Top 10 Cách rèn cho trẻ tự xúc ăn một cách hiệu quả nhất

Việc cho bé tự xúc ăn bằng dụng cụ ăn dặm sẽ giúp hình thành thói quen tốt. Vậy nên, dạy bé tự mình xúc ăn khi bé đang trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm sẽ giúp ... xem thêm...

  1. Đây là công việc không thể thiếu nếu muốn tập cho bé xúc ăn. Các bậc phụ huynh nên cho bé làm quen với các vật dụng như chén, muỗng, ghế ngồi, bàn ăn. Đầu tiên là nên giả vờ xúc thức ăn từ chén rồi đưa vào miệng bé. Trước khi dạy trẻ dùng muỗng nĩa, mẹ và trẻ có thể dùng chén muỗng nhựa để chơi. Cùng chơi trò ăn uống giả vờ như bạn đang xúc thức ăn từ chén rồi đưa vào miệng cho trẻ. Sau đó, giúp trẻ bắt chước những hành động này, hành động này nên làm thường xuyên giúp bé nhớ thao tác.


    Cho trẻ ngồi ăn cơm cùng gia đình, bỏ 1 ít thức ăn như rau, thịt vào chén của trẻ và để trẻ tự xúc. Dù hành động xúc chưa thể thuần thục và khá vụng về nhưng như thế cũng giúp trẻ bước đầu làm quen với việc cầm chén bát và học cách ngồi ăn như mọi người.

    Tập làm quen với bàn ăn và dụng cụ ăn uống
    Tập làm quen với bàn ăn và dụng cụ ăn uống
    Tập làm quen với bàn ăn và dụng cụ ăn uống
    Tập làm quen với bàn ăn và dụng cụ ăn uống

  2. Để thành công trong việc bé tự xúc ăn ba mẹ nên sắm riêng cho bé một bộ chén bát riêng của bé, vì bé còn khá nhỏ. Bố mẹ nên chọn muỗng có tay cầm ngắn và cong. Lòng muỗng nên có độ nông và độ rộng vừa phải. Như thế sẽ giúp bé sẽ dễ dàng đưa vào miệng hơn.


    Với chén, bạn nên chọn loại có vành, nhẹ, không trơn giúp bé cầm dễ dàng hơn. Bạn cũng nên chọn chén ăn dặm cho bé đầy màu sắc, đẹp mắt khiến trẻ thích thú và nên mua 2 - 3 bộ thay nhau để tăng thêm hứng thú.

    Chọn chén muỗng phù hợp
    Chọn chén muỗng phù hợp
    Chọn chén muỗng phù hợp
    Chọn chén muỗng phù hợp
  3. Ai cũng biết trẻ con rồi cũng sẽ lớn lên nên vấn đề tự xúc ăn sớm hay muộn, phụ huynh cũng nên để trẻ tự do ăn. Quan trọng là con lúc nào cũng vui vẻ trong giờ ăn. Với tâm lý dễ chịu, không bị gò bó, trẻ sẽ nhanh học được kỹ năng mới. Ngoài việc rèn luyện cho bé một thói quen tự xúc ăn tốt, bố mẹ phải nên tạo cho bé một môi trường thật thoải mái.


    Cùng với đó là tạo ra những món ăn thật hấp dẫn, nhiều màu sắc để có thể thu hút được bé. Nhờ đó mà mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đối với cả bố mẹ và bé. Quan tâm đến vị trí ngồi ăn, chọn chiếc muỗng, chiếc bát, cái bàn, ghế ăn dặm cho bé sao cho phù hợp, tạo sự yêu thích ở trẻ và cả không khí gia đình vui vẻ, cởi mở khi trẻ ngồi ăn.

    Tạo cho bé cảm giác vui vẻ, thoải mái
    Tạo cho bé cảm giác vui vẻ, thoải mái
    Tạo cho bé cảm giác vui vẻ, thoải mái
    Tạo cho bé cảm giác vui vẻ, thoải mái
  4. Việc trẻ hào hứng hay chủ động tự ăn cũng một phần dựa vào đồ ăn bắt mắt. Điều quan trọng để thành công nhanh là bạn sẽ phải tập cho bé thói quen chủ động trong việc này.


    Bố mẹ nên tạo ra nhiều cơ hội cho bé lựa chọn đồ ăn phù hợp với thức đơn đã chuẩn bị. Đây sẽ là cách để cho bé cảm nhận thấy rằng bé cũng được tôn trọng. Và cũng là cách mà bố mẹ biết được sở thích ăn uống của con mình. Bé sẽ thích món gì hay không thích món gì để điều chỉnh thực đơn cho hợp lý.

    Tập cho bé thói quen chủ động
    Tập cho bé thói quen chủ động
    Tập cho bé thói quen chủ động
    Tập cho bé thói quen chủ động
  5. Khi thấy màu sắc và mùi vị thức ăn hấp dẫn, vị giác của trẻ sẽ được kích thích giúp trẻ ăn ngon, mạnh miệng và dễ tiêu hóa hơn.


    Việc bày trí món ăn đẹp mắt sẽ kích thích sự tò mò của bé, giúp bé hết biếng ăn và tăng cân hiệu quả. Thật ra việc trang trí bữa ăn cho bé không quá phức tạp như các mẹ thường nghĩ, bạn không cần quá khéo léo vì bé không phải một người thưởng thức khó tính. Có rất nhiều cách để trang trí món ăn cho trẻ thích thú và hấp dẫn. Một số ý tưởng đơn giản như tạo hình động vật từ rau củ, hoặc sắp xếp thực phẩm theo hình dạng và màu sắc khác nhau để tạo ra một bữa ăn đầy màu sắc và sinh động. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy dành thời gian để trang trí cho bữa ăn của con cái thêm sinh động và hấp dẫn nhé.

    Trang trí món ăn bắt mắt
    Trang trí món ăn bắt mắt
    Trang trí món ăn bắt mắt
    Trang trí món ăn bắt mắt
  6. Có bé tự học xúc ăn rất nhanh nhưng cũng có bé cần nhiều thời gian hơn đôi chút để học, nhưng điều quan trọng là bạn không nên lấy mốc thời gian của những đứa trẻ khác làm “chuẩn” khi dạy con mình bất cứ việc gì, kể cả việc tự ăn. Khi dạy trẻ tự xúc đồ ăn bạn cần phải kiên nhẫn, nếu bạn sốt ruột và lại tự tay xúc cho trẻ thì việc tập ăn khó mà thành công. Bạn không nên nóng ruột, không nên sợ bẩn, cần kiên trì giúp trẻ.


    Trong những lần đầu tiên tập tự ăn một mình, hầu như bé nào cũng sẽ dùng tay bốc, làm rơi vãi thức ăn tung tóe khắp nơi. Tuy có hơi cực khi lau dọn nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn cho bé tự tập ăn nhiều lần nữa. Đến khi bé nhận ra tay và quần áo trông thật bẩn khi bị dính đầy thức ăn, bé sẽ biết tự dùng muỗng để xúc ăn gọn gàng mà thôi.

    Kiên trì rèn cho trẻ
    Kiên trì rèn cho trẻ
    Kiên trì rèn cho trẻ
    Kiên trì rèn cho trẻ
  7. Nghiêm khắc nếu trẻ múc thức ăn rồi ném thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu. Nên lập ra quy tắc và kỉ luật khi dạy cho trẻ mục đích của cầm muỗng ngay từ đầu để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu.


    Nếu trẻ tỏ ra chán và nghịch ngợm, bố mẹ nên chấm dứt những hành động không tốt này của bé để bé có thể bắt đầu một bữa ăn tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc rèn cho trẻ tự xúc ăn không chỉ giúp trẻ phát triển sức khỏe mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng. Trẻ sẽ học được cách tôn trọng người khác, cách chia sẻ và cách tự lập.

    Lập quy tắc và kỉ luật bàn ăn
    Lập quy tắc và kỉ luật bàn ăn
    Lập quy tắc và kỉ luật bàn ăn
    Lập quy tắc và kỉ luật bàn ăn
  8. Các bậc cha mẹ nên làm mẫu từng hành động cho bé từ việc cầm muỗng đến cả việc đưa thức ăn vào miệng. Để cho bé có thể thấy được niềm vui khi mà mình tự xúc ăn, cách thức xúc đồ ăn. Đồng thời cũng nên hướng dẫn cho bé cách nhai kỹ, từ tốn và tập trung.


    Để có thể làm được việc này một cách đơn giản thì bố mẹ nên kể cho con nghe về những tác hại của nó. Ngoài ra, để hướng dẫn cho trẻ tự xúc ăn, cha mẹ và người lớn cần chú ý đến việc chọn các loại đồ ăn phù hợp với khả năng của trẻ. Bắt đầu với những loại đồ ăn dễ xúc như bánh quy, bánh mì hoặc trái cây. Khi trẻ đã quen với cách xúc ăn này, cha mẹ có thể cho trẻ thử các loại đồ ăn khác nhau để trẻ có cơ hội khám phá và tìm hiểu.

    Làm mẫu và hướng dẫn chi tiết cho bé
    Làm mẫu và hướng dẫn chi tiết cho bé
    Làm mẫu và hướng dẫn chi tiết cho bé
    Làm mẫu và hướng dẫn chi tiết cho bé
  9. Trải nghiệm nhiều loại thức ăn là cách làm rất nhiều ba mẹ đã áp dụng. Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng việc con sẽ hóc thức ăn mà không cho con thử các món mới. Hãy cho con ăn nhiều món đa dạng, nhất là các loại trái cây như chuối, đu đủ, dưa hấu… cắt miếng vừa, bánh mì, bánh quy… để bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất.


    Có thể ban đầu bé sẽ nhả ra nhưng sau vài lần, bé sẽ quen và tự xử lý được thức ăn thô một cách dễ dàng. Ngoài ra, đừng quên chọn chén dĩa bắt mắt sẽ khiến bé yêu thích giờ ăn hơn nhé.

    Cho bé trải nghiệm nhiều loại thức ăn
    Cho bé trải nghiệm nhiều loại thức ăn
    Cho bé trải nghiệm nhiều loại thức ăn
    Cho bé trải nghiệm nhiều loại thức ăn
  10. Có nhiều bố mẹ chia sẻ rằng trong lúc ngủ con vẫn có thể phát triển được nên thường để cho con ngủ thoải mái. Tuy nhiên, nếu bố mẹ xây dựng thời gian biểu cân đối giữa vận động và ngủ sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.


    Vận động nhiều chân tay sẽ cứng cáp hơn, trẻ hoạt bát và phản xạ nhanh hơn, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, giúp trẻ nhanh đói và tạo cảm giác thèm ăn. Khi trẻ đã thèm ăn thì trẻ sẽ tự xúc ăn và ăn nhanh hơn, ngon miệng hơn. Trẻ ăn xong vận động cũng giúp tiêu hóa tốt hơn.

    Cho trẻ vận động nhiều giúp trẻ mau đói, thèm ăn hơn
    Cho trẻ vận động nhiều giúp trẻ mau đói, thèm ăn hơn
    Cho trẻ vận động nhiều giúp trẻ mau đói, thèm ăn hơn
    Cho trẻ vận động nhiều giúp trẻ mau đói, thèm ăn hơn




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy