Top 10 Loài động vật ngốc nghếch nhất thế giới

Hoàng Thu Thuỷ 2751 0 Báo lỗi

Ít ai biết rằng gà tây, gấu trúc hay vẹt đều có trí thông minh vô cùng khiêm tốn, thậm chí còn lười biếng đến mức chỉ biết "há mồm chờ sung" mà không nghĩ được ... xem thêm...

  1. Vẹt nổi tiếng thông minh trong số các loài chim với khả năng ngôn ngữ và bắt chước con người. Dù vậy, vẹt Kakapo lại là trường hợp ngoại lệ. Chúng là vẹt, là một loài chim nhưng không hề biết bay và vô cùng ngớ ngẩn. Một khi loài vẹt này gặp phải nguy hiểm hoặc đối tượng chúng cho là nguy hại, ngay lập tức những con Kakapo sẽ giả vờ "đóng băng" tại chỗ. Vì không biết bay, đôi khi chúng tìm cách trèo lên cành cao, tung cánh giả vờ bay. Bên cạnh đó, loài này còn "ngơ" tới mức không nhận biết được bạn tình.


    Kakapo là một giống vẹt có nguồn từ New Zealand, chúng có mặt trên đảo từ trước khi con người đặt chân đến vùng đất này. Các di tích hóa thạch để lại cho thấy chúng có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau và từng là loại chim phổ biến nhất New Zealand.


    Điều đặc biệt ở giống vẹt này không giống ở bất cứ giống nào khác đó chính là chúng không thể bay có thể do kích thước quá to lớn khiến đôi cánh không thể tải nổi. Do đó, chúng còn được đặt cho một biệt danh là vẹt không biết bay. Là một giống vẹt sống về đêm, chúng kiếm ăn, tìm kiếm bạn tình vào ban đêm. Điều này khiến cho một số nơi người ta còn gọi chúng với một tên khác là vẹt cú vì thói quen sinh hoạt khá tương đồng với chim cú. Làm tổ cũng là một điều khá khác biệt ở vẹt Kakapo khi chúng chọn một địa điểm vô cùng “an toàn” để làm tổ, là ngay dưới mặt đất hoặc những hốc cây ở gần mặt đất. Có thể đây chính là nguyên nhân khiến “anh chàng lù khù” này đi đến bờ vực tuyệt chủng vô cùng nhanh chóng.

    Vẹt Kakapo
    Vẹt Kakapo
    Vẹt Kakapo
    Vẹt Kakapo

  2. Top 2

    Lười

    Con lười sở dĩ có tên là lười vì chúng thực sự lười biếng. Ngoài gương mặt có phần hài hước, chúng còn gây cười vì độ lười "đệ nhất thiên hạ" của mình. Phần lớn vòng đời của con lười chỉ quanh quẩn với các hoạt động ăn, ngủ và đu bám trên các tán cây.


    Ngay đến cả việc di chuyển, đi lại xung quanh, chúng cũng vô cùng lười nhác. Với các loài khác, đi hết quãng đường khoảng 10m chỉ mất 1 - 2 phút. Thế nhưng với những con lười, chúng có thể mất đến 5 phút để di chuyển hết đoạn đường này. Có những con lười quanh năm trú ở trên các cành cao, một tuần chúng chỉ tụt xuống đất duy nhất một lần để đi vệ sinh. Đầu óc của loài này cũng bị cho là thiếu linh hoạt, "trì trệ" giống như tập tính của chúng.


    Đặc trưng chung của những con lười là sự chậm chạp và lười vận động, cùng với ngoại hình trông có vẻ khá "đần". Sự thờ ơ với mọi thứ xung quanh khiến không ít người nghĩ rằng chúng chậm tiến hóa và tụt hậu so với sự phát triển của các loài động vật khác. Như tên gọi của chúng, lười khá lười biếng. Lười sử dụng ít năng lượng. Động tác của nó lúc nào cũng chậm đến mức như bất động và hòa mình vào môi trường. Khi dịch chuyển trên đất, tốc độ nhanh nhất mà nó có thể đạt được là 160m/giờ. Động tác của nó trông giống như kỹ thuật chiếu chậm được dùng trong điện ảnh.


    Tốc độ leo trèo trên cây của chúng là 4m/phút. Trong trường hợp nguy hiểm chẳng hạn như bị săn đuổi, lười có thể tăng tốc lên tối đa 4,5m/phút. Ở dưới đất thì chúng đi còn chậm hơn, một phút chỉ bò được cỡ 3m. Bơi có lẽ là bộ môn mà chúng chơi tốt nhất. Những con lười ở dưới nước có thể di chuyển ở vận tốc lên tới 13,5 mét/phút.


    Nó chậm đến nỗi cây cỏ cũng có thể mọc trên người nó. Hệ tiêu hóa của nó cũng chậm tương đương như cơ thể nó. Thỉnh thoảng, lười cũng bò xuống đất đi tìm nước uống và đi vệ sinh, nhưng rất ít. Một tuần nó xuống đất một lần để loại bỏ chất thải. Chúng lười biếng đến nỗi, có nhiều con lười khi chết rồi nhưng cơ thể vẫn treo trên cây không rơi xuống đất.

    Lười
    Lười
    Lười
    Lười
  3. Là một trong những loài có kích thước đồ sộ bậc nhất, đà điều sở hữu vóc dáng cao lớn, chân dài và khả năng di chuyển đáng nể. Tuy nhiên, chúng lại có phần ngô nghê và "trì trệ" về mặt trí tuệ. Đà điểu cũng là loài bị xếp vào nhóm bộ não chậm chạp, không được thông minh cho lắm trong số các loài chim. Tốc độ chạy là ưu thế của đà điểu. Chúng có thể công kích hoặc tẩu thoát nhờ những bước chạy dài. Thế nhưng có nhiều trường hợp, loài này lại trở nên ngơ ngác, tự biến mình thành bữa ăn thịnh soạn cho kẻ đi săn. Nguyên nhân là vì đang trên đường chạy thẳng thì chúng quay đầu chạy ngược lại, đâm thẳng vào miệng kẻ thù.


    Về cân nặng, đà điểu có cân nặng từ 90 đến 130 kg . Hơn vậy có một số đà điểu trống có thể nặng đến 155kg. Những con đà điểu trống trưởng thành có lông hàu hết là màu đen với một vài điểm màu trắng ở cánh và cả đuôi. Về đà điểu mái và đà điểu con thì có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng.Cách thức gọi bạn tình của đà điểu trống đó là dùng đôi cánh nhỏ của mình để múa gọi bạn tình. Và đôi cánh đó còn dùng che chở cho đà điểu con.


    Về bộ lông, đà điểu có bộ lông mềm và khác lạ so với lông vũ của bất cứ loài chim bay nào. Phần cánh thì vẫn có móng và mọc đều ở hai cánh của chúng. Về cặp chân khỏe, chim đà điểu có cặp chân khỏe và không có lông. Đặc điểm khá thú vị đó là chân của chúng có hai ngón. Và có một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa vậy. Chính bởi đặc điểm thú vị này đã gia tăng khả năng chạy của loài chim này. Ngoài ra, đà điểu còn có một cặp lông mi rậm và đôi mắt được coi là to nhất so với các loài chim.


    Về chiều cao, vào tuổi trưởng thành là 2 cho đến 4 năm, đà điểu trống cao từ 1m8 đến 2m7, đà điểu mái cao từ 1m7 đến 2 m. Và vào những năm đầu tiên, đà điểu con có thể tăng tới 25cm vào mỗi tháng. Và vào một tuổi đầu thì đà điểu đã có thể nặng tới 45kg.

    Đà điểu
    Đà điểu
    Đà điểu
    Đà điểu
  4. Gà tây có kích thước lớn hơn các loại gà nuôi nhà, gà thả bộ. Dù vậy, trí tuệ của chúng lại hạn hẹp một cách bất ngờ. Giả sử đi đường, nếu bạn nhìn thấy một con gà tây đang dầm mưa thì cũng đừng quá kinh ngạc. Bởi lẽ, chúng hầu như không phân biệt được thời tiết mưa hay nắng. Thậm chí, phản xạ của loài này còn rất chậm, phải mất 30 giây chúng mới nhận biết được diễn biến xung quanh.


    To lớn về hình thể nhưng trí tuệ của gà tây lại khá khiêm tốn. Loài này không phân biệt được thời tiết, nhận biết xung quanh cũng chậm chạp vô cùng. Ngoài ra, gà tây còn bị cho là ngớ ngẩn, dễ mắc sai lầm. Đặc biệt là với chuyện lứa đôi. Các con gà tây đực thậm chí không biết người tình của chúng là ai. Ngay cả khi giơ ra một cái đầu gà giả, bạn cũng có thể đánh lừa được những con gà đực, lập tức được chứng kiến cuộc vui thả ga của chúng. Gà tây rất dễ bị lừa do khả năng nhận dạng kém.


    Ngoài thiên nhiên, gà tây có thể bay như thiên nga hay ngỗng trời, nhưng khi được thuần hóa, chúng có thân hình quá nặng nề nên không thể bay dù chỉ một đoạn ngắn. Và ngoài thiên nhiên, gà tây chỉ có một loại là màu đen, nhưng sau khi được thuần chủng và lai tạp, chúng có thêm một loại trắng và bông.


    Gà tây trống khi đạt đến tuổi trưởng thành là khoảng 10 tháng, vì chúng có thể trọng lớn. Còn gà tây mái trưởng thành sớm hơn, khoảng 8 tháng tuổi. Gà tây con rất khó nuôi, nhưng khi chúng được 2 tháng tuổi, chúng sẽ lớn rất nhanh. Gà tây trống khi trưởng thành, có thể xòe đuôi ra giống như một con công, gà tây mái cũng có thể làm được, nhưng rất hiếm thấy. Khi trời vừa sáng, gà tây trống thường xòe đuôi, ve vãn gà mái, để đáp lại, gà mái cũng xòe đuôi, nhưng nhỏ hơn gà trống.


    Thịt gà tây thường được người Mỹ và người các nước phương Tây dùng cho các món nướng và ngày nay, chúng được dùng nhiều cho lễ Tạ ơn hay những buổi tiệc gia đình.

    Gà tây
    Gà tây
    Gà tây
    Gà tây
  5. Cóc không quá thông minh, ngoại trừ Cóc Mía Nam Úc. Trí thông minh của nó tỷ lệ nghịch với kích cỡ của cơ thể. Con cóc này nặng từ 800 g đến 1 kg với chiều dài trung bình khoảng 20 cm. So với các loại cóc thông thường, kích thước này không nhỏ, nhưng trí tuệ “lại đi lùi”. Loài này khá ngờ nghệch. Chúng còn "làm tình" với bất kể thứ gì vì không phân biệt được đâu là con cái, là bạn tình của chúng, bao gồm có cả động vật đã tử vong.


    Con cóc mía có kích thước là rất lớn; con cái lớn hơn đáng kể so với con đực[19], đạt chiều dài trung bình 10–15 cm (3,9–5,9 in). "Prinsen" - một con cóc được nuôi làm thú cưng ở Thụy Điển, được liệt kê trong sách kỷ lục Guinness như là mẫu vật lớn nhất được ghi lại. Nó nặng 2,65 kg và dài 38 cm (15 in) từ mõm đến huyệt hoặc dài 54 cm (21 in) khi nó hoàn toàn duỗi ra, tính từ đầu ngón chân trước đến ngón chân sau. Các con cóc lớn hơn thường được tìm thấy trong các khu vực có mật độ cóc thấp hơn. Chúng có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm trong tự nhiên, và có thể sống lâu hơn đáng kể trong điều kiện nuôi nhốt, với một mẫu được báo cáo là còn sống sót trong 35 năm.


    Da cóc mía khô và có nhiều mụt. Cá thể cóc mía có thể có màu xám, hơi vàng, đỏ-nâu, hay ô liu-nâu. Một tuyến parotoid lớn nằm sau mỗi mắt. Mặt bụng có màu kem và có thể có các mảng màu đen hay nâu. Đồng tử nằm ngang và mống mắt màu vàng. Ngón chân sau có các màng hóa thịt ở gốc, và ngón chân trước không màng.


    Thông thường, cóc mía chưa trưởng thành có da mịn, đen, mặc dù một số mẫu cóc mía có lớp da màu đỏ. Con nhỏ không có tuyến parotoid tiết ra chất độc như con trưởng thành, vì vậy chúng thường ít độc hơn. Con nòng nọc nhỏ và có màu đen đồng nhất, sinh sống dưới nước, có xu hướng tạo thành đàn. Nòng nọc có chiều dài từ 10 đến 25 mm (0,39 đến 0,98 in)

    Cóc mía
    Cóc mía
    Cóc mía
    Cóc mía
  6. Gấu trúc là một trong những con vật được yêu thích trên thế giới. Thậm chí còn có nước chọn gấu trúc là quốc bảo - bảo vật quốc gia. Nhiều người bị chinh phục bởi vẻ ngoài đáng yêu, dễ thương của loài sinh vật này mà không biết rằng, chúng thuộc nhóm có chỉ số thông minh thấp nhất thế giới. Gấu trúc lười vận động, thậm chí khả năng quan hệ tình dục còn hạn chế. Mỗi năm chúng chỉ có một cơ hội để mang thai, nhưng dù có may mắn “trúng” loài này cũng không cảm thấy đang mang một đứa con trong bụng.


    Tình trạng gấu mẹ đè phải gấu con khiến chúng tử vong là chuyện không hiếm gặp trong các loài gấu trúc.


    Mặc dù đang bị đe dọa tuyệt chủng nhưng gấu trúc thậm chí không làm gì để giữ cho giống loài của mình sống sót cả. Thứ duy nhất trên đời này chúng ăn được là tre, một thứ cây không có chút dinh dưỡng nào. Chính vì thế, chúng chỉ nằm lên nằm xuống nhai nhóp nhép một cách uể oải và thiếu năng lượng. Nếu một nàng gấu trúc chịu đi kiếm một chàng nào đó để kết đôi, khoảng một lần một năm, thì nàng thậm chí còn không biết mình đã mang bầu. Đôi khi các nàng sinh con mà không biết, rồi sau đó sẽ hoảng loạn và giết chết đứa bé mới chào đời đang kêu gào.


    Tuy được xếp vào nhóm động vật ăn thịt nhưng sự thật cho thấy hơn 99% chế độ ăn của gấu trúc là lá tre và lá trúc. Trung bình mỗi ngày một con gấu trúc trưởng thành cần “ngốn” ít nhất 18 kg lá trúc. Nếu có dịp đến Tứ Xuyên thăm thú “thiên đường gấu trúc” ở Thành Đô hay Đô Giang Yển, bạn sẽ thấy hầu hết gấu trúc ở đó đều được ăn lá trúc tươi và măng tươi. Gấu trúc hoang dã đôi khi sẽ ăn cỏ, củ dại, thịt chim, động vật gặm nhấm, thậm chí là xác thối. Còn gấu trúc nuôi trong chuồng cũng có thể ăn mật ong, trứng, cá, cà rốt, khoai, lá cây bụi và các loại hoa quả như táo, cam hoặc chuối. Với những người làm công tác tình nguyện tại các cơ sở bảo tồn gấu trúc, họ có thể được đào tạo đặc biệt để học cách làm “bánh gấu trúc”, và tất nhiên sau đó sẽ được tự tay cho chúng ăn thành phẩm mình vừa làm ra.

    Gấu trúc
    Gấu trúc
    Gấu trúc
    Gấu trúc
  7. Khi một con cá thân bẹt mới chào đời, nó giống như bất kỳ một con cá nào khác. Thế nhưng trong quá trình lớn lên, một con mắt của nó di chuyển dần sang phía bên kia đầu và nằm gần con mắt còn lại. Không những thế, nó còn bắt đầu bơi úp một phần cơ thể xuống dưới.


    Đặc điểm nổi bật của nhiều loài cá trong bộ này là có cả hai mắt nằm ở một mặt bên của đầu (còn mặt bên kia thì không có mắt nào cả); trên thực tế lúc mới sinh cá thân bẹt có 2 mắt nằm 2 bên đầu như các loài cá thông thường nhưng trong quá trình phát triển thì một mắt dần dần chuyển sang mặt bên kia. Một số loài quay mặt "trái" lên trên, một số khác lại quay mặt "phải" lên trên, còn các loài còn lại thì khi thì quay mặt này, khi thì quay mặt kia lên trên.


    Nhiều loài cá thực phẩm quan trọng nằm trong bộ này, bao gồm cá bơn Dover, cá bơn Bắc Âu, cá bơn Đại Tây Dương, cá bơn, cá bơn sao và cá bơn lưỡi ngựa (halibut). Bộ này có trên 400 loài. Một số cá thân bẹt có thể tự ngụy trang khi chúng nằm ở dưới đáy biển.


    Cá thân bẹt được đề cập đến như là các ví dụ của học thuyết tiến hóa. Ví dụ, Richard Dawkins trong The Blind Watchmaker, thông báo về giả thuyết của lịch sử tiến hóa như sau: "...cá có xương nói chung có xu hướng đáng chú ý trong việc làm bẹt theo chiều đứng...Nó là một điều tự nhiên, vì thế, khi các tổ tiên của cá thân bẹt chiếm lĩnh đáy biển, chúng cần phải nằm trên một mặt... Nhưng điều này làm nảy sinh vấn đề là một mắt đã luôn luôn nhìn xuống dưới vào cát... Trong quá trình tiến hóa vấn đề này đã được giải quyết bằng cách mắt phía dưới 'chuyển động' xung quanh để lên mặt trên." Sự phát triển của cá thân bẹt vì thế được coi là sự tóm tắt lại lịch sử tiến hóa của chúng.


    Sự bất đối xứng hình học của cá thân bẹt được so sánh với các bức họa theo trường phái lập thể của Pablo Picasso, và thông thường được nhận thức là "không hoàn thiện", "kỳ cục", "lạ thường" v.v. Có lẽ sự phân bố bất đối xứng này giúp chúng ngụy trang tốt hơn để sinh tồn dưới đáy biển.

    Cá thân bẹt
    Cá thân bẹt
    Cá thân bẹt
    Cá thân bẹt
  8. Top 8

    Sóc

    Khi mùa đông đến, bọn sóc sẽ trở nên lo lắng và đi ra ngoài thu lượm thức ăn rồi cất giấu vào nhiều chỗ khác nhau để dành. Nhưng khi cần ăn, chúng sẽ phải chạy hết nơi này đến nơi khác để tìm cho ra chỗ thức ăn ấy vì không nhớ đã giấu chúng ở đâu. Thật bất ngờ khi loài động vật nhanh nhẹn như sóc lại được nhắc tên trong danh sách các "vua lười" của thế giới. Vốn nổi tiếng nhanh nhạy nhưng chúng lại rất biết cách hưởng thụ cuộc sống. Đặc điểm: Là loài động vật gặm nhấm, có kích thước khá nhỏ nhắn, chúng thích bay nhảy nhưng cũng vô cùng thích ngủ và ham ăn. Thức ăn của chúng gồm các loại hạt nhiều dinh dưỡng.


    Chúng sẽ ngủ nhiều khi tích trữ được lượng thức ăn đủ sống. Loài thú gặm nhấm rất thích bay nhảy này lại có sở thích ngủ. Loài sóc nói chung đều có thị lực tốt, rất thính nên việc ngủ không hề gây nguy hiểm cho nó. Sau khi ăn no các loại hạt có nhiều protein, đạm, chất béo chúng thường tìm các hang, hốc cây phải lót lá hoặc lông thú "đệm êm" để ngủ, đây là loài rất biết cách hưởng thụ.


    Giống như những loài gặm nhấm khác, bốn răng trước của loài sóc không bao giờ ngừng phát triển khiến cho chúng phải liên tục gặm nhấm. Sóc cây là loại sóc dễ nhận biết nhất, chúng thường được nhìn thấy khi đang nhảy từ cành cây này sang cành cây khác. Một loài sóc nữa đó là sóc đất, chúng thường sống trong hang dưới lòng đất hoặc trong các hệ thống đường hầm.


    Thức ăn của sóc đất là quả hạch, lá cây, rễ cây, các loại hạt và một số loại cây khác. Ngoài ra, chúng cũng ăn các động vật nhỏ như côn trùng và sâu bướm. Những loài sóc nhỏ này luôn phải ở trong tình trạng cảnh giác với những con thú ăn thịt vì chúng gần như không có khả năng tự vệ. Thỉnh thoảng, sóc đất hoạt động theo bầy – đàn, chúng cảnh báo lẫn nhau khi có nguy hiểm bằng cách huýt sáo.Tiếp đến là sóc cây, loài sóc này sống ở khắp nơi, từ nơi núi rừng xa xôi cho tới các công viên ở thành phố. Dù loài này có khả năng leo trèo trên cây rất tốt nhưng chúng cũng thường nhảy xuống đất để tìm nguồn thức ăn như quả hạch, quả đầu, quả mọng và hoa. Bên cạnh đó, thức ăn của loài sóc này còn có vỏ cây, trứng hoặc các chú chim non. Nhựa cây cũng là món ăn khoái khẩu của một số loài.

    Sóc
    Sóc
    Sóc
    Sóc
  9. Loài thú đáng yêu này sở hữu bộ não nhỏ nhất trong tất cả những loài động vật có vú mà con người từng biết đến, nó chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể. Thức ăn yêu thích của chúng là lá bạch đàn, và nó rất khó tiêu. Ngày nay những con Koala đã trở thành một trong những loài động vật được yêu quý nhất trên thế giới bởi sự dễ thương của mình. Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp hình ảnh của loài động vật này tại bất kỳ đâu và nổi tiếng nhất với người Việt chúng ta chính là những chiếc bánh Koala được lấy hình ảnh từ loài động vật này.


    Mặc dù chúng ta ai cũng quen gọi chúng là gấu Koala, nhưng rõ ràng loài động vật này thuộc họ ‘masrupials’, tức là cùng họ với Kangaroo, Wallaby và Possum. Điều này có nghĩa là Koala cũng có…túi, và những bé koala mới được sinh ra sẽ được nuôi dưỡng trong túi của mẹ cho đến khi chúng phát triển đầy đủ. Một trong những điểm thú vị của chúng là sở hữu bộ não rất nhỏ, tỉ lệ kích cỡ bộ não so với thân thể loài vật chỉ vào khoảng 2% - nhỏ nhất trong các loài động vật có vú. Đáng chú ý, bộ não này không chỉ có tỉ lệ cực nhỏ, nó còn có trọng lượng vô cùng khiêm tốn: Chỉ nặng khoảng 19.2g và chỉ chiếm khoảng 60% hộp sọ.


    Một chú gấu Koala trưởng thành thường có chiều dài cơ thể từ 60 cm cho đến 85 cm với khối lườn từ 4 kg đến 5 kg. Bạn có thể dễ dạng nhận ra một chú gấu túi với chiếc mũi to và đen hai tai tròn và long màu xám bạc hoặc sô cô la. Tuy đáng yêu là vậy nhưng có một sự thật đó chính là Koala là một trong những loài động vật có vú “đần” nhất trên thế giới với tỷ lệ bộ não chỉ 2% trọng lượng cơ thể (bé nhất trong các loài động vật có vú) và đặc biệt tương đối “phẳng”.


    Gấu koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía Đông và phía Nam đảo chính, với chiều dài cơ thể khoảng 60- 85cm, khối lượng từ 4- 15kg, cùng với bộ lông từ xám bạc đến nâu socola. Những con gấu koala ở quần thể phía bắc nhỏ hơn và màu lồn sáng hơn so với những con sống ở phía Nam. Gấu koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3- 4, một con gấu koala khỏe mạnh có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kỳ mang thai là 35 ngày, và gấu koala rất hiếm khi sinh đôi. Con đực và con cái thường giao hợp trong khoảng tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam Bán Cầu.

    Gấu túi koala
    Gấu túi koala
    Gấu túi koala
    Gấu túi koala
  10. Lợn biển được tìm thấy ở tất cả các đại dương trên thế giới. Ở một số khu vực, chúng chiếm hơn 95% tổng trọng lượng của động vật dưới đáy biển sâu. Mặc dù có rất nhiều, nhưng hầu hết mọi người sẽ không bao giờ nhìn thấy một con lợn biển. Vì chúng sống ở những nơi lạnh nhất và sâu nhất của đại dương. Lợn biển hay còn gọi là bò biển có kích thước cơ thể rất lớn dài 3,6m và nặng hơn 453kg, là động vật có vú lớn sống trong nước biển. Với trọng lượng cơ thể lớn chúng ăn đến 45kg thức ăn trong một ngày.


    Đôi chân chèo phía trước giống như dạng mái chèo giúp chúng di chuyển nhẹ nhàng trong nước. Tuy nhiên do thân hình "quá khổ" chúng di chuyển chậm chạp chỉ từ 180cm mỗi giây. Chúng béo tròn quay rất dễ thương và khá là hiền lành, gần gũi, thân thiện với con người giống như những con lợn chúng ta nuôi ở nhà vậy. Sở thích của anh em lợn biển là bơi lội tung tăng ở vùng biển nhiệt đới. Vì thế, dù trông béo núng nính nhưng cơ thể chúng rất săn chắc và không bao giờ có mỡ thừa.


    Do dạ dày phải hoạt động để tiêu hóa những loại thực vật dai nhất nên bụng của chúng đã chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể. Việc gì chúng cũng tệ, chỉ giỏi mỗi việc ăn. Quả đúng như vậy, mỗi ngày anh em lợn biển có thể nhét đầy mồm miệng lượng thức ăn lớn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Nôm na như thế này, một con lợn biển nửa tấn có thể ăn hết nửa tạ cây cỏ. Trong suốt cuộc đời, anh em lợn biển chẳng biết đến bác sĩ nha khoa là gì. Do chế độ ăn uống vô tổ chức nên răng của chúng tự xói mòn, nhưng sau đó răng mới sẽ tự động mọc lên phía sau. Mỗi tiếng đồng hồ chúng chỉ lê bước được khoảng 3 tới 5 km trong khi vận tốc thực sự là 20km/ h.

    Lợn biển
    Lợn biển
    Lợn biển
    Lợn biển



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy