Cá thân bẹt
Khi một con cá thân bẹt mới chào đời, nó giống như bất kỳ một con cá nào khác. Thế nhưng trong quá trình lớn lên, một con mắt của nó di chuyển dần sang phía bên kia đầu và nằm gần con mắt còn lại. Không những thế, nó còn bắt đầu bơi úp một phần cơ thể xuống dưới.
Đặc điểm nổi bật của nhiều loài cá trong bộ này là có cả hai mắt nằm ở một mặt bên của đầu (còn mặt bên kia thì không có mắt nào cả); trên thực tế lúc mới sinh cá thân bẹt có 2 mắt nằm 2 bên đầu như các loài cá thông thường nhưng trong quá trình phát triển thì một mắt dần dần chuyển sang mặt bên kia. Một số loài quay mặt "trái" lên trên, một số khác lại quay mặt "phải" lên trên, còn các loài còn lại thì khi thì quay mặt này, khi thì quay mặt kia lên trên.
Nhiều loài cá thực phẩm quan trọng nằm trong bộ này, bao gồm cá bơn Dover, cá bơn Bắc Âu, cá bơn Đại Tây Dương, cá bơn, cá bơn sao và cá bơn lưỡi ngựa (halibut). Bộ này có trên 400 loài. Một số cá thân bẹt có thể tự ngụy trang khi chúng nằm ở dưới đáy biển.
Cá thân bẹt được đề cập đến như là các ví dụ của học thuyết tiến hóa. Ví dụ, Richard Dawkins trong The Blind Watchmaker, thông báo về giả thuyết của lịch sử tiến hóa như sau: "...cá có xương nói chung có xu hướng đáng chú ý trong việc làm bẹt theo chiều đứng...Nó là một điều tự nhiên, vì thế, khi các tổ tiên của cá thân bẹt chiếm lĩnh đáy biển, chúng cần phải nằm trên một mặt... Nhưng điều này làm nảy sinh vấn đề là một mắt đã luôn luôn nhìn xuống dưới vào cát... Trong quá trình tiến hóa vấn đề này đã được giải quyết bằng cách mắt phía dưới 'chuyển động' xung quanh để lên mặt trên." Sự phát triển của cá thân bẹt vì thế được coi là sự tóm tắt lại lịch sử tiến hóa của chúng.
Sự bất đối xứng hình học của cá thân bẹt được so sánh với các bức họa theo trường phái lập thể của Pablo Picasso, và thông thường được nhận thức là "không hoàn thiện", "kỳ cục", "lạ thường" v.v. Có lẽ sự phân bố bất đối xứng này giúp chúng ngụy trang tốt hơn để sinh tồn dưới đáy biển.