Top 9 Biện pháp rèn nề nếp, quản lý học sinh lớp một mà giáo viên chủ nhiệm nên biết

Phương Trinh 36777 0 Báo lỗi

Học sinh tiểu học đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 1, các em còn mang tính hiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh ... xem thêm...

  1. Đối với học sinh lớp 1, giáo viên cần phải thật linh hoạt trong việc quản lý cũng như rèn nề nếp cho các em và "Ân cần, nhẹ nhàng đôi khi cũng phải nghiêm khắc'' chính là câu trả lời. Bạn biết đấy, trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, trẻ phải chuyển từ việc học thông qua chơi sang học có chủ đích. Trẻ phải đối mặt với những mối quan hệ mới, những trách nhiệm mới, và tất cả những điều này đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng thích nghi. Chính vì thế, bạn nên uốn nắn trẻ từ từ, cho trẻ dần dần đi vào nề nếp.


    Cho trẻ làm quen với các quy định nề nếp như:


    • Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải có phép
    • Có đầy đủ dụng cụ học tập, luôn giữ gìn sách vở sạch sẽ
    • Nắm chắc các nội quy của trường của lớp đề ra
    • Cách cầm bút tư thế ngồi, cách giơ bảng, cách giơ tay đúng quy định.
    • Các ký hiệu trong một tiết học:
      • Giở sách: S
      • Giở vở: V
      • Giở bảng: B
      • Giở bộ chữ: BC
    • Trong lớp phải chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài
    • Không đánh nhau, không nói chuyện, không chửi bậy
    • Đoàn kết giúp đỡ bạn bè
    • Nhặt được của rơi, trả lại cho người mất
    • Không lấy lẫn đồ dùng học tập của các bạn trong lớp

    Và về sau cứ dựa theo những quy định này mà khen (phạt nhẹ nhàng)


    Chẳng hạn như kinh nghiệm của một giáo viên khi quản lý học sinh lớp 1 cho rằng: Ngày gặp đầu tiên với các bé. Giáo viên phải thật vui vẻ, hỏi mấy bé có thích cái này cái kia không? Rồi đưa ra luật. Bạn nào ngoan - học giỏi thì sẽ thưởng những món đồ mà bé thích. Còn bạn nào không ngoan thì sẽ bị phạt. Vì bình thường, mấy bé nhỏ rất thích được tặng quà - nói ngọt. Đó là ngày đầu còn trong quá trình học về sau, nếu giáo viên hiền quá, mấy bé sẽ được đà mà nghịch. Giáo viên phải nghiêm khắc một chút thì bé mới nể cô. Bé nào hư lắm thì có thể cho bé đó đứng lên học, làm gương cho lớp. Tự khắc, mấy bé khác thấy vậy thì sẽ không dám làm ồn - quậy nữa. Trong quá trình dạy nên nữa nhu nữa cứng. Còn cứng không, thì mấy bé sợ rồi lại không chịu học. Nếu hiền quá, thì không quản được.


    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  2. Cũng giống như các khối lớp lớn hơn, với học sinh lớp 1, giáo viên nên đưa ra nguyên tắc rõ ràng. Tuy còn bé nhưng các em vẫn hiểu được đúng sai, nguyên tắc. Chẳng hạn như đầu giờ vào thì giáo viên sẽ đặt câu hỏi: "các con giờ học thì chúng ta học như thế nào?" và bọn trẻ sẽ trả lời, lúc đó giáo viên có cơ hội tiếp lời "vậy thì..." và bạn có thể có 1 ngôn ngữ cử chỉ với các em như:


    • Khi thầy/cô đưa tay lên môi thì chúng ta sẽ cùng im lặng các con làm được không?
    • Khi thầy/cô gõ thước trên bàn thì chúng ta sẽ cùng nhìn lên bảng
    • ...

    Hoặc giáo viên nên viết 5 nguyên tắc để trở thành một người nghe tốt, dán lên bảng. Mỗi khi học sinh vi phạm, ngay lập tức ngừng dạy và cho học sinh đọc lại các nguyên tắc đó:

    • Tai lắng nghe
    • Mắt nhìn người nói
    • Miệng không nói
    • Ngồi yên
    • Tay không nghịch đồ

    Mỗi khi học sinh không lắng nghe giáo viên, hay không lắng nghe bạn, giáo viên cần nhắc nhở rất nghiêm khắc, cho học sinh nhắc lại quy tắc ngay lập tức và cám ơn những bạn nào đã có kĩ năng nghe tốt. Mỗi khi giáo viên đang nói mà học sinh xen vào, giáo viên nên nói "" Cô xin lỗi nhưng đến lượt nói của cô, cô đang nói, cô cần bạn lắng nghe!" Khi giáo viên đang giảng bài mà học sinh quay đi, không chú ý, giáo viên nên đưa ngay tên của học sinh đó vào lời giảng, cho một ví dụ vui vui để gây chú ý và kéo em lại bài giảng của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  3. Không ít các trường hợp, giáo viên thường trả lời các câu hỏi của học sinh, ngay cả khi học sinh không giơ tay. Điều này tạo thói quen xấu cho học sinh. Giáo viên phải luôn nhớ nguyên tắc "chỉ nói khi được phép"". Dần dần học sinh sẽ nhớ nguyên tắc này, và biết chờ đợi đến lượt nói của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  4. Khi học sinh ồn ào, giáo viên không nên quát lên, chỉ làm tốn năng lượng và còn làm học sinh ồn ào thêm. Điều giáo viên cần làm là gây chú ý với học sinh, sau đó nói một cách nhẹ nhàng và nhỏ nhất có thể. Vừa nói vừa đi đến tận nơi những em đang nói chuyện, nói cảm ơn các bạn kia đã trật tự và sẵn sàng học, còn các bạn thì sao? Giải thích rằng mình sẽ không thể học được điều gì mới hôm nay nếu các bạn nói chuyện ồn ào như vậy.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  5. Buổi họp phụ huynh đầu năm là buổi họp hết sức quan trọng. Trong buổi họp này giáo viên không những có cơ hội làm quen, tìm hiểu tình hình gia đình, tính cách của từng em trong lớp chủ nhiệm mà còn giúp giáo viên kết hợp với phụ huynh rèn nề nếp cho các em. Cụ thể, giáo viên cần nhắc nhở phụ huynh làm tốt các công việc sau:


    • Phụ huynh cần kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của con trước khi đến lớp. Dần dần tạo cho các em thói quen biết tự làm việc đó theo thời khóa biểu của lớp mà không cần đến bố mẹ.
    • Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
    • Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi vừa nói chuyện sẽ ảnh hưởng đến việc học tập
    • Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp,điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp ở lớp cũng như ở nhà.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  6. Khác với lớp mầm non, các em chỉ tiếp xúc với một cô giáo. Bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn khác như: Âm nhạc, Tiếng Anh, Mĩ thuật, Thể dục, Tin học... nên việc rèn nếp cho học sinh cần phải có sự thống nhất. Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm để cho nề nếp của lớp tốt, giao viên nên thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình lớp,những hạn chế, ưu điểm của lớp, những em học sinh cá biệt…. để các thầy cô kịp thời nắm bắt để cùng rèn nếp cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu... Nề nếp này phải được rèn luyện thường xuyên và liên tục để các em tạo thói quen và trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở những lớp trên.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  7. Tâm lí của học sinh tiểu học là thích được khen, thích được động viên. Ngay từ đầu năm, giáo viên nên bàn bạc với phụ huynh và lập cho lớp 1 bảng thi đua. Trong bảng thi đua ghi rõ nội dung vi phạm, nội dung khen thưởng. Với hình thức thi đua này sẽ giúp cho các em luôn phấn khởi và tích cực thi đua rèn luyện nề nếp.


    Hoặc tổ chức hình thức thi đua khen thưởng như sau:


    • Mỗi bạn trong lớp sẽ có số thứ tự riêng
    • Cô đọc đó cho các b ấy để tự ghi nhớ
    • Ghi stt lên bảng vào góc trái để thi đua
    • Cứ mỗi lần ngoan hoặc phát biểu ý kiến đúng được thưởng 1 sao, ngoan hơn nữa được mặt cười cong nếu mất trật tự thì sẽ bị xoá sao
    • Cứ cuối tuần sẽ thưởng cho những bạn nào được nhiều sao nhất
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  8. Trong một lớp việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp tốt sẽ giúp cho giáo viên thực hiện tốt kế hoạch rèn luyện nề nếp cho toàn lớp. Chính vì vậy giáo viên nên chọn những học sinh gương mẫu về mọi mặt làm trọng trách cán sự lớp.


    Mỗi bạn được giao một nhiệm vụ riêng, hàng ngày, hàng tuần các ban thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cuối tuần trưởng ban sẽ báo cáo lại kết quả theo dõi của mình cho giáo viên. Lúc này giáo viên là người động viên, khuyến khích, tuyên dương khen thưởng những học sinh làm tốt và nhắc nhở phê bình những học sinh chưa tốt để làm gương cho tất cả học sinh trong lớp. Nói tóm lại để lớp học có nề nếp tốt, chất lượng học tập cao giáo viên không chỉ kết hợp với phụ huynh, kết hợp với giáo viên bộ môn thống nhất các hình thức rèn luyện, kết hợp với các biện pháp nêu gương, kết hợp với hội đồng tự quản của lớp,… mà một yếu tố không thể thiếu là người giáo viên phải thật sự nghiêm khắc, phải luôn luôn sát sao với mọi hoạt động, phong trào của lớp, phải chú trọng việc cho học sinh tự đánh giá, nhận xét hành vi, việc làm của bản thân mình, của bạn trước tập thể.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  9. Không chỉ đối với lớp 1 mà với các lớp lớn hơn cũng vậy, sự "bao dung và chấp nhận'' luôn là điều mà giáo viên nên giữ cho mình. Bao dung cho các em khi các em chưa thực hiện theo ý mình. Chấp nhận rằng con nít thường hay quên, cần được nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Đừng quá hà khắc, khiến các em sợ sệt và không muốn đến trường. Hãy để mỗi ngày đến trường là một ngày vui và trường học chính là một gia đình thứ hai.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy