Tiêm vacxin HPV rồi có cần sàng lọc ung thư không?

Cần lưu ý là việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không đóng vai trò thay thế cho việc sàng lọc ung thư. Vacxin phòng HPV có thời gian bảo vệ kéo dài từ 4 - 6 năm và sau thời gian này, chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định vacxin còn hiệu lực bảo vệ. Do vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vacxin HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm. Chị em nên đến những bệnh viện, trung tâm uy tín để thực hiện khám phụ khoa, tầm soát ung thư định kỳ tối thiểu 1 năm/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm của bệnh.


Việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm HPV và PAP. Thời điểm thực hiện và loại xét nghiệm tầm soát ung thư phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử của người bệnh:

  • Nữ độ tuổi từ 21-29 tuổi nên làm xét nghiệm PAP (xét nghiệm ThinPrep Pap hoặc Pap smear) với tần suất 3 năm/lần.
  • Nữ giới từ 30-65 tuổi nên làm xét nghiệm PAP và HPV đồng thời 5 năm/lần. Hoặc thực hiện xét nghiệm PAP 3 năm/lần và xét nghiệm HPV 5 năm/lần.

Cả 2 xét nghiệm nói trên đều có thể thực hiện một cách đơn giản, không gây đau đớn cho người bệnh. Dựa trên kết quả của 2 xét nghiệm này, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm các phương pháp tầm soát khác.


Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ sẽ giúp đảm bảo hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung, phát hiện bệnh kịp thời (nếu có). Và nhờ đó, hiệu quả điều trị bệnh cũng sẽ được gia tăng đáng kể.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung
Sàng lọc ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy