh hoạt của các khớp xương.
              • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
              • Thực hiện các bài tập giúp chữa thoái hóa cột sống, tăng cường độ dẻo dai của cơ thể.
              Phòng ngừa thoái hóa cột sống
              Phòng ngừa thoái hóa cột sống
              Phòng ngừa thoái hóa cột sống
            • Các loại cá béo

              Cá béo đặc biệt giàu omega 3, một loại acid béo tự nhiên nổi tiếng với tác dụng kháng viêm. Chất này khi được cơ thể hấp thu hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của phản ứng viêm tại khu vực có đốt sống bị thoái hóa. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua nguồn thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày. Các loại cá béo giàu omega 3 nhất phải kể đến: Cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm biển, cá thu, cá hồi hoa.

              Để đạt được những lợi ích tốt nhất từ các loại cá béo, hãy sử dụng chúng để chế biến món ăn khoảng 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa bị dị ứng với hải sản thì nên cân nhắc thay thế cá béo bằng một nguồn thực phẩm khác có khả năng bổ sung omega 3 cho cơ thể nhưng an toàn hơn.


              Nước hầm xương
              Nghiên cứu cho thấy trong nước hầm xương, đặc biệt là từ xương ống hay sụn bò, bê, lợn có chứa một lượng lớn glucosamin và chonroitin. Đây là những thành phần tham gia vào quá trình cấu tạo lên lớp sụn thêm giữa các đốt sống. Điều này có thể đảm bảo cho cột sống vận động linh hoạt hơn, giảm thiểu tình trạng ma sát giữa các đốt sống bị thoái hóa, giảm hiện tượng đau lưng, tê cứng cột sống.

              Thêm vào đó, thường xuyên ăn nước hầm xương còn giúp bổ sung hàm lượng canxi phong phú cho cơ thể. Đây là loại khoáng chất không thể thiếu nếu như bạn muốn có một cột sống chắc khỏe hơn.


              Thực phẩm giàu canxi
              Đối với cột sống nói chung và hệ xương khớp nói riêng, canxi đóng vai trò tái tạo nên các tế bào xương, sửa chữa những tổn thương ở khu vực đốt sống bị thoái hóa.


              Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm giàu canxi trong thực đơn còn giúp bạn kiểm soát được sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Ở một số bệnh nhân bị béo phì, việc giảm cân có thể giúp giải phóng áp lực cho cột sống, qua đó làm chậm lại tốc độ thoái hóa.

              Nếu đang bị thoái hóa cột sống, mỗi ngày bạn cần cung cấp cho cơ thể khoảng 120mg canxi. Chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như:

              • Động vật có vỏ: Tôm, cua, ốc, sò
              • Cá mòi
              • Nước cam
              • Các sản phẩm từ sữa
              • Đậu trắng...

              Các loại rau xanh và trái cây
              Rau xanh và hoa quả tươi là nhóm thực phẩm cần được đề cập đến khi trả lời cho câu hỏi "thoái hóa cột sống nên ăn gì". Chúng không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung lượng lớn vitamin cũng như các khoáng tố cần thiết để đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống.

              Các loại rau xanh và trái cây có lợi nhất cho người bị thoái hóa cột sống bao gồm:

              • Súp lơ xanh
              • Cà rốt
              • Rau cải thìa
              • Quả chuối tiêu
              • Trái cây giàu vitamin C

              Ngoài ra, người bị thoái hóa cột sống nên ăn những thực phẩm sau:

              • Ngũ cốc bao gồm lúa mì, lúa mạch, vừng, các loại đậu...
              • Nấm
              • Tỏi
              • Gừng
              • Đậu nành và thực phẩm từ đậu nành
              • Dầu oliu
              Thực phẩm giàu canxi tốt cho người bị thoái hóa cột sống
              Thực phẩm giàu canxi tốt cho người bị thoái hóa cột sống
              Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
            • Một số thực phẩm nhất định có thể đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của cột sống và khiến các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng. Bao gồm:


              Đường

              Ăn quá nhiều đường và các thức ăn chứa đường có thể kích thích giải phóng nhiều Cytokine trong cơ thể. Chất này có thể kích hoạt phản ứng viêm bùng phát tại nơi bị thoái hóa.

              Chính vì vậy, bệnh nhân mắc chứng thoái hóa cột sống không nên nêm quá nhiều đường vào trong món ăn, hạn chế uống nước ngọt hoặc ăn bánh kẹo ngọt. Nếu cần thiết phải sử dụng, nên thay thế đường tổng hợp bằng các chất tạo ngọt tự nhiên, chẳng hạn như mật ong, siro có nguồn gốc từ thực vật.


              Các món chiên, xào

              Khi được dung nạp vào cơ thể, các thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, cản trở lưu thông máu đến cung cấp dưỡng chất cho khu vực cột sống bị thoái hóa. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ chiên xào còn có thể khiến người bệnh bị tăng cân, làm gia tăng gánh nặng cho cột sống, thúc đẩy quá trình thoái hóa tiến triển nhanh hơn.\


              Thoái hóa cột sống không nên ăn bột mì trắng

              Bột mì trắng hay các sản phẩm được tạo ra từ loại bột này như bánh mì, bánh quy đều không được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Chúng có thể kích thích phản ứng viêm bùng phát ở khu vực có đốt sống bị thoái hóa.


              Các loại thịt có màu đỏ

              Thịt đỏ chứa nhiều chất béo và cholesterol xấu nên nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống. Người bệnh có thể xem xét thay thế bằng một nguồn thực phẩm khác thân thiện hơn, chẳng hạn như đậu nành, hạt óc chó và các loại hạt khác.



              Đồ hộp
              Đồ hộp thường được bổ sung thêm chất bảo quản độc hại để kéo dài thời hạn sử dụng. Do đó, nếu thường xuyên ăn thực phẩm này, chất độc có thể tích tụ trong cơ thể làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng thoái hóa cột sống, tăng cảm giác đau lưng, nhức mỏi.


              Rượu, thuốc lá
              Ngay cả khi không bị thoái hóa cột sống, bạn cũng nên tránh lạm dụng bia rượu hoặc hút thuốc lá. Chúng là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, bệnh viêm khớp, thoái hóa xương khớp và nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm.

              Thoái hóa cột sống không nên sử dụng rượu, thuốc lá
              Thoái hóa cột sống không nên sử dụng rượu, thuốc lá
              Thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn gì?



            Công Ty cổ Phần Toplist
            Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
            Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
            Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
            Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
            Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy