Top 7 Trò chơi vào bài mới thú vị nhất mà giáo viên tiểu học nên biết

Phương Trinh 3716 0 Báo lỗi

Là một giáo viên, có bao giờ bạn nghĩ rằng: tại sao cứ mỗi khi vào tiết là học sinh cứ ngáp ngắn, ngáp dài, có khi lại gục trên bài và ngủ một cách ngon lành. ... xem thêm...

  1. Chẳng hạn đối với bài mới là "Bảng nhân 7":

    • Khi dạy bài “Bảng nhân 7 ” Giáo viên cử hai đội chơi, mỗi đội 3 em lên bảng nối tiếp nhau viết. Đội 1 viết bảng nhân 5, đội 2 viết bảng nhân 6. Trong thời gian 2 phút đội nào viết xong và đúng đội đó thắng cuộc. Sau khi học sinh chơi xong giáo viên dùng hai bảng nhân đó để giới thiệu bài: Các em đã được học và biết cách dùng bảng nhân 5, 6 vào bài học, ngoài ra các em còn học rất thuộc bảng nhân. Để giúp các em lập được bảng nhân 7 cô và các em cùng tìm hiểu bài “ Bảng nhân 7".
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”
    Trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”

  2. Chẳng hạn đối với bài mới là “diện tích hình vuông”:

    • Giáo viên chuẩn bị nhiều hình tam giác vuông cân, phát cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 hình tam giác. Khi giáo viên hô “ Bắt đầu “ các nhóm thi ghép hình như hình giáo viên treo ở trên bảng. Trò chơi trong thời gian 2 phút, nếu đội nào ghép đúng hình và nhanh thì sẽ thắng cuộc, được thưởng một tràng vỗ tay. Sau khi học sinh chơi xong giáo viên ghi số đo 1 cạnh của hình vuông đó và cho học sinh tính chu vi hình vuông. Sau khi học sinh tính xong giáo viên dựa vào đó để giới thiệu bài mới hôm nay các em sẽ biết cách tính diện tích hình vuông qua bài toán “Diện tích hình vuông”.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi “Ghép hình”
    Trò chơi “Ghép hình”
  3. Chẳng hạn đối với bài mới: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão (Khoa học 4):

    Giáo viên hướng dẫn cách chơi:

    • Giáo viên hô và làm động tác tay.
    • Học sinh “đáp từ” và thực hiện làm theo động tác tay
    • Giáo viên hô: Gió thổi ! Gió thổi !
    • Học sinh đáp: Ào ào ! Ào ào !
    • Giáo viên : Mưa rơi ! Mưa rơi !
    • Học sinh : Rào rào ! Rào rào !
    • Giáo viên : Bão lớn ! Bão lớn !
    • Học sinh : Lũ lụt ! Lũ lụt !

    Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo lời cơ nói, không thực hiện theo động tác tay cô làm. Cả lớp đứng tại chỗ và cùng tham gia trò chơi. Trong khi chơi những học sinh phạm luật giáo viên mời lên trước lớp phạt với hình thức vui như : “ Nhảy lò cò, bò nhúng dấm, bò lúc lắc,… hoặc hát một bài hát trong chương trình đã học.”

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi
    Trò chơi "Làm theo lời cô"
  4. Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.


    Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là ở các bài giảng văn, áp dụng chơi vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi ô chữ bí mật
    Trò chơi ô chữ bí mật
  5. Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ để ghép đúng tranh. Rèn luyện sự nhanh nhạy, tự tin.

    Chuẩn bị: Một số tranh (ảnh) các con vật, một số thẻ từ (ghi sẵn).

    Cách chơi: Phát tranh và thẻ từ cho các nhóm. Nêu yêu cầu các nhóm thi đua ghép các tranh (ảnh) với các từ tương ứng. Nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.


    Với trò chơi này, thầy cô có thể dẫn vào bài học có liên quan đến các con vật, hay đồ vật,... sẽ có trong bài mới mà lớp sẽ được học.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi ghép tranh với hình tương ứng
    Trò chơi ghép tranh với hình tương ứng
  6. Kể chuyện ngắn là cách giáo viên dẫn dắt từ một câu chuyện có liên quan đến bài đọc để làm nổi bật ý trọng tâm của bài học mới. Khi áp dụng cách này giáo viên cần lưu ý lựa chọn mẫu chuyện ngắn gọn, gần gũi, sát với nội dung bài học, tránh lan man dài dòng.

    Ví dụ giới thiệu vào bài Bài Cháu nhớ Bác Hồ (theo Thanh Hải)


    Cô giáo sẽ kể:

    “Trong một Hội nghị ở Pháp, Bác được thết đãi một buổi tiệc khá long trọng. Trước khi ra về, Người chọn lấy một quả táo ngon trên bàn, bỏ vào túi. Mọi người đều kinh ngạc chú ý tới việc ấy. Khi Bác bước ra khỏi phòng, rất đông bà con Việt kiều và cả người Pháp đang đứng đón Bác. Bác chào mọi người và không quên đến một bà mẹ đang bế cháu nhỏ, giơ tay bế cháu và tặng cháu bé quả táo. Cử chỉ của Bác đã làm những người có mặt ở đó từ chỗ tò mò, ngạc nhiên đến vui mừng và cảm phục về tấm lòng của Bác.

    Câu chuyện kể về ai?

    Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào? (Học sinh trả lời)

    Và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác như thế nào? Thể hiện ra sao? Các em hãy tự tìm lời giải đáp qua bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” của nhà thơ Thanh Hải.”

    Trò chơi ghép tranh với hình tương ứng
    Trò chơi ghép tranh với hình tương ứng
    Trò chơi ghép tranh với hình tương ứng
    Trò chơi ghép tranh với hình tương ứng
  7. Bài mới: Cặp quan hệ từ "Nếu... thì"


    Cách chơi: Chọn một nhóm học sinh gồm 10 bạn (5 nam, 5 nữ).

    Quy định cho các học sinh Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn học sinh nữ thì bắt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 2 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng.

    Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi Nếu thì
    Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi Nếu thì
    Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi Nếu thì
    Trò chơi khởi động 3 phút: trò chơi Nếu thì




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy