Top 6 Kỹ năng mềm cho sinh viên năm nhất
Lên đại học chính là bước ngoặt quan trọng với không ít bạn, đó là bước ngoặt đánh dấu sự khởi đầu của cuộc sống tự lập. Đây cũng chính là thời điểm để các bạn ... xem thêm...có thể trau dồi nhiều hơn bản thân mình, không chỉ là kiến thức mà còn cả những kỹ năng mềm để phục vụ học tập và công việc sau này. Cùng Toplist tìm hiểu một số kỹ năng mềm cần thiết dành cho các bạn sinh viên nhé.
-
Kỹ năng ngoại ngữ
Trong xu thế toàn cầu hóa, vốn ngoại ngữ giúp bạn thuận lợi và tiến xa trong công việc. Các nhà tuyển dụng có thể không yêu cầu bạn thông thạo ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ nhưng ít nhất, bạn cũng phải có khả năng giao tiếp cơ bản, hay đọc hiểu tài liệu phục vụ cho học tập hay công việc.
Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp, mở ra cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao với quyền lợi và mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Nếu như trước đây, hầu hết các doanh nghiệp đều tuyển riêng một người làm trợ lý, thư ký hay nhân viên chuyên môn về biên – phiên dịch trong một số trường hợp cần thiết, gặp gỡ khách hàng, nhà đầu tư,... thì hiện nay việc này đã hạn chế đi rất nhiều để tiết kiệm chi phí cũng như nguồn nhân lực. Thay vào đó, với những nhân viên có trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt thì có thể sẽ được cân nhắc và thăng tiến lên các vị trí cấp cao hơn như là quản lý, phó phòng, trưởng phòng hay giám đốc, ... để đủ thẩm quyền, khả năng gặp gỡ, làm việc, trao đổi với các khách hàng, đối tác người nước ngoài. Do đó, việc có trình độ ngoại ngữ sẽ là một lợi thế vô cùng tốt, mở ra rất nhiều cơ hội hấp dẫn cho các bạn trong sự nghiệp của mình.
-
Kỹ năng tin học
Kỹ năng tin học văn phòng hiểu đơn giản là kỹ năng sử dụng máy tính để làm việc. Một người có kỹ năng tin học văn phòng sẽ thành thạo các thao tác trên máy, thành thạo những bộ công cụ cơ bản như Microsoft Office, phát hiện và khắc phục một số vấn đề đơn giản khi truy cập Internet. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của nó, thậm chí nhiều bạn trẻ còn bỏ qua.
Trong thời kì công nghệ 4.0, con người làm việc chủ yếu với máy tính, thông qua các công cụ máy tính con người luôn được sự hỗ trợ từ những việc nhỏ nhất, vì vậy kĩ năng tin học có vai trò quan trọng trong công việc sau này.
Tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp bạn sẽ phải sử dụng kỹ năng tin học văn phòng khác nhau, nhưng vẫn có một số kỹ năng cơ bản được sử dụng trong tất cả ngành công nghiệp mà hầu hết những người xin việc cần biết.
-
Kỹ năng giao tiếp
Có một thực tế cho thấy, rất nhiều bạn sinh viên học rất giỏi, kiến thức chuyên môn rất cứng nhưng lại kém về kỹ năng giao tiếp vì chương trình học ít chú trọng vào kỹ năng mềm cho sinh viên. Các bạn không dám bắt chuyện với người đối diện, không biết cư xử hòa đồng với các bạn cùng lớp hay đồng nghiệp, thậm chí có nhiều bạn không đủ tự tin khi nói chuyện với người lạ, không dám tự chủ tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình...
Giao tiếp là chìa khóa trong mọi vấn đề, vì nó xảy ra hàng ngày. Nếu trình độ chuyên môn giỏi cỡ nào, bạn sẽ chẳng thể nổi bật với các nhà tuyển dụng, không thể làm việc chung với các bạn sinh viên khác và từ đó hiệu quả công việc sẽ giảm xuống rõ rệt. Những nỗ lực từ chính bản thân sẽ giúp kỹ năng giao tiếp ngày càng phát triển.
Tham gia các hoạt động đoàn, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa để trở nên năng động hơn, tiếp xúc nhiều hơn; quan sát học hỏi từ những người có kinh nghiệm, giao tiếp tốt,... là một vài cách đơn giản để bạn trau dồi kĩ năng giao tiếp.
-
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp, chẳng ai có thể tự mình hoàn thiện toàn bộ một quy trình, và bạn chỉ là một mắt xích trong đó thôi. Nếu không thể hòa nhịp và phối hợp tốt với người khác, bạn sẽ tự bị đào thải ra khỏi bộ máy. Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng bắt buộc với các bạn sinh viên, giúp các bạn tối ưu hóa học tập hay quá trình làm việc sau này.
Rất nhiều bạn sinh viên hiện nay thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc nhóm. Hiệu quả làm việc nhóm của các bạn thường không cao, việc nhóm không có nguyên tắc làm việc và phân công công việc cụ thể khiến các bạn sinh viên không rõ ràng khi làm việc chung.
Để làm tốt kỹ năng này bạn cần nên chủ động lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, đặt tinh thần trách nhiệm vào công việc,...
-
Kỹ năng lắng nghe và quản lý cảm xúc
Trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu được lắng nghe của con người là rất lớn, vì vậy biết lắng nghe người khác chính là một trong những điều quyết định đến sự thành công của mỗi người chúng ta. Lắng nghe những ý kiến của những người xung quanh, dù là lời khen hay chê cũng đều có những lợi ích nhất định giúp ta nhìn nhận và tự đánh giá bản thân mình.
Việc bạn lắng nghe sẽ tạo ra nhiều cảm xúc khác nhau: vui, buồn, tức giận, phẫn nộ,… Do đó, kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ giúp bạn làm chủ những cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống giao tiếp. Cho dù trong hoàn cảnh tệ hại thế nào đi nữa bạn vẫn có thể tự chủ được.
Quản lý cảm xúc không đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc của mình, hoặc là khống chế hay kìm hãm nó. Quản lý cảm xúc giúp tốt sẽ giúp bạn làm giảm sự căng thẳng trong quá trình giao tiếp. Các mâu thuẫn được giải quyết hài hòa và mang tính xây dựng hơn. Việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề khó khăn hiệu quả hơn.
-
Kỹ năng quản lý tài chính
Kỹ năng quản lí tài chính là kỹ năng các bạn tân sinh viên cần phải học khi bước vào cuộc sống độc lập. "Sống chung với mì gói vào cuối tháng" chắc hẳn là câu chuyện không hiếm gặp. Với một khoản tiền được chu cấp từ gia đình hàng tháng, để không phải rơi vào tình trạng này, sinh viên cần có cách thức quản lí tài chính phù hợp.
Hãy lên kế hoạch các khoản chi của mình, việc phân bổ nguồn tài chính hợp lý sẽ giúp bạn chủ động về mặt kinh tế, đồng thời sẽ giải quyết được những việc phát sinh như: gặp mặt bạn bè, hỏng xe giữa đường, sinh hoạt phí phát sinh và vô càn những khoản chi tiêu khác.
Việc học là ưu tiên nhưng hãy cân nhắc đi làm thêm nữa bạn nhé, vừa có thêm thu nhập mà trải nghiệm được rất nhiều thứ nữa. Bạn sẽ biết trân trọng hơn đồng tiền từ sức lao động của mình, hãy lên kế hoạch và thực hiện từ những bước nhỏ nhé.