Top 10 Kinh nghiệm dạy trẻ 3 tuổi hữu ích nhất
Trẻ 3 tuổi biết làm gì là câu hỏi được không ít mẹ quan tâm và tìm hiểu. Thời kỳ bé lên 3 sẽ là khoảng thời gian đau đầu với nhiều bậc phụ huynh vì con bắt đầu ... xem thêm...ngang bướng và khá mẫn cảm. Lúc này trẻ thích làm trái ý người lớn, tự ý hành động mà không cần sự cho phép của mẹ, ngoài ra bé còn có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Điều này đòi hỏi bố mẹ cần quan tâm và tìm hiểu tâm lý của trẻ sâu sắc hơn, để có thể dạy dỗ, chăm sóc con đúng cách. Bài viết sau đây Toplist sẽ giới thiệu đến các bậc cha mẹ kinh nghiệm dạy trẻ 3 tuổi hữu ích nhất.
-
Dạy trẻ biết tư duy và tự suy nghĩ
Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi được xem là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển nhận thức cho trẻ. Lúc này, não đang phát triển mạnh mẽ nên trẻ thường có xu hướng muốn tương tác với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Khi gặp lỗi sai trẻ sẽ biết rút kinh nghiệm.
Trẻ từ 3 tuổi, khả năng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ chúng sẽ tốt vượt bậc so với những giai đoạn khác. Những điều mà các bé học được từ bây giờ chính là nền tảng cho sự sáng tạo trong tư duy về sau. Càng liên hệ và tư duy nhiều ở độ tuổi từ 3 thì trí tuệ của trẻ sẽ được phát triển một cách tối đa qua từng thời kỳ.
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tận dụng được cột mốc “vàng” này để giáo dục trẻ 3 tuổi cách tư duy, liên hệ, liên tưởng. Đừng chỉ trả lời những câu hỏi mà trẻ đặt ra, hãy hỏi ngược lại trẻ những vấn đề tương tự để trẻ có thể tự mình động não và đưa ra câu trả lời dựa trên cách nghĩ của chính mình.
-
Dạy trẻ biết tự lập
Robert A Heinlein – một nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Mỹ có câu nói rất hay: “Đừng gây bất lợi cho con cái bạn bằng việc cho chúng cuộc sống dễ dàng”. Đúng thế, nếu như quá nuông chiều và bao bọc con cái, cha mẹ có thể sẽ khiến cho những khả năng của trẻ bị hạn chế dần. Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng sống tự lập trong những việc nhỏ nhặt thường ngày. Tự lập giúp bé chủ động học hỏi mà không phải ỷ lại vào cha mẹ hoặc thầy cô. Dần dần, trẻ sẽ linh hoạt và tư duy nhanh nhạy hơn trong mọi vấn đề.
Ngoài ra, bé cũng sẽ học được mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bé thấy tò mò hoặc thắc mắc. Ba mẹ chỉ ở bên cạnh bé để chỉ cho bé cái gì đúng, cái gì sai, để bé nhận ra nên và không nên làm gì. Có như vậy, bé mới trưởng thành hơn qua từng ngày, bổ sung thêm vào kho tàng tri thức của bé thật nhiều điều bổ ích và thú vị.Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ đã có thể tự làm những điều nhỏ nhặt. Do đó, để rèn luyện tính tự lập cho con, cha mẹ có thể bắt đầu với việc dạy trẻ biết cách giữ vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh chung ở nhà hay ở nơi công cộng như trường học, công viên… Chẳng hạn như, dạy cho trẻ tự biết rửa mặt, rửa tay, tự biết xả nước sau khi đi vệ sinh, không vứt rác bừa bãi mà phải bỏ rác đúng nơi quy định…
-
Dạy trẻ biết nghe lời
Cách tuyệt vời nhất để dạy trẻ biết nghe lời không phải đến từ lời nói, mà chính là ở hành động của bố mẹ. Bởi, bố mẹ là người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất từ khi con lọt lòng. Các hành vi, cử chỉ, thói quen… của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến một phần tính cách của trẻ. Bố mẹ có biết rằng một cách vô thức trẻ sẽ học tập và làm theo những gì trẻ quan sát được. Chính vì điều này, bố mẹ sẽ phải luôn có những hành vi, cư xử chừng mực đối với tất cả mọi người xung quanh.
Vì vậy, việc bố mẹ sử dụng ngôn ngữ tích cực, hay những hành động để làm gương là cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời và cũng là cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh khá hiệu quả. Hơn nữa, đây cũng là cách giúp con phát triển tốt hơn và tránh tâm lý nhút nhát, xấu hổ ngay từ nhỏ.Một trong những cách dạy con biết nghe lời là khi nói chuyện với con hãy ngồi xuống cạnh con để lắng nghe con nói. Thay vì phải giảng giải ngay khi con đang nóng giận thì cha mẹ có thể để con yên tĩnh một mình. Khi con đã bình bĩnh trở lại, cha mẹ có thể nói chuyện, tâm sự với con để con hiểu ra vấn đề.
-
Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe
Như đã nói bên trên, thói quen kể chuyện cho con nghe là việc rất quan trọng để khởi đầu cho việc dạy trẻ 3 tuổi bắt đầu làm quen với con chữ. Khi được nghe những câu chuyện và những cuốn sách hay, con sẽ nghĩ ra nhiều câu hỏi xoay quanh nội dung đó để hỏi bố mẹ và đưa ra thảo luận đóng góp, đó thực sự là những dấu hiệu tốt, chúng giúp trẻ xây dựng và phát triển ngôn ngữ nói. Mỗi một quyển sách sẽ mang đến cho con những suy nghĩ, quan điểm riêng về nó.
Nội dung của sách, truyện thiếu nhi luôn hướng tới rèn cho các em những điều tốt đẹp và phê phán cái xấu. Vì thế, đọc sách và kể chuyện bé nghe là một trong những cách rèn cho con các thói quen và phẩm chất tốt đẹp như thật thà, trung thực, can đảm, có lòng bao dung, biết giúp đỡ mọi người…
Lời văn được viết trong sách là những câu từ có nhịp điệu, vì vậy mẹ hãy đọc với âm giọng đặc biệt, phong cách đọc riêng để giúp con phần nào hiểu được những hình ảnh minh họa trong đó nói lên điều gì. Thời gian trẻ 3 tuổi được hoạt động với sách càng nhiều, thì con sẽ càng yêu sách khi con lớn lên. Sách mang lại cho con những câu trả lời về tất cả mọi điều mà con tò mò xung quanh, nó mang lại rất nhiều điều hữu ích trong cuộc sống hiện tại và sau này của con.
-
Việc học phải đi đôi với thực hành
Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Với bé 3 tuổi thì bố mẹ không nên chỉ dạy con cách đọc, phải chỉ ra từng mặt chữ cho con biết và dạy con đọc chính xác chữ đó. Nếu cứ để con học vẹt theo thứ tự bảng chữ cái, con sẽ hình thành thói quen khuôn mẫu, khi tiếp xúc với những chữ ngẫu nhiên, con cần phải dò lại bảng chữ cái xem chữ đó là gì. Từ đó, kỹ năng phản xạ của bé bị giảm sút, mất thời gian và trẻ sẽ mất đi tính linh hoạt trong học tập.
Trong quá trình dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái, bố mẹ nên nhớ rằng, đây là độ tuổi rất nhạy cảm nên bố mẹ đừng quá khắt khe về việc phát âm chuẩn ngôn ngữ, hãy cho bé rèn luyện thường xuyên, con có đến 2 năm để học thành thạo bảng chữ cái trước khi bước vào lớp 1. Vì vậy, bố mẹ cần tạo cho con một môi trường học thật thoải mái để con thật tự tin trong việc học tập về sau.Bố mẹ hãy luôn là tấm gương sáng để con noi theo và con có thể hoàn thiện bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Những hành động giao tiếp, ứng xử của bố mẹ hằng ngày cũng là thứ mà con sẽ học hỏi được và quyết định tính cách sau này của con. -
Dạy trẻ kết hợp học và chơi
Việc phụ huynh định hướng, giáo dục theo phương pháp đúng có ý nghĩa đối với sự phát triển của con. Trẻ nhỏ chưa ý thức được như người lớn, chúng sẽ hứng thú với việc chơi hơn học. Vì vậy cha mẹ có thể giáo dục bé theo phương pháp học kết hợp chơi. Vì vui chơi là hoạt động thú vị đối với trẻ, do đó, dạy trẻ như vậy sẽ thúc đẩy chúng học hỏi. Thông qua đó, trẻ có thể cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ và số cũng như phát triển các kỹ năng xã hội.
Vận dụng trí tưởng tượng của trẻ để tạo ra các trò chơi giả định: trò chơi đi chợ, trò chơi nấu ăn, trò chơi buôn bán,... Đây đều là những trò chơi mô phỏng dựa trên các hoạt động hằng ngày, vì vậy các bé sẽ dễ dàng tiếp cận và làm quen. Sau khi chơi xong, các bé sẽ có thể giúp đỡ và phụ cha mẹ các công việc như trong trò chơi.
Lấy ví dụ về trò chơi buôn bán, nói là chơi nhưng thật chất cha mẹ có thể lồng ghép học và tập đếm cho trẻ trong quá trình chơi. Ví dụ, ba mẹ có thể đóng vai người mua hàng và yêu cầu bé lấy đúng số lượng yêu cầu. Thông qua đó, bé có thể vừa giải trí mà vừa học được cách đếm số rất dễ dàng, dễ nhớ và thú vị. -
Dạy học tiếng Anh
3 tuổi là thời điểm vàng để cha mẹ bắt đầu cho bé làm quen với tiếng Anh, đây là giai đoạn bé sẵn sàng tiếp thu một ngoại ngữ song song với tiếng mẹ đẻ. Để dạy học tiếng Anh cho bé 3 tuổi, cha mẹ phải thật sự kiên trì và bền bỉ. Tuổi lên 3 khả năng chú ý tập trung của bé chưa cao và thường rất nhanh chán, vậy nên mẹ phải đặc biệt kiên nhẫn với trẻ.
Mẹ có thể dành ra 5 phút mỗi ngày để giúp bé làm quen với tiếng Anh qua tranh, ảnh, flashcard. Thường xuyên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp cùng trẻ trong các hoạt động thường ngày. Đôi khi đó chỉ là những cuộc đối thoại một chiều, trẻ cần thời gian để hấp thụ trước khi có thể hiểu và phản xạ tự nhiên với tiếng Anh. Cha mẹ hãy luôn dành cho bé những lời khen ngợi, cổ vũ về sự tiến bộ của trẻ. Bạn càng khuyến khích bé sẽ càng cảm thấy hứng thú và thúc đẩy bé học chăm chỉ hơn.
Khả năng ghi nhớ của trẻ 3 tuổi chưa thực sự tốt vậy nên việc lặp lại các từ mới là rất quan trọng để giúp trẻ có thể ghi nhớ được các từ vựng đã học. Từ vựng càng xuất hiện thường xuyên càng thu hút được sự chú ý của trẻ. Bạn có thể sử dụng Flashcards dạy trẻ học từ vựng, hình ảnh sẽ giúp trẻ ghi nhớ nhanh hơn. Có thể dán hình ảnh Flashcards tại những nơi dễ thấy trong nhà và đề nghị bé mỗi lần đi qua khu vực đó sẽ đọc nhẩm lại từ mới đó. Và thường xuyên ôn lại từ hàng tuần hàng tháng để bé không bị quên từ đó.
-
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp với trẻ là một trong những phần thú vị và bổ ích nhất trong quá trình nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh. Từ 2 – 3 tuổi, trẻ tiếp nhận thông tin qua các tương tác hàng ngày với bố mẹ và thế giới xung quanh.
Bé 2 - 3 tuổi học kỹ năng giao tiếp theo hình thức mô phỏng và bắt chước. Những câu nói, cử chỉ, hành động của bố mẹ sẽ hình thành nên lối giao tiếp của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu để biết rõ sự phát triển trong giai đoạn này của bé nhằm hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất.
Đây là kỹ năng quan trọng cần hình thành sớm từ mỗi trẻ, từ lúc các bé biết nói bập bẹ là chúng ta nên hướng dẫn bé cách giao tiếp rồi. Giao tiếp với người lớn, với bạn bè, mỗi đối tượng sẽ cần có cách nói chuyện khác nhau. Cha mẹ cần dạy con cách dùng từ giao tiếp với mỗi người cho phù hợp. Con biết cách xưng hô, thể hiện được sự lễ phép chuẩn mực. Việc dạy con giao tiếp sẽ giúp trẻ tự tin hơn, dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh.
-
Dạy con cách cư xử văn minh ở mọi nơi
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc dạy con cách cư xử văn minh, lịch sự ngay từ nhỏ sẽ giúp các bé hình thành những phẩm chất đạo đức tốt, hứa hẹn trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Cha mẹ có thể dạy con những việc đơn giản như chào hỏi khi gặp người khác, biết nói cảm ơn - xin lỗi, cư xử ngoan ngoãn - nhẹ nhàng khi ở nơi công cộng, tôn trọng nghề nghiệp của người khác, biết xếp hàng khi mua đồ, không chen ngang khi người lớn đang nói chuyện...Nếu con có ý kiến gì thì phải xin phép trước khi nói... đó là phép lịch sự tối thiểu cha mẹ cần dạy cho các con. Dạy con cách cư xử chính là giúp chúng biết lắng nghe, tôn trọng mọi người xung quanh.
Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải làm gương cho bé. Con cái là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ, do đó dạy con cách cư xử thì chính cha mẹ cũng phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Có như vậy con mới có thể hình thành 1 nhân cách tốt.
-
Dạy con hiểu về giá trị của đồng tiền
Nhiều cha mẹ cho rằng có rất nhiều thứ quan trọng để dạy trẻ hơn là giá trị đồng tiền và cách chi tiêu hợp lý. Thế nhưng, thói quen chi tiêu bắt đầu hình thành từ khi còn rất nhỏ. Theo Sam Renick, chuyên gia tư vấn tài chính và tác giả của cuốn sách "Dạy trẻ học cách tiêu tiền khôn ngoan càng sớm càng tốt", trẻ con hiện nay hàng ngày bị ảnh hưởng từ các chương trình TV, báo chí, quảng cáo với nhiều hình thức khuyến khích mua sắm, tiêu tiền. Cha mẹ nên có những bài học dạy trẻ chi tiêu hợp lý. Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể học được các bài học cơ bản về giá trị của đồng tiền và trên thực tế, dạy trẻ không khó như các bạn nghĩ.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể học được các bài học cơ bản về giá trị của đồng tiền. Cha mẹ có thể dạy con làm quen với giá trị đồng tiền bằng việc cho bé trả tiền khi đi siêu thị, bỏ tiền vào lợn rồi sẽ mua 1 thứ gì đó giá trị với bé, hoặc chơi các trò chơi về tiền như bán hàng.
Ngoài ra, cha mẹ nên trao đổi thẳng thắn với con về giá trị của tiền bạc, khuyến khích trẻ trì hoãn mua những thứ muốn nhất thời. Dạy con cách tự tiết kiệm tiền để mua kẹo, đồ dùng học tập, và cho trẻ cơ hội thực hành về tiền. Nếu bạn muốn dạy con thì trước tiên hãy là tấm gương cho con tập. Nếu bạn muốn dạy con bài học tiết kiệm tiền thì bạn nên tiết kiệm và để cho con biết bạn tiết kiệm như thế nào. Nếu bạn muốn dạy con cách chia sẻ, làm từ thiện thì hãy cùng con làm từ thiện.