Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Top 4 trong Top 8 Lưu ý quan trọng nhất về đau thần kinh tọa
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường do 3 tác nhân chính: phong tà, thấp tà và hàn tà gây ra. Đó là khi cơ thể gặp vấn đề, khí huyết ngưng trệ, mạch máu bị tắt nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây ra các cơn đau nhức vùng lưng và thắt lưng.
Theo y học hiện đại, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu là do các tổn thương xảy ra ở phần đĩa đệm hay xương khớp vùng thắt lưng, chèn ép lên dây thần kinh tọa.
Cụ thể, 6 tác nhân sau có thể gây ra đau thần kinh tọa như sau:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân hàng đầu, khi đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống vùng thắt lưng gặp tổn thương hay lão hóa, nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài bao xơ, chèn ép dây thần kinh tọa và gây ra những cơn đau nhức.
- Hẹp cột sống: Thường gặp ở những người 60 tuổi trở lên. Cột sống thoái hóa, lâu ngày sẽ làm hẹp ống tủy sống, điều này tạo áp lực lên vùng hông, đặc biệt là hệ thần kinh hông và dây thần kinh tọa.
- Khối u cột sống: Khi cột sống hay các dây thần kinh xuất hiện những khối u bất thường sẽ tạo áp lực và gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống, nếu xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây tổn hại đến dây thần kinh tọa gây ra tình trạng đau nhức.
- Chấn thương cột sống: Do tai nạn, té ngã, va đập mạnh có thể khiến cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ, bao xơ đĩa đệm vỡ gây thoát vị đĩa đệm,… tác động lên dây thần kinh tọa.
- Hội chứng đau cơ tháp chậu hông: Triệu chứng này hiếm gặp hơn nhưng không phải không có. Cơ tháp chậu hông nằm ở phần cột sống thắt lưng, nối với xương đùi, có vai trò cố định khớp háng và chi phối hoạt động của toàn vùng hông – đùi, nếu cơ bị co thắt sẽ chèn ép dây thần kinh tọa.
- Một số nguyên nhân khác: Áp lực khi mang thai, biến chứng từ một số bệnh lý như tiểu đường, táo bón, tim mạch, cảm cúm, sốt rét,… đều có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức dây thần kinh tọa.