Top 10 Ngày lễ lớn nhất của đạo Hồi

Jane TrucVy 516 0 Báo lỗi

Sau đây, Toplist xin giới thiệu đến bạn 10 ngày lễ có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt văn hóa lẫn lịch sử, được những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới tuân ... xem thêm...

  1. Ramadan có lẽ là lễ nổi tiếng nhất của người Hồi giáo. Nó sẽ rơi vào tháng thứ chín theo lịch đạo Hồi và là tháng ăn chay, đến nhà thờ, làm từ thiện, làm những việc tốt, thờ phượng bổ sung, cũng như kiêng cữ của người Hồi giáo trên toàn cầu. Đây còn là thời điểm để họ suy ngẫm và kỷ niệm sự mặc khải đầu tiên của tiên tri Muhammad. Việc cử hành tháng Ramadan hàng năm được coi là một trong “năm trụ cột của đạo Hồi”; nó đặc biệt sâu sắc, là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với người Hồi giáo. Họ phấn đấu cải thiện kỷ luật tự giác của mình, vì sự tin tưởng rằng "Khi tháng Ramadan đến, cánh cổng thiên đàng sẽ được mở ra và cánh cổng địa ngục bị khóa lại, đồng thời ma quỷ bị xiềng xích." Ở nhiều quốc gia, người dân còn trang trí nhà cửa cùng khu phố bằng đèn rực rỡ, đặt cho nó cái tên “Giáng sinh của đạo Hồi”.


    Thực hành phổ biến trong tháng Ramadan chính là nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn. Đây này là điều bắt buộc đối với tất cả những người Hồi giáo trưởng thành không mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Bữa ăn trước bình minh (trước khi nhịn ăn) được gọi là “suhur”, và bữa ăn sau lúc hoàng hôn kết thúc được gọi là “iftar”. Phần thưởng tinh thần (thawab) của việc nhịn ăn này được cho là sẽ nhân lên trong tháng Ramadan. Theo đó, trong thời gian nhịn ăn, người Hồi giáo không chỉ kiêng đồ ăn thức uống mà còn phải kiêng cả thuốc lá, quan hệ tình dục và hành vi tội lỗi; bên cạnh đó là dành hết tâm trí cho việc cầu nguyện, nghiên cứu Kinh Qur'an.


    Vào lúc hoàng hôn - sau khi buổi nhịn ăn kết thúc, các gia đình Hồi giáo sẽ bắt đầu ăn chay (iftar). Theo truyền thống, họ mở đầu bữa ăn bằng cách ăn chà là để kỷ niệm việc nhịn ăn trước đây của tiên tri Muhammad với ba quả chà là. Rồi họ tạm dừng để tham dự “Maghrib” - lời cầu nguyện thứ tư trong số năm lời cầu nguyện bắt buộc hàng ngày, sau đó bữa ăn chính được tiếp tục. Những cuộc tụ họp xã hội theo kiểu tự chọn cũng thường xuyên diễn ra tại iftar (bữa ăn nhanh vào buổi tối). Các món ăn truyền thống được chú trọng hơn hết, bao gồm các món tráng miệng, đặc biệt là món chỉ dành riêng cho tháng Ramadan.


    Có những buổi cầu nguyện bổ sung được tổ chức vào ban đêm sau buổi cầu nguyện thường lệ - được gọi là "Taraweeh". Người Hồi giáo cũng đóng góp nhiều hơn cho các tổ chức từ thiện trong tháng này để những người có hoàn cảnh khó khăn hơn có thể ăn mừng một cách thoải mái. Họ tin rằng việc nhịn ăn giúp khơi dậy lòng trắc ẩn đối với người nghèo không được đảm bảo về lương thực. Các trường hợp miễn nhịn ăn bao gồm: người đi du lịch, có kinh nguyệt, ốm nặng, đang mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, những người Hồi giáo thuộc các nhóm này vẫn có thể chọn nhịn ăn để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của bản thân. Ngoài ra, những người không thể nhịn ăn có nghĩa vụ phải nhịn bù vào các ngày sau đó.

    Tháng chay Ramadan
    Tháng chay Ramadan
    Tháng chay Ramadan
    Tháng chay Ramadan

  2. Laylat al-Qadr hay còn được gọi là “Đêm Quyền Lực”, là đêm mà người Hồi giáo tin rằng những câu đầu tiên của kinh Qur'an đã được Thiên Chúa mặc khải cho tiên tri Muhammad thông qua thiên thần Gabriel. Và mặc dù, người ta vẫn chưa xác định được đâu là ngày chính xác, nhưng nó được cho là rơi vào 10 ngày cuối cùng của tháng Ramadan. Đây là một trong những đêm quan trọng nhất trong năm đối với người Hồi giáo. Họ cho rằng Laylat al-Qadr mang lại nhiều phước lành và lòng thương xót Chúa. Hầu hết những người Hồi giáo sẽ đến nhà thờ để cầu nguyện, đọc kinh Qur'an, làm từ thiện. Vì niềm tin mọi tội lỗi sẽ được tha thứ, những lời cầu xin sẽ được chấp nhận.


    Ngoài việc kỷ niệm sự mặc khải, thì việc tuân thủ Laylat al-Qadr hàng năm còn có ý nghĩa quan trọng hơn. Đây là đêm mà các thiên thần xuống trái đất với vô số nhiệm vụ, dẫn đến một sự hòa bình, tốt đẹp cho đến bình minh. Do đó, nó được kỷ niệm một cách trang trọng, sùng kính cùng những lời cầu nguyện.


    Theo quan điểm của người Hồi giáo, Laylat al-Qadr không thể so sánh với bất kỳ đêm nào khác. Vì những phước lành của việc thờ cúng trong đêm này không thể bằng việc thờ cúng suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, phần thưởng của nó còn hơn cả phần thưởng của một nghìn tháng thờ phượng.


    Người Hồi giáo sẽ thực hành những lời cầu nguyện đặc biệt của đêm Laylat al-Qadr hàng năm tại các nhà thờ Hồi giáo hoặc Tekyehs (một toà nhà đặc trưng của họ), đền thờ Imam (1 vị lãnh đạo), Husayniyyas (hội trường tổ chức các nghi lễ tưởng niệm), có khi là tại nhà riêng. Họ thức suốt đêm cho đến rạng đông và thờ phượng Thiên Chúa. Các nghi lễ khác trong đêm bao gồm: quyên góp thực phẩm lúc bình minh, cho người nghèo ăn và giải phóng các tù nhân tài chính.

    Người Hồi giáo thực hành lời cầu nguyện đặc biệt trong đêm Laylat al-Qadr
    Người Hồi giáo thực hành lời cầu nguyện đặc biệt trong đêm Laylat al-Qadr
    Người Hồi giáo thực hành lời cầu nguyện đặc biệt trong đêm Laylat al-Qadr
    Người Hồi giáo thực hành lời cầu nguyện đặc biệt trong đêm Laylat al-Qadr
  3. Ngày lễ Eid Al-Fitr là một bữa tiệc ăn mừng đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan, cũng như việc kết thúc chế độ ăn chay. Nó được kéo dài ba ngày, nhưng ngày lễ kỷ niệm chính thức được thực hiện vào ngày đầu tiên. Bắt đầu bằng một buổi cầu nguyện chung ngay sau bình minh. Vào ngày này, mọi người sẽ tổ chức những bữa tối thịnh soạn, tham gia vào các bếp nấu trong xóm, hoặc tặng thức ăn để ăn mừng tạ ơn vì tất cả những phước lành mà họ nhận được. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số người Hồi giáo lại không xem đây là ngày lễ thiêng liêng. Eid Al-Fitr được biết đến dưới nhiều tên khác nhau ở các ngôn ngữ và quốc gia khác nhau trên thế giới. Ngày nay, nó còn được gọi là Lesser Eid, hay đơn giản chỉ là Eid.


    Theo truyền thuyết, Eid al-Fitr có nguồn gốc từ tiên tri Muhammad. Nó bắt đầu lúc hoàng hôn vào đêm khi người ta nhìn thấy trăng lưỡi liềm lần đầu tiên. Đêm này được tổ chức với tên gọi Chand Raat. Nếu không quan sát được trăng ngay sau ngày 29 âm lịch của tháng trước (do mây che khuất tầm nhìn hoặc do bầu trời phía Tây vẫn còn quá sáng khi trăng lặn), thì lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày hôm sau. Việc cấm ăn chay được áp dụng vào ngày Eid, và một lời cầu nguyện cụ thể sẽ được chỉ định cho ngày này. Từ thiện là một hành động bắt buộc, người ta sẽ cho tiền người nghèo, người túng thiếu trước khi thực hiện “lời cầu nguyện Eid al-Fitr”.


    Lễ cầu nguyện được giáo đoàn thực hiện tại một khu vực rộng rãi như cánh đồng, trung tâm cộng đồng hoặc nhà thờ Hồi giáo. Sau lời cầu nguyện của lễ Eid al-Fitr là bài giảng, tiếp theo là lời cầu xin sự tha thứ, lòng thương xót, hòa bình cùng phước lành của Thiên Chúa cho mọi sinh vật trên khắp thế giới. Sau đó, những người Hồi giáo sẽ đến thăm họ hàng, bạn bè của họ hoặc tổ chức các lễ kỷ niệm lớn chung tại nhà, trung tâm cộng đồng hoặc hội trường thuê. Trong ngày lễ này, người Hồi giáo thường chào nhau bằng cách nói “Eid Mubarak” - theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "Phúc lành Eid". Vì trở lại sau một tháng ăn chay hãm mình, nên các món ngọt cùng nhiều thức ăn thường được họ chuẩn bị rất thịnh soạn. Người Hồi giáo thường trang trí nhà cửa, và cũng được khuyến khích tha thứ cho nhau. Ở những quốc gia có đông dân số theo đạo Hồi, đây thường là ngày nghỉ lễ với hầu hết các trường học cùng cơ sở kinh doanh.

    Lễ cầu nguyện cùng giáo đoàn của người Hồi giáo trong ngày lễ Eid Al-Fitr
    Lễ cầu nguyện cùng giáo đoàn của người Hồi giáo trong ngày lễ Eid Al-Fitr
    Người Hồi giáo tổ chức ăn uống tại nhà trong ngày lễ Eid Al-Fitr
    Người Hồi giáo tổ chức ăn uống tại nhà trong ngày lễ Eid Al-Fitr
  4. Hajj mang ý nghĩa là "cuộc hành hương đến Kaaba" (Kaaba: nhà của Chúa). Nó được người Hồi giáo thực hiện hàng năm đến Thánh địa Mecca - thành phố linh thiêng nhất đối với họ, thuộc Ả Rập Xê-Út. Đây là cuộc hành trình dài đạo đức được những người theo đạo Hồi thực hiện để tẩy sạch tâm hồn họ khỏi mọi tội lỗi trần tục. Và cũng là nghĩa vụ tôn giáo bắt buộc, phải được thực hiện ít nhất một lần trong đời bởi tất cả người Hồi giáo trưởng thành có đủ khả năng về thể chất lẫn tài chính. Các nghi thức hành hương sẽ được thực hiện trong vòng từ năm đến sáu ngày, kéo dài từ ngày 8 đến ngày 12 hoặc 13 của Dhu al-Hijjah (tháng thứ 12 - tháng cuối cùng trong lịch Hồi giáo). Bởi vì lịch Hồi giáo là âm lịch và năm của họ ngắn hơn Tây lịch khoảng 11 ngày, nên ngày Hajj theo lịch Tây sẽ bị thay đổi từ năm này sang năm khác, rơi vào những ngày khác nhau.


    Theo truyền thuyết, Hajj gắn liền với cuộc đời của nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad từ thế kỷ thứ 7 sau công nguyên. Nhưng nghi thức hành hương đến Mecca được nêu trong các nguồn Hồi giáo đã có từ thời tiên tri Abraham. Trong thời gian Hajj, những người hành hương sẽ tham gia vào đám rước hàng triệu người. Họ cùng nhau hội tụ về Mecca trong tuần lễ này, đồng thời thực hiện một loạt nghi lễ tiền Hồi giáo được cải cách bởi Muhammad. Mỗi người đều mặc một bộ quần áo màu trắng không có đường khâu, có tên gọi là “Ihram”, họ đi bộ ngược chiều kim đồng hồ bảy lần quanh Kaaba (một tòa hình hộp chữ nhật bằng đá nằm giữa trung tâm thánh đường Al-Masjid Al-Haram). Sau đó tiếp tục đi qua lại giữa những ngọn đồi ở Safa và Marwah bảy lần, uống rượu từ giếng Zamzam, đi đến vùng đồng bằng của núi Arafat để cầu nguyện, nghỉ một đêm tại vùng đồng bằng Muzdalifa và thực hiện hành động ném đá mang tính biểu tượng của quỷ dữ bằng cách ném đá vào ba cây cột. Sau khi hiến tế gia súc, những người hành hương được yêu cầu cạo hoặc cắt tóc (nếu là nam) hoặc tỉa phần đuôi tóc (nếu là nữ). Tiếp đến là lễ kỷ niệm toàn cầu kéo dài bốn ngày.


    Người Hồi giáo cũng có thể thực hiện Umrah - đây cũng là cuộc hành hương đến Mecca, nhưng nó khác một chút so với Hajj vì có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, Umrah không thể thay thế cho Hajj, bởi vì người Hồi giáo vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện Hajj vào thời điểm nào đó khác trong đời khi họ có đủ điều kiện. Một nghiên cứu năm 2008 về tác động của việc tham gia cuộc hành hương Hajj cho thấy cộng đồng Hồi giáo trở nên tích cực, khoan dung hơn. Nó giúp tăng niềm tin vào sự bình đẳng, hòa hợp giữa các nhóm dân tộc và người đạo Hồi.

    Những người tham gia cuộc hành hương Hajj tụ họp tại Mecca
    Những người tham gia cuộc hành hương Hajj tụ họp tại Mecca
    Người hành hương Hajj thực hiện việc đi bộ ngược chiều kim đồng hồ quanh Kaaba
    Người hành hương Hajj thực hiện việc đi bộ ngược chiều kim đồng hồ quanh Kaaba
  5. Arafah là một ngày lễ rơi vào ngày thứ 9 của Dhu al-Hijjah (tháng 12 trong âm lịch Hồi giáo). Đây là ngày thứ hai của cuộc hành hương Hajj và diễn ra trước ngày lễ lớn Eid al-Adha. Vào lúc bình minh, những người hành hương sẽ đi từ Mina đến núi Arafat để tưởng nhớ nơi mà nhà tiên tri Muhammad đã thuyết giảng một trong những bài giảng cuối cùng của ông tại địa điểm này. Ngoài ra, những người đạo Hồi ở các nơi khác trên thế giới sẽ kỷ niệm dịp này bằng cách nhịn ăn trong ngày.


    Núi Arafat là một ngọn núi cách thành phố Mecca, Ả Rập Xê-Út khoảng 20km về phía đông nam. Nó đạt chiều cao khoảng 70m và được gọi là “Jabal ar-Rahmah” (ngọn núi của lòng thương xót). Người Hồi giáo sẽ đứng tại nhà thờ Masjid al-Namirah gần Mecca trong buổi cầu nguyện chiêm niệm: họ cầu xin, ăn năn và chuộc lại những tội lỗi trong quá khứ của mình, tìm kiếm lòng thương xót Chúa, lắng nghe các học giả Hồi giáo thuyết giảng. Nó được kéo dài từ buổi trưa cho đến hoàng hôn, điều này gọi là “wuquf” (đứng trước Chúa) - một trong những nghi lễ quan trọng nhất của cuộc hành hương Hajj.


    Khi Husayn ibn Ali (một người quan trọng trong đạo Hồi) đọc lời cầu nguyện tại núi Arafat, thì tiếp theo những người Hồi giáo khác sẽ đọc lời nguyện Zuhr (là lời cầu nguyện thứ hai trong năm lời cầu nguyện bắt buộc hàng ngày) cho đến khi mặt trời lặn. Vào Ngày Arafah, những người không thể đến Mecca sẽ đến những thánh địa khác như nhà thờ Hồi giáo để đọc kinh. Người Hồi giáo tin rằng đây là một ngày rất quan trọng đối với họ, vì nó cực kỳ may mắn, có ý nghĩa tinh thần to lớn. Bên cạnh đó, còn là ngày của sự tha thứ, lòng thương xót và phước lành thiêng liêng.


    Để tối đa hóa phần thưởng của ngày Arafah, người Hồi giáo sẽ cố gắng cống hiến hết mình cho Allah (Thiên Chúa), hướng về Ngài để cầu xin và tăng cường những việc làm tốt. Ăn chay vào ngày này cũng như thực hiện các hành vi thờ phượng có thể giúp họ nhận được phần thưởng lớn, sự tha thứ tội lỗi và có được sự gần gũi với Thiên Chúa. Theo tất cả các trường phái tư tưởng Hồi giáo, việc nhịn ăn vào ngày Arafah là không bắt buộc, nhưng nó rất được khuyến khích đối với những người không thực hiện cuộc hành hương Hajj.

    Người Hồi giáo hành hương đến núi Arafat trong ngày Arafah
    Người Hồi giáo hành hương đến núi Arafat trong ngày Arafah
    Người Hồi giáo đọc lời nguyện tại núi Arafat
    Người Hồi giáo đọc lời nguyện tại núi Arafat
  6. Eid al-Adha được biết đến với tên gọi “Lễ Hiến Tế”, đây là lễ hội Hồi giáo kỷ niệm ngày mà tiên tri Abraham sẵn sàng hy sinh con trai mình để thể hiện sự vâng phục của ông đối với Thiên Chúa. Và vì sự sẵn lòng của ông, mà Đức Chúa Trời đã cho Abraham một dấu chỉ khác, đó là hiến tế một con chiên thay cho con trai mình.


    Để ghi nhớ vẻ đẹp của ngày lễ này, người Hồi giáo sẽ thịt một con vật như cừu, dê hoặc lạc đà và chia thành ba phần: cho người nghèo, người thân, bạn bè. Đây được coi là phần thiết yếu của lễ hội quan trọng này. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình, họ hàng thường đến thăm, chào hỏi cũng như tặng quà cho nhau. Lễ Eid al-Adha sẽ rơi vào ngày thứ 10 của Dhul Hijjah (tháng cuối cùng trong âm lịch Hồi giáo), và kéo dài 4 ngày.


    Các tín đồ phải mặc những bộ đồ thật đẹp để cầu nguyện trong một hội thánh lớn ở cánh đồng mở gọi là “Eidgah” hoặc nhà thờ Hồi giáo. Lời cầu nguyện Eid al-Adha được thực hiện bất cứ lúc nào sau khi mặt trời mọc hoàn toàn ngay trước khi bước vào thời gian Zuhr (Zuhr là lời cầu nguyện thứ hai trong năm lời cầu nguyện Hồi giáo bắt buộc hàng ngày). Trong trường hợp bất khả kháng như thiên tai, thì buổi cầu nguyện có thể bị trì hoãn đến ngày thứ 11 hoặc thứ 12 của tháng Dhu al-Hijja. Khi kết thúc lời cầu nguyện và bài giảng, mọi người thường ôm nhau cũng như trao lời chào “Eid Mubarak” (lời chào trong ngày lễ), đồng thời là sự thăm hỏi. Nhiều người sẽ nhân dịp này để mời bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp hoặc bạn cùng lớp đến dự lễ hội Eid al-Adha của họ, để giới thiệu về đạo cũng như văn hóa Hồi giáo.

    Cộng đồng Hồi giáo thực hành lời cầu nguyện trong ngày Eid al-Adha
    Cộng đồng Hồi giáo thực hành lời cầu nguyện trong ngày Eid al-Adha
    Họ chuẩn bị thịt động vật để kỷ niệm lễ Eid al-Adha
    Họ chuẩn bị thịt động vật để kỷ niệm lễ Eid al-Adha
  7. Ashura là một ngày lễ tưởng niệm của đạo Hồi, nó xảy ra hàng năm vào ngày thứ mười Muharram (tháng đầu tiên trong âm lịch Hồi giáo). Đối với người Hồi Giáo dòng Sunni (giáo phái lớn nhất của đạo Hồi), lễ Ashura đánh dấu sự chia cắt Biển Đỏ của Moses và sự cứu rỗi người Israel. Nó được tôn vinh thông qua việc nhịn ăn siêu cấp như một cách tạ ơn. Ở một số cộng đồng người Sunni, ngày Ashura hàng năm được chào mừng bằng các lễ hội hóa trang, đốt lửa với các món ăn đặc biệt. Tuy nhiên, ngược lại thì đối với người Hồi giáo Shia (giáo phái lớn thứ 2 của đạo Hồi sau Sunni), ngày này lại là ngày để tang. Vì nó kỷ niệm ngày Hussein Ibn Ali (hậu duệ của nhà tiên tri Mohammad) bị sát hại cùng với những người còn lại trong gia đình ông trong Trận Karbala vào năm 680 sau công nguyên.


    Ngày lễ Ashura đôi khi cũng là thời điểm xảy ra bạo lực giữa những người dòng Sunni chống lại dòng Shia. Bất kể nguồn gốc của chúng là gì, thì lễ hội này đã được thiết lập vững chắc vào thời của Ibn Taymiyya - luật gia dòng Sunni. Ví dụ, tại Maghreb ngày nay, ngày Ashura được tổ chức thông qua việc nhịn ăn, bố thí, tưởng nhớ người đã khuất, đãi các món ăn đặc biệt, nhảy qua đống lửa cùng lễ hội. Tuy nhiên, ở Nam Á, một số người Hồi giáo Sunni cũng tham gia vào các nghi lễ của dòng Shia. Họ tưởng nhớ sự ra đi của Husayn. Nhưng đối với người Sunni, thay vì xem đó một bi kịch, họ sẽ tôn vinh cuộc sống vĩnh cửu của Husayn và những người bạn đồng hành của ông, vì họ đã dũng cảm dám tử vì đạo.

    Người Hồi giáo kỷ niệm ngày lễ Ashura
    Người Hồi giáo kỷ niệm ngày lễ Ashura
    Người Hồi giáo kỷ niệm ngày lễ Ashura
    Người Hồi giáo kỷ niệm ngày lễ Ashura
  8. Trong đạo Hồi, đối với những người theo giáo phái Shia, Arba'in là sự đánh dấu bốn mươi ngày sau lễ Ashura, được coi là một đêm tưởng nhớ và đau buồn cho Husayn ibn Ali (hậu duệ của tiên tri Muhammad, cũng là vị lãnh đạo thứ ba của họ). Sau khi Husayn từ chối cam kết trung thành với Yazid - người bị các sử gia Hồi giáo miêu tả là vô đạo đức, trận chiến Karbala đã xảy ra. Nó tượng trưng cho cuộc đấu tranh vĩnh cửu giữa cái thiện và cái ác, đỉnh cao của sự hy sinh bản thân và sự tử đạo. Về mặt lịch sử, sự kiện này nhằm kết tinh cộng đồng Shia thành một giáo phái riêng biệt, cũng như vẫn là một phần không thể thiếu trong bản sắc tôn giáo của họ cho đến nay. Vì vậy, ngày lễ Ashura cho đến Arba'in đều là thời điểm để tang đối với họ. Một mặt, những người đưa tang tin rằng việc chia sẻ nỗi đau với Husayn sẽ được nhờ sự chuyển cầu của ông với Thiên Chúa trong ngày cuối đời để được lên thiên đàng. Mặt khác, người Shia xem việc này là hành động phản đối sự áp bức, cũng như một cuộc đấu tranh vì Chúa.


    Theo truyền thống Hồi giáo, bốn mươi là một con số thiêng liêng và là thời gian để tang thông thường sau sự ra đi của người thân. Một mặt, ngày bốn mươi biểu thị sự trưởng thành trong tâm hồn của một tín đồ đã khuất. Đó là lý do tại sao ngày này được giáo phái Shia trên toàn cầu kỷ niệm. Arba'in trùng với ngày 20 của Safar (tháng thứ hai trong âm lịch Hồi giáo), lễ kỷ niệm của nó bắt nguồn từ truyền thống tang lễ Hồi giáo sơ khai. Người Shia hàng năm kỷ niệm ngày này thông qua các cuộc tụ họp để tang, tái hiện kịch tính những câu chuyện về trận Karbala, cùng các hoạt động từ thiện. Arba'in cũng là ngày người hành hương đổ về đền thờ Husayn ở Iraq với số lượng lớn. Dù cuộc hành hương Arba'in từng bị cấm dưới thời tổng thống Iraq - Saddam Hussein. Nhưng nó đã phát triển sau khi ông bị phế truất vào năm 2003, từ hai triệu người tham gia đã tăng lên khoảng 20 triệu vào năm 2014. Cũng như ngày lễ Ashura, Arba'in có thể là dịp cho bạo lực của người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia.

    Hàng trăm nghìn người Hồi giáo Shia tụ họp tại đền thờ Imam Abbas ở thành phố Karbala-Iran trong nghi lễ chiếu sáng Arbaʽin
    Hàng trăm nghìn người Hồi giáo Shia tụ họp tại đền thờ Imam Abbas ở thành phố Karbala-Iran trong nghi lễ chiếu sáng Arbaʽin
    Hàng trăm nghìn người hành hương hội tụ về thành phố Karbala của Iran để kỷ niệm Arba’in
    Hàng trăm nghìn người hành hương hội tụ về thành phố Karbala của Iran để kỷ niệm Arba’in
  9. Mawlid, hay còn được gọi là Eid-e-Milad an-Nabi là lễ kỷ niệm ngày sinh của tiên tri Mohammad. Nó rơi vào ngày 12 của Rabi' al-Awwal (tháng thứ 3 trong âm lịch Hồi giáo), là ngày được chấp nhận bởi các tín đồ dòng Sunni. Tuy nhiên, đối với người Hồi giáo dòng Shia, thì ngày thứ 17 mới là ngày được chấp nhận.


    Nguồn gốc chính xác của Mawlid rất khó để biết. Theo quyển “bách khoa toàn thư về nhà tiên tri của Chúa”, sự kiện này đã được thiết lập khi Muhammad nhịn ăn vào thứ hai, với lý do là ông được sinh ra vào ngày đó. Việc cử hành lễ hội có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các nghi lễ thuộc những trường phái tư tưởng khác nhau. Ở các nơi, tổ chức từ thiện sẽ phân phát thực phẩm cho người nghèo và người dân sẽ hát những bài hát, cùng nhau vui vẻ ăn mừng. Một số người thì kể lại những câu chuyện, thơ ca về cuộc đời của Mohammad hoặc tham dự các buổi thuyết trình tại nhà thờ Hồi giáo. Thậm chí, còn có người nhịn ăn trong ngày này để bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa vì nhà tiên tri của họ. Có khoảng 3.000 lễ kỷ niệm Mawlid được diễn ra mỗi năm, những lễ hội này cũng thu hút khá nhiều khán giả quốc tế, trong đó lớn nhất là ở Ai Cập, có tới ba triệu người tham gia để tôn vinh ngày này.


    Dù hầu hết các giáo phái đều tán thành việc kỷ niệm ngày sinh của Muhammad. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì một số khác bao gồm: chủ nghĩa Salafism, Deoband và Ahmadiyya lại không chấp thuận; vì họ xem đây là một sự đổi mới tôn giáo không cần thiết. Mawlid được công nhận là ngày lễ quốc gia ở hầu hết các nước có đa số dân số theo đạo Hồi trên thế giới, ngoại trừ Ả Rập Xê-Út và Qatar. Việc tuân thủ Mawlid thường được bốn trường luật Sunni và học thuật Hồi giáo chính thống chấp thuận.

    Người Hồi giáo tham gia lễ Mawlid, kỷ niệm ngày sinh của tiên tri Abraham
    Người Hồi giáo tham gia lễ Mawlid, kỷ niệm ngày sinh của tiên tri Abraham
    Người Hồi giáo tham gia lễ Mawlid, kỷ niệm ngày sinh của tiên tri Abraham
    Người Hồi giáo tham gia lễ Mawlid, kỷ niệm ngày sinh của tiên tri Abraham
  10. Eid al-Ghadir được xem là một ngày lễ quan trọng đối với người Hồi giáo thuộc giáo phái Shia. Nó kỷ niệm ngày mà tiên tri Muhammad tuyên bố rằng Ali Ibn Abi Talib sẽ là người kế vị ông. Diễn ra hàng năm vào ngày 18 của Dhul-Hijjah (tháng 12 trong âm lịch đạo Hồi). Lễ Eid al-Ghadir được người Shia đánh dấu bằng các bài giảng và việc thực hiện đọc lịch sử về nhà tiên tri; đồng thời là sự cố gắng hòa giải với các quan điểm khác từ những người anh em thuộc dòng Sunni trong đức tin Hồi giáo của họ.


    Mười năm sau cuộc hành trình di cư từ Mecca đến Yathrib, nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad đã ra lệnh cho những môn đồ của ông kêu gọi mọi người khắp nơi tham gia cùng trong chuyến hành hương đầu tiên cũng như cuối cùng. Các học giả Hồi giáo cho rằng đã có hơn 70.000 người đi theo Muhammad. Khi trở về từ cuộc hành hương này vào tháng 3 năm 632 sau công nguyên, tại một khu vực được gọi là Ghadir Khumm; Muhammad đã thuyết giảng một bài giảng nổi tiếng. Ông tuyên bố rằng Ali ibn Abi Talib (người anh họ, đồng thời cũng là con rể của ông) sẽ là người kế vị. Vì vậy, ngày thuyết pháp ấy được xem là sự kiện nền tảng của Hồi giáo dòng Shia, trở thành một trong những ngày lễ quan trọng nhất với tên gọi “Eid al-Ghadir”.


    Người Hồi giáo Shia trên khắp thế giới kỷ niệm sự kiện này hàng năm với những phong tục đa dạng. Nó được tổ chức ở các quốc gia khác nhau như: Iran, Ấn Độ, Pakistan, Azerbaijan, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Yemen, Afghanistan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tại Châu Âu cùng Châu Mỹ bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Anh, Đức, Pháp. Năm 2022, một lễ hội dài 10km đã diễn ra ở Tehran (thủ đô của Iran) với hàng trăm nghìn người đổ về đường phố Valiasr và các con phố lân cận để tham dự.

    Cộng đồng người Hồi giáo tụ họp kỷ niệm ngày lễ Eid al-Ghadir
    Cộng đồng người Hồi giáo tụ họp kỷ niệm ngày lễ Eid al-Ghadir
    Cộng đồng người Hồi giáo tụ họp kỷ niệm ngày lễ Eid al-Ghadir
    Cộng đồng người Hồi giáo tụ họp kỷ niệm ngày lễ Eid al-Ghadir




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy