Top 13 Cách nói sao cho trẻ nghe lời
Dạy dỗ con cái từ xưa tới nay luôn là chủ đề nóng cho các bậc phụ huynh. Mỗi thời mỗi khác, nhưng nó luôn có một nguyên lý chung mà tất cả các thế hệ phụ Huynh ... xem thêm...đều có thể áp dung. Mỗi một ông bố, bà mẹ đều mong muốn con nghe lời, ngoan ngoãn mà không cần dùng đến đòn roi, quát mắng. Vậy các bạn đã thực sự tìm hiểu, con không nghe lời là do con hư, con ương bướng hay do chính bản thân chúng ta chưa biết cách trò chuyện với con? Hãy cùng tìm hiểu 13 cách nói để cho trẻ nghe lời sau, và cùng tìm ra cách áp dụng vào hoàn cảnh của mình, để việc nuôi dạy con trở nên dễ dàng hơn nhé!
-
Mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những khi muốn con bắt tay vào làm một việc gì đó. Chẳng hạn, "Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình", “Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”…
Thay vì dùng từ nếu, mẹ nên thay chúng với cụm từ "khi nào" nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong lời nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục, không mắng mỏ, được cả đôi đường.
Và lưu ý là bố mẹ hãy thực hiện đúng như những gì mình đề ra nhé: con không đánh răng thì không đọc truyện; tương tự như vậy, con hoàn thành yêu cầu thì bắt buộc phải giữ đúng lời đã hứa. Hãy tạo niềm tin cho trẻ từ những việc làm nhỏ nhất nhé!
-
Rất nhiều bố mẹ, khi thấy con đang xem tivi, mẹ đang nấu bếp phải quát lên “Con mau tắt tivi rồi ra ăn cơm mau lên!”. Nhưng mẹ sẽ phải chờ rất lâu đến độ mất hết kiên nhẫn mà vẫn chưa thấy con đi ra khỏi chiếc màn hình, đúng chứ? Vì vậy, thay vì hét lên với con, bạn nên đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút, chỉ cần một hành động như vậy cũng là tiền đề để bé có thể đứng dậy mà không cãi một lời. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm.
Đôi khi việc dạy con một cách nhẹ nhàng như thế nào khiến con nghe lời răm rắp với tâm lý thoải mái. Hơn nữa, dành thời gian cho con sẽ khiến tình cảm của hai mẹ con trở nên gắn bó hơn, cả bạn và bé đều cảm thấy dễ chịu, tình cảm. Trẻ con , đối với chúng không gì bằng những lời ngọt ngào nhẹ nhàng.
-
Thay vì bắt con phải làm theo ý mình, bạn hãy để cho bé được lựa chọn. Đây là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng bé và dành cho bé cơ hội thể hiện trách nhiệm của mình. Nếu bạn càng ép buộc con, con lại càng có tâm lý muốn phản kháng. Hãy đưa ra cho bé các câu hỏi như: "Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?" hoặc "Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?"… Chắc chắn bé sẽ vui vẻ thực hiện công việc theo lựa chọn của mình.
Ví dụ, bố mẹ đặt câu hỏi để bé tự ra quyết định: Đã đến lúc đi rồi, con muốn tự khoác áo hay để mẹ giúp?
Hầu hết trẻ em đều thích được trao quyền quyết định. cho bé lựa chọn, bé sẽ quên đi cảm giác chống đối bố mẹ.
-
Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi “Sao con lại làm thế?” " Tại sao con cư xử như vậy?". Khi con khóc, mẹ cũng ngay lập tức hỏi: sao con lại khóc? Với mẹ, những câu hỏi này thật đơn giản nhưng với bé, đây lại là những câu hỏi rất khó. Trong tiềm thức của một đứa trẻ chúng chưa thể suy nghĩ sâu xa được như người lớn. Bé không biết sắp xếp từ ngữ ra sao để diễn tả hành động của mình. Thực ra, đôi khi chính người lớn chúng ta có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm thế?
Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của bé dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: “Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?”, “Con đã thấy gì?”, “Con định làm gì?”… Bé sẽ dễ dàng chia sẻ với mẹ hơn và từ đó mẹ sẽ hiểu con hơn.
-
Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng. Khi dạy con, mẹ cũng nên làm như vậy, đừng coi nhẹ con. Con mắt là cửa sổ tâm hồn, việc này sẽ giúp sự trao đổi tương tác gắn kết tình cảm của bạn với bé đấy.
Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, mẹ hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Những biểu hiện của con lúc đó cũng sẽ lộ rõ trên gương mặt và ánh mắt. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói.Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi và run rẩy tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ. Hãy dùng điều chỉnh ánh mắt của bạn, nghiêm khắc lúc cần thiết và dịu dàng lúc khuyên nhủ. Chỉ cần một ánh mắt đúng mực là bạn có thể khiến con nghe lời răm rắp rồi đấy.
-
Ngay từ nhỏ, bé đã thích được mẹ âu yếm gọi tên của mình. Bé hiểu tên là thứ rất riêng mà bé được "sở hữu". Do đó, khi đề nghị bé, mẹ hãy gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cái cốc", “Bống, ra ăn cơm con”… Như vậy, khi được mẹ gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thúc giục hơn. Ngược lại bé sẽ lơ đãng và “bỏ quên” lời đề nghị của mẹ hoặc cho rằng mẹ đang nói chung chung, không phải nói mình.
Cái tên của mỗi đứa trẻ thực sự là thiêng liêng dối với chính nó, chúng nghĩ cái tên là một điều gì đó cao cả và bay bổng, chúng yêu cái tên mà bố mẹ đã đặt cho và quý mến nó. Vậy nên hãy gọi bọn trẻ bằng tên của chính nó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ gắn kết hơn nữa đấy
-
Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc". Mẹ thử nghĩ xem, với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.
Thêm nữa, bộ não của chúng sẽ hoạt động theo logic, khi chúng được rèn luyện từ nhỏ để hoàn thành công việc thì sau này nhất định sẽ có thêm nhiều kỹ năng hữu ích đấy.
-
Khi dạy con, mẹ luôn cần nhớ nguyên tắc đơn giản. Hãy sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ. Nói với tốc độ chậm, vừa nói và giao tiếp bằng ánh mắt sẽ khiến cho con cảm thấy được quan tâm và từ đó kích thích sự vâng lời của con.
Đơn giản để dạy con một cách tối giản nhất, không cầu kì hoa mĩ, cho con phát triển một cách tự nhiên, không gượng ép, không la mắng. sự đơn giản của bạn hôm nay sẽ là gốc dễ cho sự trưởng thành của con sau này đấy.
-
Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại “Con có hiểu không?”. Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là “hiểu” dù bé chưa hiểu rõ. Mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp. Lúc đó, mẹ nên nhắc lại cho con bằng một yêu cầu ngắn gọn và đơn giản, dễ nhớ hơn.
Đây là cách mà phụ huynh hay làm để kiểm tra độ nhớ của con. Thay vì yêu cầu con làm ngay việc mà mình đã nói thì bạn hãy hỏi lại:" Mẹ nhắc con làm gì nhỉ?" Bé sẽ trả lời tăm tắp các câu hỏi của bạn và thực hiện những yêu cầu mà bạn đã đặt ra. tuyệt quá đúng không.
-
Đôi khi, bạn cảm thấy khá phiền phức khi con quá thể hiện cá tính riêng của mình: phải chọn bằng được bộ quần áo yêu thích, không thích bộ quần áo mà mẹ đưa cho, nhất định không chịu ăn món ăn mà bạn dày công chuẩn bị... Nhưng, nếu bạn đưa ra cho con lợi ích thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn: Con mặc áo dài tay vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi. Con ăn món này và mẹ con mình sẽ cùng đọc truyện tranh... Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn và bị hấp dẫn trước những lợi ích, bé sẽ khó mà từ chối mẹ được.
Nếu như bạn chỉ yêu cầu mà không đưa ra bất cứ lợi ích nào cho con khi hoàn thành công việc đó, câu trả lời của con chắc chắn sẽ làm bạn thất vọng và quát mắng. Nên đi kèm với công việc, hãy đưa lợi ích, có thể là phần quà nhỏ hoặc buổi đi chơi vào cuối tuần chẳng hạn.
-
Lời nói tích cực luôn tác động tốt đến tất cả mọi người, với một đứa trẻ cũng vậy. Con sẽ cảm thấy buồn, hụt hẫng nếu bạn tức giận và quát mắng: không được làm ồn ở đây; không được vứt quần áo bừa bãi như thế này... Thay vì quát mắng con, bạn hãy đưa ra những lời gợi ý tích cực: Con có thể về phòng mình vui chơi được không? Con có thể giúp mẹ để quần áo gọn gàng được không? Đừng quên kèm theo những lời động viên kiểu như: con là một cậu bé/cô bé ngăn nắp; có trách nhiệm, biết lắng nghe. Mẹ tin con sẽ làm tốt...
Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của mẹ và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của mẹ. thái độ tích cực của bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và phẩm chất của con đấy.
-
Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống"; thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
Đôi khi câu nói" Mẹ cần, mẹ muốn" sẽ làm con hiểu rằng con cần phải làm gì đó cho mẹ, con sẽ yêu thương mẹ hơn và nghe lời đến kinh ngạc đấy
Áp dụng cách này sẽ khiến cho bé thêm hiểu về tình mẫu tử, nó thiêng liêng đến chừng nào, và bạn cũng biết được đứa trẻ của mình thương mình đến đâu, suy nghĩ đến đâu. Hãy thử nhé -
Thay vì trách mắng con và áp đặt con theo mong muốn của mình, hãy chia sẻ với con những suy nghĩ, cảm nhận của bạn. Chẳng hạn: Khi con cãi nhau với em trai con, mẹ cảm thấy rất buồn. Bởi vì cả hai đều là những đứa con mà mẹ yêu thương nhất, mẹ mong hai con yêu thương và đoàn kết với nhau...
Bằng cách chia sẻ này, con sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, mình trở thành một người bạn được mẹ tin tưởng sẻ chia, và chắc chắn rằng con sẽ không nỡ để cha mẹ phải buồn phiền thêm nữa.
Việc đưa ra lí do khiến bạn muốn trẻ bắt tay vào công việc sẽ vừa kích thích khả năng phân tích của con, vừa khiến con cân nhắc để làm việc. Lí do tất nhiên là sẽ thuyết phục đứa trẻ của bạn vâng lời và ngoan ngoãn rồi, đúng không?