Ramadan (Tháng Chay)
Ramadan có lẽ là lễ nổi tiếng nhất của người Hồi giáo. Nó sẽ rơi vào tháng thứ chín theo lịch đạo Hồi và là tháng ăn chay, đến nhà thờ, làm từ thiện, làm những việc tốt, thờ phượng bổ sung, cũng như kiêng cữ của người Hồi giáo trên toàn cầu. Đây còn là thời điểm để họ suy ngẫm và kỷ niệm sự mặc khải đầu tiên của tiên tri Muhammad. Việc cử hành tháng Ramadan hàng năm được coi là một trong “năm trụ cột của đạo Hồi”; nó đặc biệt sâu sắc, là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với người Hồi giáo. Họ phấn đấu cải thiện kỷ luật tự giác của mình, vì sự tin tưởng rằng "Khi tháng Ramadan đến, cánh cổng thiên đàng sẽ được mở ra và cánh cổng địa ngục bị khóa lại, đồng thời ma quỷ bị xiềng xích." Ở nhiều quốc gia, người dân còn trang trí nhà cửa cùng khu phố bằng đèn rực rỡ, đặt cho nó cái tên “Giáng sinh của đạo Hồi”.
Thực hành phổ biến trong tháng Ramadan chính là nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn. Đây này là điều bắt buộc đối với tất cả những người Hồi giáo trưởng thành không mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Bữa ăn trước bình minh (trước khi nhịn ăn) được gọi là “suhur”, và bữa ăn sau lúc hoàng hôn kết thúc được gọi là “iftar”. Phần thưởng tinh thần (thawab) của việc nhịn ăn này được cho là sẽ nhân lên trong tháng Ramadan. Theo đó, trong thời gian nhịn ăn, người Hồi giáo không chỉ kiêng đồ ăn thức uống mà còn phải kiêng cả thuốc lá, quan hệ tình dục và hành vi tội lỗi; bên cạnh đó là dành hết tâm trí cho việc cầu nguyện, nghiên cứu Kinh Qur'an.
Vào lúc hoàng hôn - sau khi buổi nhịn ăn kết thúc, các gia đình Hồi giáo sẽ bắt đầu ăn chay (iftar). Theo truyền thống, họ mở đầu bữa ăn bằng cách ăn chà là để kỷ niệm việc nhịn ăn trước đây của tiên tri Muhammad với ba quả chà là. Rồi họ tạm dừng để tham dự “Maghrib” - lời cầu nguyện thứ tư trong số năm lời cầu nguyện bắt buộc hàng ngày, sau đó bữa ăn chính được tiếp tục. Những cuộc tụ họp xã hội theo kiểu tự chọn cũng thường xuyên diễn ra tại iftar (bữa ăn nhanh vào buổi tối). Các món ăn truyền thống được chú trọng hơn hết, bao gồm các món tráng miệng, đặc biệt là món chỉ dành riêng cho tháng Ramadan.
Có những buổi cầu nguyện bổ sung được tổ chức vào ban đêm sau buổi cầu nguyện thường lệ - được gọi là "Taraweeh". Người Hồi giáo cũng đóng góp nhiều hơn cho các tổ chức từ thiện trong tháng này để những người có hoàn cảnh khó khăn hơn có thể ăn mừng một cách thoải mái. Họ tin rằng việc nhịn ăn giúp khơi dậy lòng trắc ẩn đối với người nghèo không được đảm bảo về lương thực. Các trường hợp miễn nhịn ăn bao gồm: người đi du lịch, có kinh nguyệt, ốm nặng, đang mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, những người Hồi giáo thuộc các nhóm này vẫn có thể chọn nhịn ăn để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của bản thân. Ngoài ra, những người không thể nhịn ăn có nghĩa vụ phải nhịn bù vào các ngày sau đó.