Top 8 Lưu ý quan trọng nhất về đau thần kinh tọa

Bùi Thị Phương Thảo 16 0 Báo lỗi

Đau thần kinh tọa biểu hiện với những cơn đau kéo dài từ vùng thắt lưng qua mông, tới cẳng chân, thậm chí là bàn chân ảnh hưởng tới khả năng vận động của người ... xem thêm...

  1. Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to, là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân, nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.


    Đau thần kinh tọa là khái niệm dùng để chỉ tình trạng đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Cơn đau thường bắt đầu từ cột sống thắt lưng sau đó lan tới đùi phần mặt ngoài và phần cẳng chân có thể lan tới mắt cá chân bên ngoài hoặc các ngón chân tùy theo vị trí tổn thương.

    Bệnh lý này rất phổ biến và độ tuổi thường gặp phải tình trạng đau thần kinh tọa là từ 30 - 50 tuổi và nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này chủ yếu do bệnh lý ở đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh (khoảng 80%) gây viêm đau. Ngoài ra 1 số nguyên nhân ít gặp hơn như chấn thương, người bệnh bị viêm đĩa vị cột sống, tổn thương vùng thân cột sống… cũng có thể gây đau thần kinh tọa.

    Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
    Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
    Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

  2. Người mắc bệnh đau thần kinh tọa phần lớn là người cao tuổi, người bị tiểu đường lâu năm và người béo phì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.


    Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa:

    • Tuổi tác: những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa.
    • Béo phì: bằng cách tăng căng thẳng cho cột sống, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần vào những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa.
    • Nghề nghiệp: công việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể đóng vai trò trong bệnh đau thần kinh tọa, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào về liên kết này.
    • Ngồi kéo dài: những người ngồi trong thời gian dài hoặc có lối sống ít vận động có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người năng động.
    • Bệnh đái tháo đường: làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.
    Công việc phải mang vác nặng dễ mắc đau thần kinh tọa
    Công việc phải mang vác nặng dễ mắc đau thần kinh tọa
    Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa
    Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa
  3. Đau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, thông thường các cơn đau thần kinh tọa đa phần sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động.


    Khi bị đau dây thần kinh tọa mãn tính, cơn đau có thể xuất hiện liên tục và kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, gây ra yếu và teo cơ, ví dụ như chứng thả bàn chân (tên gọi khác: tổn thương thần kinh mác, bàn chân rớt, foot drop). Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.


    Nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.


    Đau thần kinh tọa nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn: Cơn đau tăng dần, khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi. Tình trạng tiến triển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm như làm tê bì, mất cảm hoạt động của chân. Bên cạch đó, các cơ dọc đường đi của dây thần kinh tọa có khả năng bị teo, vẹo cột sống, thậm chí là tàn phế. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ tròn gây ra đại tiểu tiện mất tự chủ.

    Nguy cơ tàn phế vĩnh viễn vì biến chứng đau thần kinh tọa
    Nguy cơ tàn phế vĩnh viễn vì biến chứng đau thần kinh tọa
    Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
  4. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường do 3 tác nhân chính: phong tà, thấp tà và hàn tà gây ra. Đó là khi cơ thể gặp vấn đề, khí huyết ngưng trệ, mạch máu bị tắt nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây ra các cơn đau nhức vùng lưng và thắt lưng.


    Theo y học hiện đại, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu là do các tổn thương xảy ra ở phần đĩa đệm hay xương khớp vùng thắt lưng, chèn ép lên dây thần kinh tọa.


    Cụ thể, 6 tác nhân sau có thể gây ra đau thần kinh tọa như sau:

    • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân hàng đầu, khi đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống vùng thắt lưng gặp tổn thương hay lão hóa, nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài bao xơ, chèn ép dây thần kinh tọa và gây ra những cơn đau nhức.
    • Hẹp cột sống: Thường gặp ở những người 60 tuổi trở lên. Cột sống thoái hóa, lâu ngày sẽ làm hẹp ống tủy sống, điều này tạo áp lực lên vùng hông, đặc biệt là hệ thần kinh hông và dây thần kinh tọa.
    • Khối u cột sống: Khi cột sống hay các dây thần kinh xuất hiện những khối u bất thường sẽ tạo áp lực và gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống, nếu xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây tổn hại đến dây thần kinh tọa gây ra tình trạng đau nhức.
    • Chấn thương cột sống: Do tai nạn, té ngã, va đập mạnh có thể khiến cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ, bao xơ đĩa đệm vỡ gây thoát vị đĩa đệm,… tác động lên dây thần kinh tọa.
    • Hội chứng đau cơ tháp chậu hông: Triệu chứng này hiếm gặp hơn nhưng không phải không có. Cơ tháp chậu hông nằm ở phần cột sống thắt lưng, nối với xương đùi, có vai trò cố định khớp háng và chi phối hoạt động của toàn vùng hông – đùi, nếu cơ bị co thắt sẽ chèn ép dây thần kinh tọa.
    • Một số nguyên nhân khác: Áp lực khi mang thai, biến chứng từ một số bệnh lý như tiểu đường, táo bón, tim mạch, cảm cúm, sốt rét,… đều có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức dây thần kinh tọa.
    Áp lực khi mang thai có thể gây đau thần kinh tọa
    Áp lực khi mang thai có thể gây đau thần kinh tọa
    Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
  5. Triệu chứng đau thần kinh tọa bao gồm:

    • Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
    • Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.
    • Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.
    • Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.
    Triệu chứng đau thần kinh tọa
    Triệu chứng đau thần kinh tọa
    Phân biệt đau thần kinh tọa với các bệnh lý xương khớp khác
  6. Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Những điều sau đây có thể đóng một vai trò quan trọng góp phần giảm khả năng mắc đau thần kinh tọa:

    • Luyện tập thể dục đều đặn
    • Duy trì tư thế thích hợp ngồi: chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.
    • Sử dụng cơ thể tốt: hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như mang vác nặng. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.
    Ngồi đúng tư thế để cải thiện và phòng bệnh hiệu quả
    Ngồi đúng tư thế để cải thiện và phòng bệnh hiệu quả
    Phòng ngừa đau thần kinh tọa
  7. Để chẩn đoán chính xác tình trạng đau dây thần kinh tọa, bác sĩ sẽ dựa trên chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.


    Chẩn đoán đau thần kinh tọa lâm sàng


    Bác sĩ hỏi chi tiết những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, kết hợp với một số nghiệm pháp như:

    • Hệ thống điểm đau Valleix và dấu hiệu chuông bấm dương tính.
    • Có dấu hiệu Lasegue.
    • Có dấu hiệu Chavany; dấu hiệu Bonnet.
    • Có phản xạ gân xương: Thử phản xạ gân bánh chè yếu hoặc mất hoàn toàn nếu có tổn thương ở rễ L4; Thử nghiệm phản xạ gân gót yếu hoặc mất nếu có tổn thương ở rễ S1.

    Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa cận lâm sàng


    Dựa trên một số xét nghiệm dưới đây:

    • Chụp X quang: kỹ thuật này hầu như không có giá trị trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh nhưng sẽ giúp định hướng đến các nguyên nhân do bệnh xương khớp như: thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, hẹp đốt sống,...
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Việc chụp MRI sẽ cho hình ảnh chính xác vị trí tổn thương và xác định mức độ chèn ép, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý kịp thời.
    • Chụp CT Scan: trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện chụp MRI sẽ được chỉ định chụp CT.
    • Điện cơ: bằng cách đo xung điện tạo ra bởi dây thần kinh và phản ứng của các bắp cơ sẽ phát hiện mức độ tổn thương ở rễ thần kinh.
    Chẩn đoán đau thần kinh tọa
    Chẩn đoán đau thần kinh tọa
    Chẩn đoán đau thần kinh tọa tại nhà
  8. Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa:

      • Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)
      • Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
      • Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
      • Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
      • Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.

      Điều trị nội khoa

      • Chế độ nghỉ ngơi: nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.

      Điều trị thuốc

      • Thuốc giảm đau, tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây: paracetamol, NSAID, cần lưu ý các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, tim, gan, thận. Xem xét phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
      • Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin.
        • Thuốc giãn cơ
        • Thuốc giảm đau thần kinh
        • Các thuốc vitamin nhóm B
        • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, có thể tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CT.

      Điều trị vật lý trị liệu

      • Khi cơn đau cấp tính được cải thiện, bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể thiết kế chương trình phục hồi chức năng để giúp ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Điều này thường bao gồm các bài tập để điều chỉnh tư thế của bạn, tăng cường cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt
      • Mát xa liệu pháp.
      • Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ. bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống.
      • Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

      Điều trị ngoại khoa

      • Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ. Tùy theo tình trạng thoát vị, trượt đốt sống hoặc u chèn ép cũng như điều kiện kỹ thuật cho phép mà sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau (nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:
        • Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.
        • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
      • Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.

      Điều trị hỗ trợ

      • Chườm lạnh: ban đầu, có thể được cứu trợ từ một túi lạnh đặt trên vùng đau đến 20 phút vài lần một ngày. Sử dụng một túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn sạch.
      • Chườm nóng: sau hai đến ba ngày, áp dụng nhiệt cho các khu vực bị tổn thương. Sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất. Nếu tiếp tục bị đau, hãy thử xen kẽ túi chườm ấm và lạnh.

      Điều trị khác

      • Các liệu pháp thay thế thường được sử dụng cho đau thắt lưng bao gồm:
      • Châm cứu. Trong châm cứu, người hành nghề đưa những chiếc kim mỏng vào tóc vào những điểm cụ thể trên cơ thể bạn. Một số nghiên cứu cho rằng châm cứu có thể giúp giảm đau lưng, trong khi những người khác không tìm thấy lợi ích. Nếu bạn quyết định thử châm cứu, hãy chọn một học viên được cấp phép để đảm bảo rằng họ đã được đào tạo mở rộng.
      • Nắn khớp xương. Điều chỉnh cột sống (thao tác) là một hình thức trị liệu thần kinh cột sống được sử dụng để điều trị hạn chế vận động cột sống. Mục tiêu là để khôi phục chuyển động của cột sống và kết quả là cải thiện chức năng và giảm đau. Thao tác cột sống dường như có hiệu quả và an toàn như các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho đau thắt lưng, nhưng có thể không phù hợp để giảm đau.
      Điều trị đau thần kinh tọa
      Điều trị đau thần kinh tọa
      Các bài tập giảm đau thần kinh tọa tại nhà



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy