Top 8 Quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới

  1. Top 1 Indonesia
  2. Top 2 Pakistan
  3. Top 3 Ấn Độ
  4. Top 4 Bangladesh
  5. Top 5 Nigeria
  6. Top 6 Ai Cập
  7. Top 7 Iran
  8. Top 8 Thổ Nhĩ Kỳ

Top 8 Quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới

Jane TrucVy 151 0 Báo lỗi

Theo thần học Hồi giáo, nó chính là phiên bản nguyên thủy, đầy đủ và phổ quát của một đức tin đã được mạc khải nhiều lần trước đó thông qua các nhà tiên tri ... xem thêm...

  1. Đạo Hồi là tôn giáo lớn ở Indonesia, với 86,7% dân số của đất nước là tín đồ Hồi giáo trong một cuộc khảo sát năm 2018, con số này tương đương khoảng 231 triệu người. Được truyền bá tại đây vào cuối thế kỷ 13, lúc đầu đạo Hồi du nhập thông qua các thương nhân Ả Rập, sau đó là bởi hoạt động truyền giáo của các học giả. Bên cạnh đó, còn được hỗ trợ thêm bởi sự chấp nhận của những nhà cai trị địa phương và sự chuyển đổi của giới tinh hoa. Sự truyền bá này bắt đầu từ giai cấp thống trị khi những thương nhân Hồi giáo kết hôn với phụ nữ địa phương, một số khác giàu có hơn kết hôn với các gia đình ưu tú. Nhiều người dân Indonesia cũng dần bắt đầu cải sang đạo Hồi, dù trước đây họ đa phần là những người theo thuyết vật linh, theo đạo Hindu và đạo Phật. Tuy nhiên, thông qua quá trình đồng hóa liên quan đến thương mại, cải đạo của hoàng gia, Hồi giáo đã thay thế vị trí của các tôn giáo khác và trở thành tôn giáo thống trị vào cuối thế kỷ 16. Trong quá trình này, những ảnh hưởng văn hóa từ thời đại trước hầu hết đều được dung nạp, cũng như kết hợp vào các nghi lễ Hồi giáo. Đạo Hồi không xóa bỏ nền văn hóa có từ trước; mà đúng hơn nó là sự kết hợp, lồng ghép các phong tục địa phương cùng các yếu tố phi Hồi giáo vào trong các quy tắc và nghệ thuật, đồng thời biến chúng thành truyền thống của riêng mình.


    Ở một mức độ đáng kể, cách mà Hồi giáo thể hiện trong lối sống của người dân Indonesia là độc nhất, cũng như phản ánh văn hóa Đông Nam Á. Phụ nữ đạo Hồi ở đây có rất nhiều quyền tự do liên quan đến xã hội, giáo dục cùng công việc. Do đó, việc một phụ nữ lhoạt động độc lập trong xã hội Indonesia là điều được cho là bình thường, cũng như hoàn toàn được đón nhận. Họ có tỷ lệ việc làm và hòa nhập xã hội cao, bên cạnh đó là quyền bầu cử chính trị. Ngoài ra, nhiều người Hồi giáo tại đất nước này còn có quan điểm thoải mái về quan hệ xã hội giữa hai giới. Sự phân biệt nghiêm ngặt giới tính thường chỉ giới hạn trong những nơi mang tính chất tôn giáo, chẳng hạn như trong các nhà thờ Hồi giáo hoặc trong thời gian cầu nguyện. Việc nam, nữ sinh học cùng lớp ở cả trường công lập và trường Hồi giáo là điều bình thường. Tuy nhiên, cũng có một ảnh hưởng ngày càng tăng của quan điểm truyền thống, chính thống ở Indonesia về phân biệt giới tính tại những nơi công cộng. Điều này được thực hiện để tránh tiếp xúc giữa những người khác giới, như việc một số phụ nữ đội khăn trùm đầu có thể từ chối bắt tay hoặc trò chuyện với nam giới.

    Người dân Hồi giáo tại Indonesia
    Người dân Hồi giáo tại Indonesia
    Người dân Hồi giáo tại Indonesia
    Người dân Hồi giáo tại Indonesia

  2. Thời kỳ đầu Trung cổ, chứng kiến sự lan rộng của Hồi giáo trong khu vực. Thế nên, các nhà truyền giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi phần lớn dân số theo đạo Phật cùng đạo Hindu ở Pakistan sang đạo Hồi. Những diễn biến này đã tạo tiền đề cho sự cai trị của một số đế chế Hồi giáo nối tiếp nhau. Đã có những cải đạo từ các nhóm tôn giáo thiểu số tại đây. Baba Deen Mohammad Shaikh - một người từng theo đạo Hindu, là một nhà truyền giáo Hồi giáo từ Matli, đã tuyên bố rằng ông từng cải đạo hơn 110.000 người. Tuy nhiên, Hội Đồng Nhân Quyền Pakistan cũng đã báo cáo rằng các trường hợp bị buộc phải cải đạo như trên đang ngày càng gia tăng.


    Pakistan hiện nay được gọi là "trung tâm toàn cầu về chính trị Hồi giáo”. Câu chuyện theo chủ nghĩa dân tộc của họ dựa trên ý tưởng rằng người Hồi giáo tại đây là một quốc gia độc lập với quan điểm sống đặc biệt của riêng họ, khác với phần còn lại của tiểu lục địa. Có đến 97% người dân theo đạo Hồi; và đất nước này có số lượng người Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới sau Indonesia, cũng như là quốc gia hiện đại đầu tiên được thành lập nhân danh đạo Hồi. Dân số Hồi giáo thiểu số nhỏ hơn ở Pakistan bao gồm cả những người theo đạo Kinh Qur'an, người Hồi giáo không theo giáo phái. Những người sau này được hiến pháp Pakistan coi là không theo đạo Hồi, chiếm 1% dân số. Hồi giáo ở đây được ví như một quyển sách toàn diện trong sự phát triển của tôn giáo tại khu vực suốt hơn một thế kỷ rưỡi qua, từ thời thuộc địa Anh cho đến ngày nay. Các học giả theo chủ nghĩa truyền thống cùng các tổ chức của họ cũng đã có sự hiện diện nổi bật trong khu vực. Pakistan không chỉ kế thừa nhiều khía cạnh của đạo; mà thay vào đó, nó đã và vẫn là một nơi mang nhiều ý nghĩa Hồi giáo.

    Người dân Hồi giáo tại Pakistan
    Người dân Hồi giáo tại Pakistan
    Người dân Hồi giáo tại Pakistan
    Người dân Hồi giáo tại Pakistan
  3. Hồi giáo tại Ấn Độ là tôn giáo lớn thứ hai, với 14,2% dân số cả nước, tương đương khoảng 172,2 triệu người được xác định là tín đồ của đạo Hồi. Đồng thời, đây cũng là quốc gia có số lượng người theo Hồi giáo lớn thứ ba trên thế giới. Ngay sau khi tôn giáo này xuất hiện ở Bán đảo Ả Rập, nó đã bắt đầu lan rộng khắp các cộng đồng trong nước. Hồi giáo du nhập vào tiểu lục địa Ấn Độ từ thế kỷ thứ 7, khi người Ả Rập chinh phục Sindh, rồi đến Punjab và Bắc Ấn Độ ở thế kỷ 12. Từ đó, nó trở thành một phần di sản văn hóa cũng như tôn giáo tại đây. Đại đa số người Hồi giáo Ấn Độ thuộc các nhóm dân tộc Nam Á. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số khác đến từ Trung Đông và Trung Á.


    Quan hệ thương mại đã tồn tại giữa Ả Rập và tiểu lục địa Ấn Độ từ thời cổ đại. Ngay cả trong thời kỳ tiền Hồi giáo, các thương nhân Ả Rập vẫn thường đến thăm bờ biển Konkan và Bờ biển Malabar - nơi nối liền họ với các cảng ở Đông Nam Á. Những người Ả Rập mới được Hồi giáo hóa là những người đầu tiên tiếp xúc với Ấn Độ. Các nhà sử học Elliot và Dowson đã từng kể lại trong quyển sách lịch sử rằng con tàu đầu tiên chở những du khách Hồi giáo đã được nhìn thấy trên bờ biển Ấn Độ vào phần cuối của thế kỷ thứ 7. Chính với sự ra đời của đạo Hồi, người Ả Rập đã trở thành một thế lực văn hóa nổi bật trên thế giới. Họ là những người truyền bá tôn giáo mới, đưa nó đến bất cứ nơi nào mà họ đến.

    Người dân Hồi giáo tại Ấn Độ
    Người dân Hồi giáo tại Ấn Độ
    Người dân Hồi giáo tại Ấn Độ
    Người dân Hồi giáo tại Ấn Độ
  4. Hồi giáo là quốc giáo chính thức của Cộng hòa Nhân dân Bangladesh. Theo điều tra dân số năm 2022, nơi đây có khoảng 91% số dân theo đạo Hồi, tương đương với 150 triệu người trong tổng số 165 triệu. Cho nên, Hồi giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc của quốc gia này. Vào cuối thế kỷ thứ 7, người Hồi giáo Ả Rập đã thiết lập mối liên hệ thương mại cũng như tôn giáo trong khu vực trước cuộc chinh phục, chủ yếu thông qua các vùng ven biển với tư cách là thương nhân. Ở thời tiền Mughal, có ít bằng chứng cho thấy việc áp dụng rộng rãi Hồi giáo ở khu vực ngày nay là Bangladesh. Những gì đề cập đến người Hồi giáo thường liên quan đến tầng lớp thượng lưu thành thị. Trong thời Đế chế Mughal, phần lớn khu vực mà ngày nay là Đông Bengal vẫn còn rừng rậm nhưng rất màu mỡ. Người Mughals đã khuyến khích nông dân đưa đất này vào canh tác. Bởi vì họ chủ yếu được lãnh đạo bởi những người Hồi giáo, thế nên đây mặc nhiên trở thành tôn giáo chính tại vùng đồng bằng. Vào đầu thế kỷ 13, Muhammad bin Bakhtiyar Khalji chinh phục miền Tây và một phần miền Bắc, đồng thời thành lập vương quốc Hồi giáo đầu tiên ở Bengal. Các nhà truyền giáo Hồi giáo Ấn Độ đã đạt được thành công lớn nhất về số lượng người cải đạo tại đây.


    Người Hồi giáo Bengal đã củng cố định nghĩa về quốc gia vào những năm 1940 khi họ đoàn kết với những người Hồi giáo ở các khu vực khác của tiểu lục địa. Họ hình dung ra một xã hội dựa trên các nguyên tắc về đạo Hồi. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1970, người Bengal bị ảnh hưởng nhiều hơn trong khu vực, xã hội mà họ hình dung sau đó dựa trên các nguyên tắc như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân tộc và dân chủ. Mặc dù Hồi giáo vẫn là một phần của đức tin cũng như văn hóa, nhưng nó không còn là yếu tố duy nhất hình thành nên bản sắc dân tộc. Từ đó, Bangladesh được thành lập ra như một quốc gia thế tục theo hiến pháp, và nó quy định các nguyên tắc thế tục, xã hội chủ nghĩa và dân chủ. Hồi giáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của người dân, đồng thời là quốc giáo có tác động đáng kể đến đời sống của người dân tại đất nước này.

    Người dân Hồi giáo tại Bangladesh
    Người dân Hồi giáo tại Bangladesh
    Người dân Hồi giáo tại Bangladesh
    Người dân Hồi giáo tại Bangladesh
  5. Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất ở Nigeria, và là đây cũng là quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất tại Châu Phi. Vào năm 2018, nó được ước tính rằng có 53,5% dân số theo đạo Hồi. Họ chủ yếu sống tập trung ở nửa phía bắc, cùng một phần thiểu số Hồi giáo đáng kể tồn tại ở khu vực phía nam. Các thương gia từ Bắc Phi và lưu vực Senegal đã giới thiệu đạo Hồi đến Nigeria vào thế kỷ 11, nó đã trở thành tôn giáo độc thần đầu tiên của người Abraham.


    Nguồn gốc của Hồi giáo tại đất nước này gắn liền với sự phát triển của Hồi giáo ở Tây Phi. Thương mại là mối liên kết chính đưa đạo Hồi vào đây. Nửa phía bắc Nigeria trong lịch sử nằm dưới sự cai trị của nhiều quốc gia cùng đế quốc Hồi giáo khác nhau như: Đế quốc Kanem–Bornu, Đế quốc Mali, Đế quốc Songhai và Vương quốc Hausa. Tôn giáo bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong xã hội của đất nước. Một trong năm trụ cột của đạo Hồi bao gồm việc hành hương hàng năm, cầu nguyện hàng ngày được coi là nhiệm vụ quan trọng đối với người Hồi giáo. Sự ủng hộ việc đưa vào hệ thống pháp luật, điều chỉnh luật gia đình và quan điểm tôn giáo về các phương thức ứng xử cá nhân nhận được sự ủng hộ trong xã hội. Người Hồi giáo Nigeria cũng hoàn toàn đồng ý việc tôn giáo này đóng vai trò lớn trong chính trị của đất nước.

    Người dân Hồi giáo tại Nigeria
    Người dân Hồi giáo tại Nigeria
    Người dân Hồi giáo tại Nigeria
    Người dân Hồi giáo tại Nigeria
  6. Kể từ năm 1980, Hồi giáo là tôn giáo thống trị và đã trở thành quốc giáo ở Ai Cập, với khoảng 90,3% người dân được xác định theo đạo Hồi. Tuy nhiên, do thiếu một cuộc điều tra dân số về tôn giáo, cùng với việc đếm thiếu các nhóm thiểu số không theo đạo Hồi, tỷ lệ phần trăm thực tế của người Hồi giáo ở Ai Cập vẫn chưa được biết. Nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ người theo đạo Thiên Chúa - nhóm tôn giáo lớn thứ hai trong nước, ước tính chiếm từ 5% đến 15%.


    Quá trình Hồi giáo hóa xảy ra sau cuộc chinh phục Ai Cập của người Ả Rập vào thế kỷ thứ 7, trong đó Nhà nước Hồi giáo Rashidun nắm quyền kiểm soát đất nước này từ Đế chế Byzantine của Cơ đốc giáo. Những người cai trị Ả Rập thường không muốn chia sẻ quyền cai trị với những người theo đạo Cơ đốc ở thị trấn, thế nên đã thành lập các thuộc địa mới. Từ đó trở đi, những người theo đạo Thiên Chúa bị các chế độ Hồi giáo khác nhau đàn áp. Ai Cập và các vùng lãnh thổ bị chinh phục khác ở Trung Đông đã trải qua một cuộc chuyển đổi dần dần trên quy mô lớn từ Cơ đốc giáo sang Hồi giáo. Đạo Hồi trở thành tôn giáo thống trị vào thế kỷ 10 đến thế kỷ 12. Trong thế kỷ 19 và 20, các chính phủ liên tiếp đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế vai trò của các học giả tôn giáo Hồi giáo trong đời sống. Các tổ chức tôn giáo ngày càng bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn của nhà nước.


    Hồi giáo tại Ai Cập phổ biến chủ yếu dựa trên truyền thống truyền miệng. Các nhà truyền giáo hầu như không được đào tạo bài bản, họ thường ghi nhớ toàn bộ Kinh Qur'an và đọc những câu thơ thích hợp trong các dịp tôn giáo. Họ cũng kể những câu chuyện tôn giáo tại các lễ hội làng cùng các lễ kỷ niệm đánh dấu nghi thức nhập đạo của một cá nhân. Do sự phân biệt giới tính phổ biến trong xã hội, đàn ông và phụ nữ thường thực hành tôn giáo theo những cách khác nhau. Một phong tục tôn giáo đặc biệt dành cho nữ giới là Zar - đây là nghi lễ giúp phụ nữ xoa dịu những linh hồn được cho là đã chiếm hữu họ. Người tổ chức Zar sẽ mở ra các cuộc họp hàng tuần và sử dụng âm nhạc cùng khiêu vũ, để tạo ra trạng thái xuất thần ở những phụ nữ bị ám. Các phụ nữ giàu có đôi khi còn trả tiền để tổ chức những buổi lễ riêng tư tại nhà; những buổi lễ này phức tạp hơn các buổi lễ công cộng, và thường kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, dù từng phổ biến, nhưng ngày nay nghi thức đó lại hiếm được thực hành vì bị chỉ trích là dị giáo.

    Người dân Hồi giáo tại Ai Cập
    Người dân Hồi giáo tại Ai Cập
    Người dân Hồi giáo tại Ai Cập
    Người dân Hồi giáo tại Ai Cập
  7. Top 7

    Iran

    Cuộc điều tra dân số chính thức từ chính phủ Iran năm 2011 cho thấy hầu hết người dân của họ đều theo đạo Hồi, với tỉ lệ là 99,98%. Hồi giáo là tôn giáo chính thức và là một phần của đất nước này kể từ khi người Ả Rập chinh phục nó vào năm 640 sau công nguyên. Phải mất vài trăm năm, Hồi giáo mới tập hợp và trở thành một thế lực tôn giáo cũng như chính trị ở đây. Cách mạng Iran còn được gọi là cách mạng Hồi giáo - là một cuộc cách mạng biến đất nước này từ một chế độ quân chủ thế tục hóa phương Tây ở thời Shah Mohammad Reza Pahlavi, đến một nước cộng hòa Hồi giáo. Nó được trị bởi luật gia Ayatollah Ruhollah Khomeini - nhà lãnh đạo cuộc cách mạng và là người sáng lập Cộng hòa Hồi giáo. Đây còn được gọi là “cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử”, sau cách mạng Pháp và Nga, đồng thời cũng là một sự kiện biến chủ nghĩa chính thống Hồi giáo trở thành một lực lượng chính trị.


    Hiến pháp của Cộng hòa Hồi giáo Iran quy định rằng tôn giáo chính thức của nó là Hồi giáo. Những người theo họ được tự do hành động với luật học riêng trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo và sự công nhận người Iran theo đạo. Người Do Thái cùng người theo đạo Thiên chúa là những tôn giáo số ít ở đây. Công dân của Cộng hòa Hồi giáo Iran chính thức được chia thành bốn loại tôn giáo: Hồi giáo, Hoả giáo, Do Thái và Kito giáo. Người dân phải tuyên bố mình là thành viên của một trong bốn tín ngưỡng được công nhận trên, để tận dụng nhiều quyền công dân. Sự phân chia chính thức này cũng đã bỏ qua các tôn giáo thiểu số khác tại đây, đặc biệt là những tôn giáo theo tín ngưỡng Baha’i. Sự đàn áp của nhà nước trừng phạt đối với những người Baha’i xuất phát từ việc họ là một nhóm tôn giáo thiểu số không được công nhận, và không tồn tại hợp pháp. Đây được chính quyền phân loại là "những kẻ ngoại đạo không được bảo vệ" và phải chịu sự phân biệt đối xử. Tương tự như thế, chủ nghĩa vô thần cũng chính thức không được phép.

    Người dân Hồi giáo tại Iran
    Người dân Hồi giáo tại Iran
    Người dân Hồi giáo tại Iran
    Người dân Hồi giáo tại Iran
  8. Hồi giáo là tôn giáo được thực hành nhiều nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có tới 99,8% dân số của đất nước này theo đạo Hồi. Hầu hết trong số họ đều thuộc trường phái luật học Hanafi. 0,2% còn lại là Kito giáo và những tín đồ của các tôn giáo được chính thức công nhận khác như Do Thái giáo. Trong các cuộc chinh phục vào thế kỷ thứ 7, quân đội Ả Rập đã thành lập Đế chế Hồi giáo. Thời kỳ hoàng kim của nó sớm được bắt đầu vào giữa thế kỷ thứ 8 bởi sự lên ngôi của đế quốc Abbasid và việc chuyển thủ đô từ Damascus đến Baghdad.


    Mặc dù nhà nước chính thức là thế tục, nhưng tất cả các trường tiểu học và trung học đều được yêu cầu dạy nghiên cứu tôn giáo kể từ năm 1982, và chương trình giảng dạy chủ yếu tập trung vào Hồi giáo. Mức độ mà các tôn giáo khác được đề cập tùy thuộc vào trường học. Do đó, chính sách này đã vấp phải sự tranh cãi cũng như chỉ trích của cả truyền thông nước ngoài lẫn công chúng Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy trung học về nghiên cứu tôn giáo thông qua triết học đã kết hợp nhiều thông tin hơn về các tôn giáo khác. Bắt đầu từ những năm 1980, vai trò của tôn giáo trong nhà nước là một vấn đề gây chia rẽ. Khi các phe phái tôn giáo có ảnh hưởng thách thức quá trình thế tục hóa hoàn toàn do chủ nghĩa Kemal kêu gọi, và việc tuân thủ các thực hành Hồi giáo đã trải qua một sự hồi sinh đáng kể.

    Người dân Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ
    Người dân Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ
    Người dân Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ
    Người dân Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy