Top 17 Lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất
Theo thống kê của American College Testing (ACT), cứ 4 sinh viên thì lại có 1 người bỏ học trước khi học hết năm thứ hai đại học và gần một nửa số sinh viên ... xem thêm...năm nhất bỏ dở việc học trước khi nhận được bằng tốt nghiệp hoặc kết thúc chương trình học của mình. Nhưng các bạn đừng lo, bài viết này không nhằm để dọa cho bạn sợ hay định cướp đi những niềm hân hoan, hưng phấn và mơ ước của bạn khi bước chân vào giảng đường đại học đâu. Sự thật hoàn toàn ngược lại! Dưới đây là top các điều bạn cần làm để không chỉ sống sót qua năm đầu tiên mà còn có những năm tháng sinh viên tuyết vời nhất.
-
Tại sao phải đi tham quan trường trước khi vào học? Câu trả lời là: bạn làm quen với môi trường đại học càng sớm thì càng nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có sự chuẩn bị tốt hơn cho những khó khăn đang chờ đón phía trước.
Theo thường lệ, bạn sẽ phải đến trường đại học trước vài ngày để hoàn thành các thủ tục, giấy tờ cần thiết để nhập học. Bạn hãy dành thời gian sau khi hoàn thành thủ tục để đi tham quan xung quanh trường để xem cách bố trí, sơ đồ phòng học, khuôn viên, căn tin...thậm chí nếu may mắn bạn sẽ được gặp anh chị khóa trên, họ sẽ hướng dẫn, hỗ trợ bạn. Đặc biệt, để cảm nhận bầu không khí của môi trường đại học, bạn hãy bằng quan sát các sinh viên trong nhà ăn hoặc hội sinh viên. Điều này sẽ cho bạn hình dung được những gì bạn sẽ trải qua trong đời sinh viên, giúp giúp bạn đỡ bối rối, làm quen dần với không khí, nhịp điệu ở đại học.
-
Ký túc xá là lựa chọn của rất nhiều sinh viên sống xa nhà. Gần trường, an ninh đảm bảo, chi phí hợp lý và một cuộc sống tập thể vui vẻ, bớt đi cảm giác cô đơn nhớ nhà chính là những điều ai cũng nghĩ đến khi nhắc về chuyện ở kí túc. Thế nhưng, vào ở rồi mới biết có vô số những nỗi khổ "dở khóc dở cười" được gọi là đặc quyền cho người ở ký túc mà không phải ai cũng được trải nghiệm.
Nhiều bạn rất sợ ở ký túc vì các bạn sợ phải va chạm với nhiều người và các tính cách khác nhau. Điều đó cũng đúng, nhưng chính vì là nơi tập trung đông người, bạn mới có thể kết bạn dễ hơn, giúp cuộc sống đời sinh viên của bạn trở nên sinh động, màu sắc hơn chứ không đơn giản chỉ là học và học. Thậm chí những người bạn mới này còn dạy cho bạn nhiều điều thú vị mà bạn không biết, thậm chí là những bài học cuộc sống đáng giá.
Và trên hết là cùng hoàn cảnh phải học xa nhà, xa gia đình, phải tự học, tự có cuộc sống riêng tại môi trường mới nên họ sẽ là chỗ nương tựa cho bạn những khi "tối lửa tắt đèn", cùng thông cảm, chia sẻ. Vậy nên, hãy làm quen với những người bạn mới này nhé!
-
Một trong những vấn đề thường gặp ở các bạn tân sinh viên, là kĩ năng quản lí thời gian. Vừa mới kết thúc kỳ thi tốt nghiệp quan trọng nên nhiều bạn sinh viên dù đã nhập học nhưng vẫn còn mang tâm lý nghỉ ngơi, thư giãn sau kỳ thi quan trọng của đời người. Một số bạn tân sinh viên khác lại rất dễ bị cuốn theo một nhịp sống bận rộn với các mối quan hệ và việc học hành bị rối vào nhau khi mới gia nhập môi trường mới và các bạn không biết cách sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý cho cá nhân mình.
Do đó các bạn phải học cách quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả. Nên có một cuốn sổ notebook để ghi lại các việc phải làm, nên làm cho ngày hôm sau và lịch trình nghỉ ngơi đều đặn, tránh bị ảnh hưởng sức khỏe và học tập. Hoặc bạn cũng có thể tải về máy một phần mềm sắp xếp hay để một cuốn lịch trên bàn, bất cứ thứ gì hữu dụng để giúp bạn.
-
Cuộc sống sinh viên xoay quanh việc ăn - học - chơi - tham gia hoạt động. Và bạn nên xác định học là yếu tố quan trọng nhất trong đó. Bởi học ở đại học không chỉ là học kiến thức đơn thuần mà nó là những gì bạn vận dụng, áp dụng khi ra trường đi làm. Do đó hãy chú ý việc học và tự học của mình nhiều hơn.
Bên cạnh lớp học, thư viện là nơi được phần lớn các bạn sinh viên chọn để học tập, nghiên cứu. Tại đây nhiều trường đại học đã đầu tư một số lượng tài chính khá lớn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua các giáo trình, tài liệu tiêu biểu hay của các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ của Việt Nam và cả thế giới để phục vụ cho các bạn sinh viên của trường. Không gian thư viên đặc biệt yên tĩnh và thoáng mát. Ngay khi bước chân đến cửa thư viện bạn sẽ thấy được không khí, tinh thần học tập, nghiên cứu của các bạn sinh viên từ đó bạn sẽ được thôi thúc, động lực để học hơn đó nhé!
Ngoài ra, một góc nhỏ ở quán cà phê hay khuôn viên yên tĩnh nào đó cũng được miễn là bạn có thể học tập hiệu quả nhất mà không bị phân tâm bởi các nhân tố bên ngoài.
-
Nếu các buổi học ở cấp ba, bạn buộc phải đến trường, đến lớp đúng giờ, vắng học phải xin phép thì nay đến với cánh cửa đại học, bạn được tự do lựa chọn điều đó mà không bị ai ép buộc. Đó cùng là điều khiến cho nhiều bạn tân sinh viên muốn cúp học đặc biệt là vào những buổi sáng trời se lạnh hay những buổi trưa hè nóng bức không muốn bước chân ra đường.
Tuy nhiên bạn không thể mãi không đến trường được, khi muốn cúp học bạn hãy nghĩ về số tiền mà bạn phải bỏ ra để nộp học hay những ngày tháng cấp 3 vất vã mong muốn thi đậu trường đại học mà mình mong muốn, hay đơn giản hơn là không để xảy ra tình cảnh trả nợ môn khi bạn đã là sinh viên năm cuối, lúc đó bạn sẽ động lực để vượt qua và đến lớp. Trong các buổi học ở lớp, bên cạnh, việc tiếp thu kiến thức từ các giảng viên, cố vấn, bạn còn có thêm nhiều thông tin quan trọng như những phần nào trong bài giảng sẽ có trong đề thi, thay đổi trong hạn chót nộp bài tập,...và còn được họ chia sẽ về những câu chuyện thú vị mà họ đã trải qua.
-
Bất kỳ tiểu luận, bài tập...trong đại học đều có thời hạn deadline. Và đây là một điều khác biệt với môi trường học cấp 3. Ở đây, các giảng viên cho bạn một thời gian nhất định mà vượt quá thời hạn này mà bạn không nộp thì có khả năng cao bạn sẽ bị trượt và phải đăng ký học lại vào kỳ sau. Đối với nhiều bạn tân sinh viên phải hoàn thành bài tập, tiểu luận... đúng deadline là rất khó khăn. Một phần là các bạn chưa quen với cách học mới này nhưng bên cạnh đó vẫn có những tính chất như sự trì hoãn hoặc bị mất tập trung có thể cản trở hiệu quả làm việc, học tập của bạn và khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành mọi thứ.
Như đã đề cập, quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng phải học ở các bạn tân sinh viên. Bạn phải nếu bạn biết cách sử dụng và quản lý tốt thời gian, bạn sẽ khắc phục được những thiếu sót và hoàn thành nhiệm vụ đúng deadline không cảm thấy áp lực do bị Deadline dí. Đừng đưa ra lí do để trì hoãn việc thực hiện tiểu luận, bải tập. Bạn bắt đầu càng sớm thì bạn sẽ hoàn thành nó càng sớm. Nếu bạn chần chừ chờ đợi quá lâu, cuối cùng bạn sẽ phải cuống cuồng khi thời hạn Deadline sắp đến.
-
Tương tự với lớp cấp ba sẽ có một giáo viên chủ nhiệm làm công tác quản lý lớp thì đại học cũng thầy/cô chuyên làm công tác quản lý học tập, đời sống của các bạn sinh viên gọi là Cố vấn học tập.
Cố vấn học tập là người sẽ giúp đỡ bạn giải quyết các vấn đề trong học tập bao gồm: đăng ký thêm môn học hay nghỉ môn nào đó, lên lịch học cho học kỳ mới, lựa chọn chuyên ngành...Bên cạnh đó, cố vấn học tập còn giúp đỡ bạn rất nhiều trong các đời sống, tâm tư, tình cảm của sinh viên. Đây là người mà bạn phải tìm đến nhờ vả nhiều nhất trong suốt những năm đi học của mình đấy!
-
Một trong những điều buồn phiền lớn nhất của các tân sinh viên đó là nỗi nhớ nhà và cảm giác lạc lõng giữa cuộc sống lạ lẫm. Giải pháp dành cho các bạn này chính là tham gia vào các tổ chức đoàn hội, câu lạc bộ, đội tuyển,... Học không phải là mục đích duy nhất tại môi trường đại học. Học mà không đi đôi với trải nghiệm là bạn đã bỏ lỡ các lợi ích “siêu to khổng lồ” để phát triển bản thân và trưởng thành hơn về mọi mặt từ kiến thức đến kỹ năng. Tham gia các sự kiện ở trường là một cách học thiết thực, miễn phí và tích lũy rất nhiều kỹ năng mềm cho sinh viên như: Kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, phân chia công việc, thiết lập kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo… Việc giao lưu, hòa mình vào tập thể khi tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là cách hay để sinh viên khám phá, khẳng định bản thân.
Bằng cách tham gia những hoạt động ngoại khóa ở trường, ở ký túc xá, là thành viên trong các CLB tổ chức sự kiện, sinh viên sẽ trưởng thành hơn về mặt giao tiếp xã hội thông qua việc tương tác với những người bạn mới, từ đó vun đắp thêm những kỷ niệm đẹp và đáng nhớ trong suốt 4 năm giảng đường. -
Các trường đại học hiện nay đã và đang đầu tư rất lớn vào cơ sở vật chất, phương tiện để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của các bạn sinh viên. Các thư hiện của các trường đại học có hàng nghìn thậm chí hàng trăm nghìn cuốn sách với đủ các thể loại, chuyên ngành từ kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật....của Việt Nam và thế giới. Đây là khối lượng kiến thức, thông tin vô hạn cho các bạn sinh viên nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiều trường còn xây dựng hệ thống thư viện sách online giúp các bạn sinh viên dễ dàng mượn trả sách khi không đến trường. Do đó, hãy tận dụng hết mọi lợi thế này để học tập hiệu quả nhất!
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo các nhóm học tập để cùng nhau trao đổi, thảo thuận, giúp đỡ nhau trong quá trình học.
-
Cuộc sống sinh viên là một bản màu đầy màu sắc với các con số học, lý luận, với những buổi vui chơi lăn xả hết mình. Những mối quan hệ bạn bè, thầy cô. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi thì đó là dấu hiệu bạn nên nên dành thời gian cho riêng bản thân mình hơn, để cảm nhận, để thấy những thứ tốt đẹp trong chính con bạn cũng như thế giới xung quanh.
Hãy dành một buổi sáng cuối tuần cho bản thân để thư giãn như xem phim, mua sắm... và xóa hết những căng thẳng ở trường, lớp. Dù có thế nào thì phải nhớ đối xử tốt, yêu thương chính mình với chính mình. -
Các bạn phải biết rằng các bạn đã trở thành sinh viên là các bạn đã bắt đầu bước vào giai đoạn học tập và rèn luyện để trở thành những người trưởng thành về thể xác, tinh thần một cách thực thụ. Mọi hành động của bạn nên được bạn suy nghĩ kỹ lưỡng, bạn biết và buộc phải biết hệ quả của hành động của mình trước khi đưa ra quyết định làm hay không làm. Không nên đưa ra quyết định trong lúc nóng giận hay bực bội vì có khả năng bạn sẽ phải hối hạn khi làm việc đó.
Và đừng cố tìm một ai hay cái gì đó để đổ lỗi cho những sai lầm của bạn, hãy dũng cảm thừa nhận chúng là sai lầm của bạn và hãy tìm cách sửa chữa, hạn chế các sai lầm đó thay vì đổ lỗi. Dĩ nhiên không phải ai cũng luôn sáng suốt, luôn đúng khi hành động, nên hãy coi những sai lầm đã xảy ra như một bài học của sự bộc chột, và học cách rút kinh nghiệm cho bản thân.
-
Bệnh tật là một trong nhiều thứ bám đuổi các bạn sinh viên năm nhất trong một thời gian dài và thậm chí còn để lại nhiều tác hại lâu dài. Nhiều bạn sinh viên mới xa nhà, không bị gia đình, người thân quản lý nên thoải mái ăn uống các loại thực phẩm sẵn trong các siêu thị, cửa hàng...thậm chí nhiều bạn chỉ ăn các thức ăn nhanh như mì gói, xúc xích, nước có gas...Đây là những thực phẩm vô cùng có hại cho sức khỏe của bản thân nếu sử dụng nó trong thời gian dài, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa...
Hãy ngủ đủ giấc, bổ sung vitamin và ăn uống điều độ, hạn chế các thức ăn có sẵn, giành thời gian để chơi một môn thể thao nào đó, cố gắng duy trì sức khỏe cho bản thân. Trong trường hợp bạn không được/ không thể nấu ăn thì hãy chon những cửa hàng bán thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáng tin để sử dụng.
-
Cuộc sống của hầu hết các bạn tân sinh viên khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học là cuộc sống xa gia đình, người thân, bạn bè. Các bạn phải sống tự lập ở một nơi lạ xa và buộc phải thích nghi và quen dần với cuộc sống như vậy. Tuy nhiên đôi khi sự bỡ ngỡ, chưa trải sẽ khiến bạn gặp một vài rắc rối như bị trộm cắp, bị cướp, lạc đường, ốm đau....thậm chí là bị khủng hoảng tinh thần.
Những lúc đó bạn nên và phải nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ của những người có kinh nghiêm xung quanh bạn như: Cố vấn học tập, trưởng nhà ký túc xá, trưởng y tá, đội công an phường.... Những người này sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp phải rắc rối nên đừng tự giải quyết nếu mọi chuyện đã vượt quá khả năng và hiểu biết của bạn nếu bạn không muốn mọi chuyện thêm rắc rối, phức tạp hơn mà thay vào đó hãy hỏi ý kiến, sự trợ giúp của những người này. Bạn hãy xin và lưu các phương thức liên lạc với họ trong những ngày đầu nhập học nhé!
-
"Sinh viên tiêu bao nhiều tiền một tháng là hợp lý?" Là câu hỏi quen thuộc đối với các bạn tân sinh viên. Nếu ở cùng gia đình, sinh viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản phí, mà hầu hết các khoản phí này đều chiếm mức giá khá lớn. Cụ thể như: phí trọ, phí ăn ở, phí ốm đau….
Sinh viên sống xa nhà cần phải quán triệt mức chi tiêu của mình nhiều hơn. Bởi khi bước chân vào đại học, sống xa gia đình, sinh viên sẽ phải đối mặt việc tự lập. Trong đó nếu không chi tiêu hợp lý, bạn sẽ có những chuỗi ngày như: Đầu tháng sống như một vị vua, cuối tháng sống như một kẻ nghèo khổ. Thực tế trình trạng này không khó bắt gặp.
Việc chi tiêu hợp lý còn giúp gia đình đỡ một phần gánh nặng và nỗi lo âu về tiền bạc, cuộc sống của con mình. Hầu hết các bạn tân sinh viên đều xin tiền của bố mẹ trong những năm đầu đại học, nếu gia đình bạn khá giả, sẽ không có vấn đề gì xảy ra cả. Nhưng nếu gia đình bạn có kinh tế không ổn định thì đó là cả một vấn đề. Vậy nên việc sắp xếp và kiểm soát chi tiêu phải được quan tâm hàng đầu. -
Khi trở thành sinh viên, đồng nghĩa bạn đã 18 tuổi nên bạn phải tự lập và tự chịu trách nhiệm trước cuộc đời của mình. Học ở môi trường đại học là học theo phương pháp tự đọc, tự nghiên cứu, chỉ khi vấn đề vượt quá sự hiểu biết của bạn thì hãy tìm đến sự trợ giúp từ các giảng viên, cố vấn. Đây cũng là phương pháp học được nhiều trường đại học đã và đang áp dụng cho sinh viên trường mình. Họ không ép buộc, không bắt các bạn phải đến lớp, đến thư viện, thậm chí họ cũng không quan tâm bạn có qua môn hay không mà việc học hoàn toàn là do bạn chủ động.
Chương trình đào tạo của mỗi trường, mỗi ngành là khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các trường đều có thời gian khóa học là 4 năm. Chắc nhiều bạn nghĩ 4 năm rất dài do đó từ từ rồi học. Nhưng xin nhắc cho các bạn biết đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và bạn hãy ngay lập tức từ bỏ suy nghĩ này ra khỏi đầu óc của bạn. Bạn phải hãy xác định mục đích vào đại học của bạn là gì, bạn muốn trở thành người như thế nào sau khi tốt nghiệp hay chỉ đơn giản là bạn có muốn tốt nghiệp đúng hạn hay không? Kiến thức đại học rất rộng, rất nhiều và rất quý giá, bổ ích để tiếp thu học tập, để đi làm. Do đó hãy học tập một cách nghiêm túc, kỷ luật và tự giác để không phải thấy "Giá như khi hồi đại học mình.......".
-
Bạn nên chuẩn bị trước tinh thần cho cuộc sống học tập khi trở thành sinh viên. Nhiều bạn sẽ vỡ mộng khi thật sự bước chân vào đại học. Cuộc sống sinh viên không bao giờ là như bạn tưởng tượng cả, đó là chuỗi ngày vui vẻ có, buồn bã có, chán chường có, hi vọng, thất vọng....là đủ các trạng thái của cảm xúc xoay quanh vấn đế học - chơi - sống.
Có lúc bạn thấy có quá nhiều việc phải làm và tưởng như mình sẽ không bao giờ giải quyết hết hay những vấn đề rắc rối mà bạn nghĩ sẽ không bao giờ xảy ra đối với mình nhưng thực tế thì nó đã xảy ra. Trên thực tế, có rất nhiều bạn tân sinh viên vì không thích nghi được môi trường, cách sống mới, bị choáng ngợp nên đã từ bỏ không tiếp tục con đường mình đã chọn nữa. Do đó, lời khuyên cho bạn chính là: "Hãy chuẩn bị cho sự không có chuẩn bị" và tất nhiên, bạn thế nào thì người khác cũng vậy cả thôi và hãy luôn nghĩ rằng: "Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi" thì bạn sẽ mong chóng vượt qua và thích nghi thôi.
-
Ngoại ngữ có vẻ không còn xa lạ gì với các bạn học sinh, sinh viên ngày nay nữa. Các bạn được tiếp xúc và học tập với tiếng anh ngay từ khi còn học tiểu học, thậm chí là còn nhỏ hơn nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng có năng khiếu và đam mê với ngoại ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng. Rất nhiều sinh viên đại học dù đã phải qua gần 7 năm học tập, rèn luyện nhưng không thể nói, viết tiếng anh đúng ngữ pháp, đó là chưa kể yêu cầu lưu loát hay trôi chảy. Thậm chí đây là còn môn học gây ra nổi sợ tâm lý cho nhiều bạn. Tuy nhiên đó không phải là lý do cho bạn từ bỏ việc học ngoại ngữ, đặc biệt là khi còn là sinh viên.
Các giáo trình, tài liệu học tập nghiên cứu, thậm chí bài giảng của các giảng viên đại học phần lớn sử dụng ngôn ngữ tiếng anh chuyên ngành, bạn phải dành thời gian để tìm hiểu từ mới và học từ vựng trước khi đến giảng đường thì bạn mới bắt kịp được bài giảng.
Đặc biệt hiện nay, khi sự gia nhập của nhiều công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam cùng với số lượng lớn sinh viên ra trường mỗi năm thì cơ hội cạnh tranh việc làm rất cao. Nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng cử viên của họ phải nói, viết tiếng anh thành thạo. Thậm chí, bên cạnh tiếng anh, họ còn yêu cầu biết các ngôn ngữ như tiếng Hàn, tiếng Trung...cơ bản. Nếu bạn không trang bị có mình ít nhất là một ngôn ngữ tiếng anh thì cơ hội việc làm của bạn bị hạn chế rất nhiều. Do vậy, hãy vượt qua nổi sợ hãi của mình và đầu tư học tiếng anh ngay từ khi còn là tân sinh viên.