Top 8 Kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 mà ba mẹ nên biết

Tâm Thanh 36 0 Báo lỗi

Khi bước vào giai đoạn lớp 2, trẻ sẽ có những tiến trình phát triển và trưởng thành hơn. Do đó, việc trang bị những kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 từ sách giáo ... xem thêm...

  1. Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Kỹ năng này cũng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành hơn. Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việc làm đơn giản đến phức tạp. Dần dần, trẻ sẽ hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp.

    Cha mẹ có thể chỉ dạy cho bé làm những việc phù hợp trong khả năng có thể như:

    • Bé có thể tự chuẩn bị sách vở, quần áo, tư trang đầy đủ trước khi đi học.
    • Tự dọn dẹp phòng ngủ, bàn học và nhà vệ sinh, phòng khách.
    • Giúp bố mẹ trông em.
    • Có thể tự giặt đồ, học cách phân loại các đồ quần áo có màu trắng và loại có màu trước khi giặt. Biết gấp gọn quần áo cất vào tủ.
    • Dạy bé tự chủ động giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ theo nề nếp.
    • Bé cũng có thể học cách chế biến một vài món ăn đơn giản và dọn dẹp bếp, rửa sạch bát đĩa.

    Trẻ lúc này còn lóng ngóng chưa quen việc. Cha mẹ cần luôn theo sát và kiên nhẫn khi dạy cho con thực hiện các kỹ năng này, luôn nên động viên, khuyến khích con để lần sau con hoàn thiện hơn. Không nên giúp trẻ mọi việc.

    Kỹ năng tự phục vụ
    Kỹ năng tự phục vụ
    Kỹ năng tự phục vụ
    Kỹ năng tự phục vụ

  2. Hướng dẫn trẻ cách lên thời gian biểu, phân bổ thời gian học, chơi và nghỉ ngơi thật hợp lý là điều cha mẹ nên làm. Trẻ sẽ có thói quen tự giác, làm việc có nề nếp và đúng giờ hơn. Tạo quy định cho con cần làm gì khi nào, khi nào bắt đầu tới trường để bé thực hiện một cách nghiêm túc và có quy củ.

    • Quy định giờ ăn cơm, giờ xem ti vi, giờ làm việc riêng, giờ đi ngủ
    • Dạy trẻ biết sắp xếp thứ tự ưu tiên lịch học, lịch chơi…
    • Lập thời gian biểu cho bản thân một cách khoa học nhất
    • Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu để đạt tới thành công. Hầu hết trẻ em đều không có khái niệm gì về thời gian và cách tốt nhất để nói về thời gian cho trẻ hiểu là thông qua chiếc đồng hồ.
    • Đừng xem nhẹ việc tôn trọng thời gian, bố mẹ cần có hình thức thưởng phạt rõ ràng, giúp con ý thức hơn về giờ giấc. Dần dần, tôn trọng thời gian trở thành kỹ năng, con sẽ dễ thành công hơn.
    Ngoài việc quý trọng thời gian, cha mẹ cũng nên dạy cho con biết quý trọng tiền bạc. Không nên mua sắm một cách lãng phí, chỉ mua những đồ dùng thật sự cần thiết, dùng hết mới được mua cái mới, không nên lãng phí. Hãy dạy con cách tiết kiệm tiền bằng cách nuôi heo đất, con có thể lấy khi cần hoặc mang đi giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.


    Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc
    Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc
    Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc
    Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc
  3. Kỹ năng giao tiếp của trẻ cần được luyện tập càng sớm càng tốt. Với người lớn và các thầy cô, trẻ cần luôn giữ thái độ lịch sự, ngoan ngoãn, chủ động chào hỏi người lớn, trả lời có chủ ngữ, vị ngữ và luôn dạ vâng. Dạy cho con cách ứng xử lịch sự là điều mà bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. Một số cách ứng xử phù hợp cho trẻ 2 tuổi như:

    • Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi: khi trẻ được người lớn hay bạn bè quan tâm hãy biết nói lời "cảm ơn", hoặc khi trẻ làm sai một việc gì đó hay làm phiền người khác thì bố mẹ hãy dạy trẻ nói lời "xin lỗi".
    • Dạy trẻ biết chia sẻ từ những hoạt động gần gũi với trẻ nhất như cho bạn chơi đồ chơi cùng, không tranh đồ chơi của bạn mà hãy luân phiên cùng chơi, biết nhường đồ chơi cho em, trả lại đồ chơi sau khi mượn bạn.
    • Dạy trẻ biết diễn đạt cảm xúc: trẻ 2 tuổi đã bộc lộ những cảm xúc nhất định nhưng trẻ vẫn chưa biết cách diễn đạt cảm xúc của mình đến bố mẹ. Bởi vậy, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách gọi tên chính xác các cảm xúc của mình như vui, buồn, tức giận, yêu, ghét, hạnh phúc... Ngoài ra, bố mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ cách nhận biết cảm xúc của người khác để ứng xử hợp lý.
    • Dạy trẻ phép lịch sự trong bữa ăn gia đình: trẻ 2 tuổi khá hiếu động nên bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ những việc đơn giản như mời người lớn ăn cơm, không chọc đũa thìa lung tung trong thức ăn, không vừa ăn vừa nghịch điện thoại, không vừa ăn vừa xem tivi, không vừa ăn vừa chơi, chạy nhảy, không vừa ăn vừa nói, không làm đổ thức ăn, không làm phiền người khác trong bữa ăn.
    • Dạy trẻ phép lịch sự, tôn trọng người khác: khi có người đến nhà, bố mẹ hãy làm gương chào hỏi để trẻ nhìn thấy và bắt chước. Điều này giúp trẻ học được cách tôn trọng người khác, cách lễ phép. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy trẻ không nghịch đồ của người khác khi chưa được phép.


    Một điều quan trọng nhất khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi đó là bố mẹ nhớ khen thưởng và động viên để trẻ được khích lệ mà làm tốt hơn. Những việc trẻ làm chưa đúng, bố mẹ có thể hướng dẫn lại cho trẻ một cách nhẹ nhàng để lần sau trẻ sẽ làm tốt hơn.

    Kỹ năng ứng xử
    Kỹ năng ứng xử
    Kỹ năng ứng xử
    Kỹ năng ứng xử
  4. Kỹ năng cảm thông chia sẻ được dạy cho học sinh bằng cách cho các con tham gia trải nghiệm sắm vai các tình huống. Sự cảm thông với người khó khăn tạo nên lòng hảo tâm ở trẻ. Trẻ biết góp phần đem niềm vui đến cho những người không may mắn bằng khoản tiền tiết kiệm, đồ chơi, đồ đạc của chính trẻ. Cách để dạy con kỹ năng cảm thông và chia sẻ chính là tâm sự với con thường xuyên.


    Đọc cho con những câu chuyện cảm động, để con tự tưởng tượng hoàn cảnh sống đáng thương của các bạn cùng tuổi. Con dễ hình dung và đồng cảm hơn. Khi đó, trẻ sẽ nảy sinh sự cảm thương và sẵn sàng chia sẻ với người khác.

    Kỹ năng cảm thông và chia sẻ
    Kỹ năng cảm thông và chia sẻ
    Kỹ năng cảm thông và chia sẻ
    Kỹ năng cảm thông và chia sẻ
  5. Lên lớp 2 trẻ đã có nhận thức rõ ràng hơn, tuy nhiên cha mẹ cũng lưu ý để con tiếp thu kiến thức một cách có chọn lọc. Cha mẹ có thể hướng dẫn con tìm đọc các bộ sách phù hợp giúp con mở mang kiến thức, đồng thời cũng hình thành tính kiên nhẫn và khả năng tập trung. Không nên bắt ép trẻ đọc những loại sách bé không yêu thích mà có thể để bé tự lựa chọn chủ đề phù hợp với mình.


    Có thể để con đọc các loại truyện cổ tích ngụ ngôn, truyện tranh, truyện cười hay các truyện về động vật. Mỗi một loại truyện sẽ mang lại cho bé loại kiến thức khác nhau, giúp trẻ khám phá ra nhiều điều bổ ích. Nếu có thể cha mẹ hãy cùng con đọc truyện để hướng dẫn và giải đáp các thông tin cho con.


    Hãy chỉ cho con cách đọc sách thế nào cho đúng, tốc độ đọc như thế nào, con cần chắt lọc những thông tin gì sau khi đọc và học cách tóm tắt nội dung cuốn sách. Có thể kiểm tra độ ghi nhớ của con bằng cách nhờ con tóm tắt lại nội dung cuốn sách hay hỏi về một nhân vật, một vấn đề để con có thể mô tả lại, kể lại những gì con đã ghi nhớ. Việc dạy trẻ đọc nhiều sách và tài liệu ngay từ khi còn nhỏ rất tốt, con có thể cải thiện tốc độ đọc, hiểu biết sâu rộng hơn và có thể phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của mình.

    Tiếp thu kiến thức chọn lọc
    Tiếp thu kiến thức chọn lọc
    Tiếp thu kiến thức chọn lọc
    Tiếp thu kiến thức chọn lọc
  6. Trẻ 2 tuổi đã có thể học cách giữ gìn vệ sinh ngay từ những hoạt động nhỏ nhất trong nhà. Vì vậy, bố mẹ hãy kiên trì để giúp trẻ làm quen với các hoạt động phù hợp nhé, ví dụ như:

    • Lau bàn ăn, bàn uống nước: sau khi ăn xong, bố mẹ có thể tập cho con cách lau bàn. Nếu trong khi ăn, trẻ làm đổ thức ăn ra bàn, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ tự lau sạch chỗ đổ đó. Dần dần trẻ sẽ tập được thói quen cẩn thận khi ăn uống và biết lau dọn khi làm đổ.
    • Bỏ rác đúng chỗ: ít nhất bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự bỏ vỏ bánh kẹo, vỏ trái cây vào thùng rác. Như vậy, trẻ sẽ hình thành thói quen sạch sẽ và luôn biết nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định để không gian quanh mình sạch sẽ hơn.
    • Rửa tay sau khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh: bố mẹ hãy tập cho trẻ biết rửa tay sạch sẽ sau khi tham gia các hoạt động hoặc đi vệ sinh. Vừa hướng dẫn trẻ, bố mẹ có thể giải thích cho trẻ về việc rửa tay sạch để loại bỏ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giúp mình khỏe mạnh.
    • Tự đi vệ sinh: trẻ 2 tuổi đã có thể tự đi vệ sinh, vì thế bố mẹ nên tập cho trẻ biết chủ động đi vệ sinh đúng lúc, đúng chỗ và dội nước sau khi đi vệ sinh. Để trẻ dễ làm quen hơn với việc đi vệ sinh, bố mẹ nên để cố định bô ở một vị trí nhất định trong toilet hoặc chuẩn bị các bệ ngồi toilet cho trẻ.
    Kỹ năng giữ gìn vệ sinh
    Kỹ năng giữ gìn vệ sinh
    Kỹ năng giữ gìn vệ sinh
    Kỹ năng giữ gìn vệ sinh
  7. Kỹ năng sống lớp 2 cần cho học sinh nhận biết các hành vi nguy hiểm có thể xảy ra gây tai nạn thư­ơng tích cho mình và những ng­ười xung quanh. Kỹ năng này cũng giúp trẻ biết từ chối và khuyên các bạn không tham gia các hành vi gây tai nạn thương tích.


    Nhận biết nguy hiểm:

    • Phòng ngừa bỏng, cháy do lửa gây ra
    • Phòng ngừa đuối nước khi đến vùng ao hồ
    • Phòng ngừa té ngã
    • Phòng ngừa thương tật khi chơi đùa, leo trèo
    • Phòng ngừa ngộ độc hóa chất
    • Phòng ngừa tai nạn giao thông khi đi lại trên đường
    • Phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao


    Ở độ tuổi này, con vẫn chưa thể tìm cách cứu bản thân, do vậy cung cấp cho con càng nhiều kiến thức phòng ngừa thương tật càng tốt. Đừng quên dạy con cách la thật to, gây chú ý và nhờ người xung quanh cứu giúp. Cha mẹ cũng nên dạy cho con cách cảnh báo nguy hiểm đến các bạn bè của mình khi chơi các trò chơi nguy hiểm như nghịch điện, chơi với lửa, các trò chơi bạo lực hay nghịch ngợm leo trèo,...Chỉ con cách từ chối tham gia các trò chơi có thể gây tai nạn, đây không phải là nhát gan mà con biết cách tự bảo vệ bản thân và người khác.

    Kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích
    Kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích
    Kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích
    Kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích
  8. Mạnh dạn có thể là một tính cách nhưng cũng là một kỹ năng có thể rèn luyện theo thời gian. Tất nhiên sự mạnh dạn có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như ngoại hình, hoàn cảnh gia đình, năng lực nhưng nếu bản thân một người có sự tự tin thì hoàn toàn có thể xóa mờ điều này. Bởi thế mà đây thực sự là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần có trong cuộc sống.


    Dạy trẻ mạnh dạn trước đám đông bằng cách cho con nói chuyện, bày tỏ quan điểm trước mặt các thành viên trong gia đình, khuyến khích con tham gia phát biểu trong lớp học hay cho con tham gia các buổi ngoại khóa để con tự tin hơn. Cha mẹ có thể cho bé tham gia các lớp học múa hát hay thuyết trình để con có thể mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông hoặc cho con xem các tấm gương có thật để con có thể học hỏi, cải thiện sự tự tin của mình.

    Để con mạnh dạn trước đám đông là tốt nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý nên dạy con nên giữ thái độ như thế nào khi trao đổi, không nên quá tự cao hay thể hiện một cách quá đà. Hãy nói chuyện một cách khiêm tốn, nói đúng sự thật, trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc và thể hiện bằng thái độ chân thành.

    Mạnh dạn trước đám đông
    Mạnh dạn trước đám đông
    Mạnh dạn trước đám đông
    Mạnh dạn trước đám đông




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy