Top 8 Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 1 cho giáo viên ngày đầu nhận lớp

Phương Trinh 7630 0 Báo lỗi

Bên cạnh việc dạy các em những kiến thức cần thiết trong sách vở, giáo viên lớp 1 còn phải làm sao cho các bé có thể thích nghi với môi trường mới, cách học ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ngày đầu nhận lớp đừng dạy chữ vội

    Theo kinh nghiệm từng trải của một số giáo viên, thì đầu năm vô lớp bạn đừng vội dạy chữ. Hãy trò chuyện, quan sát những học sinh có khả năng quản lý lớp để bầu cán sự lớp. Rồi tập trung dạy nề nếp lớp: từ cách xếp hàng ra vào lớp từng tổ, hướng dẫn đi vệ sinh, chỉ cách xin phép, phát biểu, giơ tay và thống nhất một số kí hiệu về trật tự, lấy bảng con, sách, vở.... Đặc biệt cách phát biểu ý kiến khi nghe khi nói. Thống nhất một số quy định và yêu cầu các con tôn trọng, thực hiện theo tinh thần thi đua tổ. Mọi thứ đâu vào đấy rồi thì dạy chữ. Đúng tiên học lễ hậu học văn. Đảm bảo bạn sẽ khỏe về sau. Nếu dạy lớp 1 tốt, chắc chắn một điều là bạn sẽ dạy tốt các lớp toàn cấp tiểu học.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Với học sinh lớp 1, giáo viên không cần kiến thức cao mà rất cần kỹ năng và kinh nghiệm.

    Rèn đọc, chữ viết, nghe viết, toán tính, giải toán, mỗi thứ cô đều phải rèn thường xuyên cho học sinh. Không cần nội dung dài mà rất cần em nào cũng được trải nghiệm. Em nào tiếp thu nhanh thì giao việc, em nào tiếp thu chậm phải kiên trì dẫn giải rõ, dần dần thành kỹ năng. Với học sinh lớp 1, giáo viên đừng giao nhiều bài, chỉ giao ít mà phải thường xuyên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Dạy lớp 1 phải chịu khó, kiên trì và nhẫn nại

    Muốn thành công thì cô phải chịu khó kiên trì, nhất là đầu năm hãy dành thời gian ra chơi thay vì nghỉ ngơi thì kèm thêm những em yếu hơn để các em tiến bộ.


    Với học sinh lớp 1, thường trẻ dễ mất tập trung, bạn đừng nên tạo khoảng trống lớp sẽ ồn ào. Kiến thức lớp 1 cũng đơn giản nên chỉ cần bạn dồn hết tâm huyết và sự nhẫn nại vào các em. Đối với trẻ còn chậm thì mình chỉ đòi hỏi tiến bộ từng bước thôi, đừng so sánh với các em nhanh. Chậm chỗ nào bổ sung chỗ đó, đọc chậm thì luyện đọc nhiều bất kể môn gì hãy tạo cơ hội cho trẻ đọc. Toán chậm hãy để các em làm nhiều cùng 1 dạng toán mà em chưa hiểu và phân tích.


    Ví dụ: chuẩn bị sẵn bảng và bảng vần các em đã học. Cứ ôn đi ôn lai nhiều lần cho các em đó. Tùy từng học sinh mà mình vận dụng phương pháp cho thích hợp. Cứ kiên trì như vậy thì đảm bảo cuối năm kết quả sẽ rất tốt, cả lớp cùng tiến bộ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Xem mình là mẹ và học trò là con

    Dạy lớp 1 điều quan trọng nhất là phải hết sức yêu nghề, có tâm huyết và đương nhiên phải "xem mình mẹ và học trò là con" thì mới có kết quả.


    Với những em bướng bỉnh cần thể hiện vừa yêu trò vừa rất nghiêm khắc: ánh mắt, nét mặt, lời nói. Thể hiện yêu thương và tin tưởng các em.


    Cho dù dạy theo phương pháp nào việc đầu tiên là mình gần gũi với học sinh để các em có cảm giác ấm áp tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ bất cứ chuyện gì... Mà có những điều với bố mẹ nó cũng không dám nói.... Từ đó bắt đầu ta mới dạy chữ, dạy kiến thức cho các con. Được như vậy, giáo viên sẽ dễ rèn luyện các em hơn rất nhiều.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Kỹ năng gắn kết các học sinh

    Cách nhanh nhất để bé sớm thích môi trường mới là có những người bạn. Vì vậy, giáo viên lớp 1 cần biết cách gắn kết các thành viên trong lớp lại với nhau. Có thể chia thành các nhóm để học bài,tổ chức các trò chơi trong các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Linh hoạt giải quết các tình huống xảy ra trong lớp học

    Trẻ tiếp xúc với nhau không thể tránh những bất đồng. Có thể cãi nhau thậm chí đánh nhau khi các thầy cô không ở đó. Vì vậy, giáo viên lớp 1 cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lí để ứng phó với các tình huống này, làm sao công bằng cho các học sinh và hài lòng phụ huynh, các phụ huynh lại thường có xu hướng bênh vực con mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Thống nhất với học sinh một số ký hiệu

    Thống nhất với học sinh một số ký hiệu để dễ dàng hơn trong việc giảng dạy chẳng hạn: động tác tay, vỗ tay, đếm hoặc ký hiệu cho đọc to, nhỏ, trật tự, lắng nghe, trò chơi, group gì đó... sau này khi dạy đọc mình còn có động tác đánh vần, ghép vần, đọc trơn, phân tích gì đó....kí hiệu dấu +, chữ G: bảng ghép, chữ b : bảng con, chữ v: lấy vở, chữ S : sách gì đó, chữ T: trò chơi....

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Quản lí lớp thật tốt thì việc dạy mới hiệu quả

    Phải quản lí lớp thật tốt thì việc dạy mới hiệu quả, giáo viên nên thường xuyên liên lạc với phụ huynh, hệ thống lại bảng âm, vần đã học phát cho mỗi em một bản và ghi chú mỗi ngày các con đọc 5 lần. Còn muốn lớp trật tự ngoan thì luôn khen ngợi thi đua giữa các tổ, tổ nào đọc to, tổ nào viết nhanh, em nào viết đẹp gọi lên bảng viết mẫu...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy