Top 5 Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học ngày nay

Phương Trinh 30050 0 Báo lỗi

Nghề giáo có thật sự nhàn hạ như bạn nghĩ? Nhưng quả thật là có theo nghề mới hiểu khó khăn của nghề. Thực tế cho thấy rằng có hơn một nữa giáo viên hối hận vì ... xem thêm...

  1. Ngày nay, phần lớn giáo viên đều rất sợ phải làm công tác chủ nhiệm lớp bởi lẽ áp lực của công việc này thật sự không hề nhỏ. Do định mức biên chế, giáo viên THCS và THPT có thể “né” làm chủ nhiệm lớp, thế nhưng đối với giáo viên tiểu học thì khó có thể tránh khỏi.


    Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn có hàng trăm công việc không tên bắt buộc phải thực hiện, nào là hồ sơ sổ sách cứ chất đầy; kèm học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; giải quyết những vụ đánh nhau, những thắc mắc hay sự bất đồng giữa các thành viên trong lớp cũng đủ bở cả hơi tai; học sinh yếu, kém mời phụ huynh để phối hợp cùng giáo dục, thế nhưng đâu không phải lúc nào cha mẹ các em cũng hợp tác; rồi thì các hoạt động giáo dục khác như: chữ đẹp, vẽ tranh, hội thi kể chuyện, hoạt động ngoại khóa,... cũng áp lực không kém và còn rất rất nhiều vấn đề kéo theo khiến giáo viên chủ nhiệm phải đau đầu và luôn trong tình trạng sẵn sàng giải quyết.


    Nếu may mắn chủ nhiệm được lớp không có học sinh cá biệt thì đỡ, còn khi gặp phải lớp có học sinh ngồi nhằm lớp (tỉ lệ này khá cao) thì xem như thầy cô chẳng có giờ phút để nghỉ ngơi. Vậy mà tất cả những chuyện ấy lại chưa thấm tháp gì so với chuyện giáo viên chủ nhiệm phải kiêm luôn vai trò người vận động, xin xỏ quyên góp và người “đòi nợ”, cứ đầu năm lại phải “trình làng” một bảng những khoản phải chi trong năm học để vận động phụ huynh quyên góp.


    Chính bởi quá nhiều các nhiệm vụ phải thực hiện mà người ta vẫn hay ví giáo viên chủ nhiệm như linh hồn của lớp. Học trò ngoan, học chăm chỉ phần lớn đều nhờ thầy cô giáo chủ nhiệm có tâm. Chính vì thế, nếu bạn thật sự yêu nghề, yêu học sinh thì những vất vả trong công tác chủ nhiệm đều có thể vượt qua dễ dàng chỉ cần biết cách sắp xếp và phân bổ công việc sao cho hợp lý.

    Sợ làm giáo viên chủ nhiệm - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ làm giáo viên chủ nhiệm - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ làm giáo viên chủ nhiệm - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ làm giáo viên chủ nhiệm - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học

  2. Đây hoàn toàn là một cảm giác của đại đa số các giáo viên không chỉ riêng gì cấp bậc tiểu học. Thế nhưng vì sao dự giờ mà phải “diễn”? Bởi thực tế đã cho thấy rằng, một tiết dạy dự giờ với một tiết dạy bình thường trên lớp nó khác xa nhau cả một trời một vực. Cứ mỗi khi có người dự giờ, cả thầy lẫn trò đều tất bật chuẩn bị rất nhiều thứ từ hình thức cho đến nội dung sao cho thật hoàn hảo miễn sao tiết dạy diễn ra trơn tru, ít bị bắt bẻ. Chắc cũng có lẽ vì thế mà các tiết dự giờ luôn bị cho là ''diễn''.


    Thế nhưng dù sao đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây cũng là một việc làm có tác dụng và ý nghĩa thiết thực, giúp cho thầy, cô giáo chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Chính vì thế, đừng quá lo sợ về góp ý của đồng nghiệp mỗi khi có tiết dự giờ, hãy làm thật tốt những gì có thể bởi trọng tâm suy cho cùng cũng là vì học sinh.

    Sợ dự giờ vì sợ phải...diễn - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ dự giờ vì sợ phải...diễn - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ dự giờ vì sợ phải...diễn
    Sợ dự giờ vì sợ phải...diễn
  3. Không chỉ nhiều lần chảy nước mắt trước những đòi hỏi quá đáng của phụ huynh, một số thầy cô giáo còn phải ngậm ngùi nhận những lời quát chửi, thậm chí là dọa kiện ra tòa. Gây cho giáo viên tâm lý dè dặt khi tiếp xúc với chính học trò của họ. Trên lớp, giáo viên không dám nhờ vả học sinh chứ đừng nói đến quát mắng. Ra bài, chấm bài cũng hết sức thận trọng, chẳng may xảy ra sai xót gì là phụ huynh đưa lên Facebook, dư luận chế giễu giáo viên, nhà trường.


    Đây thực sự là một hiện trạng đang diễn ra và làm không ít các thầy cô phải ái ngại, lo sợ. Chẳng hạn như trường hợp: ở lứa tuổi tiểu học, các bé chơi với nhau rồi xô xát nhau là chuyện bình thường thế nhưng phụ huynh lại không nghĩ vậy, vì bênh con họ sẵn sàng xông vào lớp đánh học sinh trước mặt giáo viên rồi yêu cầu giáo viên phải mời phụ huynh cả hai bên để giải quyết. Và còn rất nhiều chuyện khác tưởng như rất nhỏ, có thể hóa giải được bằng sự trao đổi thẳng thắn, chân tình thế nhưng lại biến thành “sự kiện nóng”. Nhất là khi hiện nay, một số vụ việc tiêu cực trong nghề giáo đã như “con sâu làm rầu nồi canh” khiến nhiều bậc phụ huynh dường như mất đi niềm tin, thiếu sự chia sẻ và cảm thông với giáo viên hơn trước. Và liệu rằng sự cảm thông và chia sẻ của phụ huynh đối với các thầy cô giáo đang hằng ngày vất vả dạy dỗ con em chúng ta có dần trở nên ít đi?


    Đó là đối với phụ huynh còn về phía học sinh, giáo viên cũng phải sợ. Vì không ít các trường hợp, phụ huynh chỉ nhận thông tin một chiều từ học sinh mà không có sự trao đổi đầy đủ, thế là quy mọi trách nhiệm về phía giáo viên. Một thực tế rằng, việc phụ huynh bao bọc quá đà khiến học sinh kém tôn trọng giáo viên vì thủ sẵn đòn “trả đũa” là “mách mẹ”. Bên cạnh đó, vì có tính độc lập và phản biện cao, thế nên học sinh ngày nay phản ứng lại ý kiến thầy cô, “cãi tay đôi” ngay trong lớp học với giáo viên không còn là chuyện hiếm. Bởi thế mà học sinh bây giờ sợ giáo viên thì ít, mà khiến giáo viên... sợ ngược thì rất nhiều.

    Sợ...phụ huynh - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ...phụ huynh - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ phụ huynh, sợ cả học sinh
    Sợ phụ huynh, sợ cả học sinh
  4. Đối với một số giáo viên hiện nay, họ cảm thấy thật sự ngán ngẩm với việc thi giáo viên giỏi bởi lẽ có một thực tế cần nhận ra rằng: ''danh hiệu giỏi không đánh giá thực chất''. Một giáo viên tiểu học cho hay: “Mỗi tiết trong chương trình tiểu học có 35 phút. Trong khi đó, tiết đánh giá yêu cầu không “cháy” giáo án, phải tương tác với học sinh, hướng dẫn học với giáo cụ trực quan, tổ chức lớp một cách khoa học... Vì vậy, không muốn bị đánh trượt thì cần phải tập dượt với học sinh nhiều lần trước khi bắt đầu chính thức. Phần lớn giáo viên đều áp lực nên suốt thời gian chuẩn bị luôn canh cánh lo sợ”.


    Sợ là thế, nhưng vẫn phải thực hiện vì các trường thường căn cứ vào thành tích này để giao lớp, phân công giờ dạy. Chính vì vậy, dù không muốn tham gia nhưng hầu hết các giáo viên vẫn phải đăng ký thi.

    Sợ thi... giáo viên giỏi - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ thi... giáo viên giỏi - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ thi... giáo viên giỏi
    Sợ thi... giáo viên giỏi
  5. Đây không chỉ là mối quan tâm hàng đầu đối với những người trong cuộc mà câu chuyện về mức thu nhập của nhà giáo cũng thu hút sự chú ý từ dư luận và các bậc phụ huynh. Có một thực tế rằng nhiều giáo viên từng có ý định bỏ nghề vì lương thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống. Còn nếu là người yêu nghề giáo, muốn gắn bó với nghề thì phải làm thêm rất nhiều công việc khác thì may ra cuộc sống mới ổn định.


    Không ít giáo viên cứ hàng sáng tới giảng đường, trưa, chiều về lại cất sách, vở tiếp tục công việc kinh doanh, may vá... Một giáo viên chia sẻ: ''Tôi không khỏi chạnh lòng khi nhìn bạn bè làm kinh doanh, kế toán..., có thời gian chăm sóc gia đình mà vẫn ăn diện. Còn mình tiền chẳng đủ ăn huống chi mua sắm".

    Sợ lương không đủ sống - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ lương không đủ sống - Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học
    Sợ lương không đủ sống
    Sợ lương không đủ sống




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy