Top 10 Biện pháp rèn trẻ vào nề nếp hay nhất mà giáo viên mầm non nên biết

Phương Trinh 40311 0 Báo lỗi

Là một giáo viên mầm non để dạy cho trẻ một nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Và hôm ... xem thêm...

  1. Không nên ép trẻ vào nề nếp vội. Mới đầu giáo viên nên chiều theo ý trẻ. Để ý trẻ xem trẻ thích gì, muốn gì. Dần hiểu trẻ vì mỗi trẻ có 1 cách xử lý khác nhau...


    Tìm hiểu tính cách của trẻ và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:


    • Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn
    • Trẻ khá ngồi cạnh trung bình
    • Trẻ hiếu động, cá biệt, hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, cạnh cô giáo để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.

    Cô động viên, khuyến khích sự tiến bộ đối với trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ ngoan hơn. Ngoài ra, cô giáo cũng cần thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách đi đứng , xưng hô, cách chào hỏi , cách trả lời khi cần thiết.


    Ngay từ ngày đầu nhận lớp, cô giáo vừa ổn định lớp, vừa đi sâu vào việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong các hoạt động, khi trẻ đã có nề nếp thói quen trẻ sẽ say mê các hoạt động trong ngày. Trẻ có nề nếp trong các giờ hoạt động trẻ sẽ say mê không bị phân tâm, từ đó trẻ lĩnh hội được kiến thức và say mê cô kể chuyện, đọc thơ, ca hát ,múa. Đặc biệt tạo cho trẻ có tính tự tin, mạnh dạn, hồn nhiên, biết biểu hiện tình cảm của mình thông qua các nội dung của các hoạt động trong ngày.

    Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý
    Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý
    Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý
    Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý

  2. Cho trẻ hoạt động dưới hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc, mọi nơi cũng là một lựa chọn được áp dụng xuyên suốt. Cô giáo nên sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn với trẻ về màu sắc, tính ngộ nghĩnh, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử đụng hợp lý và phù hợp với nội dung của từng độ tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với trẻ để thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn.


    VD: Cháu mới nhận lớp đang còn khóc vì nhớ ông, bà, bố mẹ, cô giáo có thể bế cháu lại các góc chơi xem tranh ảnh, xem đồ chơi: búp bê, đồ dùng nấu ăn để trẻ tập trung vào các đồ chơi, chỉ vào hình ảnh và hỏi trẻ: Tranh vẽ ai đây? còn ai đây nữa? cô giáo và các bạn đang làm gì? mai cô cháu mình cùng xem hoa và xếp hình cái nhà giống các bạn nhé. Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị cho trẻ hoạt động cho trẻ giúp trẻ hứng thú hơn tăng cường tích cực, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin, sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Cho trẻ hoạt động dưới hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc , mọi nơi.
    Cho trẻ hoạt động dưới hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc , mọi nơi.
  3. Ở lứa tuổi mầm non với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ còn bé hay tò mò thích bắt chước, cô giáo phải tôn trọng trẻ và hết sức công bằng sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, những không nên khen quá đáng và chê trách chung chung, thường xuyên khen những gương tốt để trẻ bắt chước.


    VD: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo gọn gàng, sạch đẹp. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nề nếp chưa tốt. Hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo không nghe lời cô do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ thì cô giáo nên dựa vào lúc có điều kiện, trong giờ hoạt động nào đó mà trẻ có thể học tập, bắt chước, tranh thủ mọi cơ hội có thể thay đổi trẻ bằng mọi hình thức.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Nêu gương tốt các hoạt động trong ngày
    Nêu gương tốt các hoạt động trong ngày
  4. Hàng ngày, trẻ đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, giờ vui chơi, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ mọi sinh hoạt là những hình thức mà trẻ được rèn luyện.


    Đối với độ tuổi mầm non để đưa các cháu vào nề nếp thói quen thật sự không hề đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là thử thách lớn cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện trò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen, hoặc cô giáo cũng có thể sử dụng để trẻ phần nào liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo.


    Nề nếp thói quen học tập, vui chơi:

    • Rèn luyện và hình thành cho trẻ có nề nếp thói quen giờ nào việc ấy
    • Trong giờ học trật tự nghiêm túc ngoan ngoãn thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cô
    • Nhắc nhỡ trẻ không nói chuyện riêng không khóc nhè hoặc châm chọc bạn trong giờ học.
    • Trẻ nhiệt tình hăng hái hoạt động tích cực.
    • Trẻ chơi ngoan đoàn kết, biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn trong khi chơi.
    • Có ý thức bảo quản , giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không đập phá hoặc tranh dành đồ chơi của bạn
    • Trẻ hoạt động độc lập và tích cực hứng thú tại nhóm chơi


    VD: Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua: Các bài hát như: Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào

    Các bài thơ: Chào, miệng xinh

    Qua bài thơ, bài hát rèn cho trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi như :

    “Bạn ơi hết giờ rồi

    Nhanh tay cất đồ chơi,

    Nhẹ tay thôi bạn nhé.

    Cất đồ chơi đi nào”.


    Hoặc :

    “Giờ chơi hết rồi.

    Nào các bạn ơi.

    Ta cùng cất dọn

    Đồ dùng đồ chơi

    Vào nới quy định”


    Nề nếp thói quen ăn, ngủ:


    • Rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen trong ăn, ngủ điều độ đúng giờ giấc
    • Tạo cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất không làm rơi vãi, không nói chuyện trong giờ ăn, biết rửa mặt và rửa tay trước và sau khi ăn
    • Rèn cho trẻ có thói quen đến giờ đi ngủ, ngủ ngoan, ngủ đủ giấc, không nói chuyện và không thêu chọc bạn trong khi ngủ

    Qua bài thơ, bài hát, câu chuyện dạy cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ như: Bài thơ : “Giờ ăn”


    Đến giờ ăn cơm

    Vào bàn bạn nhé

    Nào thìa, bát, đĩa

    Xúc cho gọn gàng

    Chớ có vội vàng

    Cơm rơi, cơm vãi


    Bài hát : “Giờ đi ngủ”

    Bài thơ : “Giờ đi ngủ”

    "Vào giường đi ngủ

    Không nghịch đồ chơi

    Không gọi bạn ơi

    Không cười khúc khích

    Không ai tinh nghịch

    Giơ chân , giơ tay

    Phải nằm cho ngay

    Mắt thì nhắm lại."


    Rèn thói quen vệ sinh và tự phục vụ cho trẻ :


    • Rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong sạch ở hàng ngày.
    • Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo gọn gàng, biết mặc quần áo theo mùa
    • Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, không ăn quà vặt, không uống nước lã, trước khi ăn biết rửa tay sạch sẽ.
    • Trẻ biết cùng nhau tham gia giúp cô giáo một số công việc như: chải chiếu cất gối, biết đi vệ sinh và ngồi bô đúng nơi quy định và không vứt rác bừa bãi.


    Qua các bài thơ sau :


    Bài thơ: “Chùi mũi”

    "Mỗi khi có mũi

    Bé nhớ chùi ngay

    Chớ có dùng tay

    Quyệt ngay lên má

    Trông thật xấu quá

    Cô chẵng yêu đâu."


    Bài thơ : “Rửa tay cho sạch”

    "Cô dặn bé

    Trước giờ ăn

    Khi tay bẩn

    Phải rửa ngay

    Với xà phòng

    Bé ghi lòng

    Lời cô dặn."


    Tóm lại: Trong việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong học tập, vui chơi, ăn ngủ, vệ sinh tự phục vụ bản thân của trẻ không phải nói mà có được, mà cô giáo là người phải thật sự nhiệt tình nhẹ nhàng diều dắt trẻ dần dần từng bước, nhẹ nhàng, ân cần , âu yếm với trẻ để trẻ tư tin và trẻ coi cô là người mẹ thứ hai của trẻ, để trẻ tự tin hứng thú thực hiện đi vào nề nếp của các hoạt động trong ngày một cách tốt nhất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Rèn luyện nề nếp thói quen trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
    Rèn luyện nề nếp thói quen trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
  5. Đây chính là một trong những trường hợp khiến không ít các giáo viên mầm non đau đầu. Vậy làm sao để rèn nề nếp đối với các trẻ nghịch, không chịu nghe lời? Sự kiên trì, ngọt, dịu và tạo những trò chơi thí thố khen thưởng đó chính là câu trả lời.


    Cô giáo có thể giao việc nhỏ cho bạn làm rồi khen bạn khi bạn làm tốt, nếu lớp đã vào nếp cô có thể giao cho bạn coi một nhóm bạn để bạn coi và nhắc nhở bạn mình, bạn đó sẽ phải tự làm gương và ngoan hơn.


    Hay có nhiều cô giáo áp dụng cách "chặn đầu trước và khen". Ví dụ vô ngồi học, vừa vô lớp là nói liền. "Các bạn ơi hôm nay bạn KHANG sẽ ngồi học ngoan và không nói chuyện đó các bạn". Hay giờ chơi giờ ăn cũng vậy. Giờ ăn thì nói "Các bạn ơi hôm nay bạn Khang sẽ ăn ngoan và ăn hết trước luôn đó các bạn". Cố gắng những lúc bé nào làm sai cũng ngọt ngào một chút, chứ đừng nên phạt bé.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Biện pháp thích hợp đối với những trẻ nghịch không nghe lời
    Biện pháp thích hợp đối với những trẻ nghịch không nghe lời
  6. Để thực hiện tốt việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ thì các bậc phụ huynh giữ một vai trò quan trọng. Do vậy cô giáo nên tuyên truyền với các bậc phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở gia đình. Giúp việc rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ.


    Có thể vận động phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, những bài thơ,bài hát,câu chuyện có nội dung phù hợp. Đóng góp nguyên vật liệu và cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ đạt được kết quả tốt.


    Cô giáo có thể trao đổi với phụ huynh thông qua các hình thức :


    • Qua giờ đón - trả trẻ
    • Trong các hội nghị cha mẹ học sinh.
    • Các thông tin trên bảng tuyên truyền với phụ huynh có trưng bày một số tranh ảnh, bài thơ, câu chuyện có tính giáo dục cao, treo chỗ dễ nhìn khi phụ huynh đón trẻ.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Tuyên truyền vận động, phối kết hợp cô giáo và gia đình
    Tuyên truyền vận động, phối kết hợp cô giáo và gia đình
  7. Với các bé mầm non nhất là ở độ tuổi 25 - 36 tháng (tuổi) chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của người mẹ. Vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ, vừa lạ lẫm, vừa lưu luyến nhớ gia đình. Thậm chí có cháu còn sợ hãi khóc ló. Vì tuổi này trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được nguồn hạnh phúc, được an toàn, đựơc quan tâm và được yêu mến có thể coi là một thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập.


    Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạtt động một cách dễ dàng.


    Ví dụ: Khi đón trẻ vào lớp những ngày đầu trẻ còn bỡ ngỡ thậm chí khóc hờn, cô bế trẻ âu yếm vỗ về rồi cho trẻ xem tranh và trò chuyện hoặc hát cho trẻ nghe, rồi kể chuyện, cùng chơi các đồ chơi để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà. Rồi những buổi đầu trẻ ăn cơm, ngủ tại trường với trẻ điều gì cũng mới mẻ cô ân cần dỗ dành, động viên khuyến khích bón từng thìa cơm, cốc nước khi ăn không nói chuyện riêng, không xúc cơm của mình sang cho bạn, không làm rơi vãi cơm ra ngoài.


    Vì vậy việc rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ là tầm quan trọng ở trẻ, trẻ thích nói nhẹ, thích âu yếm ,thích gần gủi và thương yêu trẻ, cô phải trao dồi tình cảm của mình với trẻ để trẻ có điểm tựa và tự tin vào các hoạt động trong ngày được tốt hơn.


    Các cô giáo nên nhớ rằng, điều quan trọng của 1 giáo viên mầm non là tình yêu thương thực sự đối với con trẻ. Có được điều đó thì không có khó khăn nào không thể vượt qua. Hãy gần gũi trẻ, cho trẻ cảm nhận sự an toàn thân thuôc đồng thời tìm ra nhiều trò chơi, nhiều hoạt động hấp dẫn trẻ thì mình tin là trẻ nào cũng thích. Đừng đánh, nhốt, dọa trẻ, hạn chế la mắng bởi những điều đó sẽ ảnh hưởng tới tâm lý trẻ rất nhiều. Hãy gọi trẻ là "các con" thay vì gọi "nó" nhé các cô.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ
    Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ
  8. Trẻ 3-4 tuổi với đặc điểm tâm sinh lí phát triển mạnh, trẻ còn bé hay tò mò và thích bắt chước. Cô cần tôn trọng trẻ và công bằng bằng cách khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, nhưng cần lưu ý không nên khen quá mực và chê trách chung chung. Cách tốt nhất là khen ngợi những tấm gương tốt để trẻ bắt chước và noi theo. Lời khen của cô sẽ khiến các bé thích thú thực hiện và duy trì hành động tích cực đó. Đồng thời đối với những bé chưa ngoan, khi thấy các bạn được khen cũng sẽ mong muốn và cố gắng bắt chước theo để đạt được.


    Một số hành động nên được tuyên dương khen thưởng là:

    • Đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo gọn gàng, sạch đẹp.
    • Biết chào cô khi đến lớp, biết cất đúng đồ nơi qui định, không khóc nhè khi đến lớp
    • Ăn uống tự giác, ăn không bỏ mứa
    • Giúp đỡ bạn bè
    Khen thưởng trẻ đúng mực
    Khen thưởng trẻ đúng mực
    Khen thưởng trẻ đúng mực
    Khen thưởng trẻ đúng mực
  9. Trong tất cả các hoạt động nói chung và hoạt động rèn nề nếp nói riêng thì đồ dùng đồ chơi đóng vai trò rất quan trọng góp phần hơn, thầy cô nên chủ động sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn.


    Qua việc sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động trong ngày sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích cực,. Đồng thời cách làm này sẽ tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.

    Sáng chế đồ chơi
    Sáng chế đồ chơi
    Cho bé vui chơi với đồ sáng tạo
    Cho bé vui chơi với đồ sáng tạo
  10. Đào tạo tính độc lập thực sự là một cách làm cần thiết để rèn các bé vào nề nếp. Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, mỗi khi đến lớp, trẻ nên được dạy cần chủ động mang đồ của mình, để phụ giúp ba mẹ từ đó tạo tính độc lập. Các con sẽ phải tự mang, cầm những chiếc túi này để dần dà tạo thành thói quen. Khi dần quen với điều này các bé sẽ chủ động hơn trong học tập và rèn luyện, không quá lệ thuộc vào gia đình, từ đó việc đến trường không còn là đày ải nữa.


    Bên cạnh đó, rèn luyện tính độc lập ngay từ nhỏ sẽ giúp các bé có được nền tảng tốt nuôi dưỡng tinh thần độc lập sẽ theo các em đến các cấp lớn hơn. Đây là phương pháp được người Nhật chú trọng áp dụng vì thế bạn có thể yên tâm về độ hiểu quả cũng như lợi ích thiết thực mà cách đào tạo tính độc lập thực sự.

    Đào tạo tính độc lập thực sự
    Đào tạo tính độc lập thực sự
    Đào tạo tính độc lập thực sự
    Đào tạo tính độc lập thực sự




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy