Top 9 Điều cấm kỵ nhất khi đi du lịch ở các nước Hồi Giáo bạn nên biết

Phạm Thy 8717 0 Báo lỗi

Các đất nước Hồi Giáo vốn nổi tiếng về các đền đài tráng lệ, xa hoa cùng rất nhiều kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn nhất thế giới. Tuy nhiên, các nước này đều có ... xem thêm...

  1. Người phụ nữ Hồi Giáo phải chịu các quy định rất nghiêm khắc về trang phục theo quy định của đạo này. Chúng ta có thể thấy phụ nữ nơi này chỉ mặc những chiếc áo che kín toàn thân, mặt đeo mạng và quấn khăn Hijab chỉ chừa đôi mắt mà thôi. Mỗi khi ra phố, họ phải phủ kín bản thân với những bộ khăn choàng màu đen bí ẩn đến nỗi không thể nghe rõ lời nói từ người đối diện. Theo niềm tin của đạo Hồi, việc bắt phụ nữ ăn mặc như thế để thể hiện sự tôn trọng dòng họ và bảo vệ phẩm hạnh cho họ. Bất kỳ người phụ nữ nào vi phạm thì thường bị tẩy chay và chịu đựng sự sỉ nhục, lăng mạ từ mọi người, ngay cả chính người chồng hay cha mẹ của họ.


    Chính vì vậy, theo danh ngôn "Nhập gia tùy tục", khi đi đến những nước Hồi Giáo với quy định hà khắc này thì chị em phụ nữ tốt nhất nên ăn mặc trang phục kín đáo và không nên để lộ da thịt ra bên ngoài. Hành vi này sẽ bị xem như một sự khiêu khích và gây phản cảm đối với người dân nơi này. Những trang phục tuyệt đối không nên mang theo là: quần short, áo hai dây, áo thun ba lỗ, váy ngắn trên gối... Dù là du khách nước ngoài - những người không cần mặc đồ truyền thống của phụ nữ địa phương, bạn vẫn nên tìm hiều về trang phục cũng như cách thức mặc chúng. Hãy ghé thăm những loại váy, phụ kiện phổ biến và biết đâu bạn sẽ mê mẩn món đồ đậm nét văn hóa.

    Người phụ nữ Hồi Giáo phải chịu các quy định rất nghiêm khắc về trang phục theo quy định của đạo này
    Người phụ nữ Hồi Giáo phải chịu các quy định rất nghiêm khắc về trang phục theo quy định của đạo này
    Nên ăn mặc trang phục kín đáo và không nên để lộ da thịt
    Nên ăn mặc trang phục kín đáo và không nên để lộ da thịt

  2. Chắc hẳn những thánh đường Hồi Giáo lộng lẫy và kỳ vĩ sẽ là những điểm đến không thể thiếu trong cuộc hành trình du lịch khám phá của mọi du khách. Đối với người dân tại đây, họ luôn xem các thánh đường là nơi kết nối với Đấng Tối Cao và giữ vị trí vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của họ. Chính vì thế, khi tham quan thánh đường Hồi Giáo, bạn nhất thiết phải tôn trọng và thực hiện đúng theo một số quy định tại đây. Để thể hiện sự tôn kính Đạo Hồi, Thánh đường Hồi giáo Sheikh Zayed có những quy định nghiêm ngặt đối với trang phục. Qúy khách phải tuân thủ những quy định về trang phục tại đây, nếu không sẽ không được phép thăm quan thánh đường. Quần áo trang trọng rộng rãi nhưng phải là quần áo dài tay, không mặc đồ phản cảm (đồ xuyên thấu), đồ bó. Trang phục nam giới: không mặc áo phông và quần soóc, đi dép lê. Trang phục của phụ nữ: phụ nữ bắt buộc phải mang khăn trùm đầu. Nếu bạn có mái tóc dài, hãy búi cao hoặc buộc đuôi ngựa, nó sẽ giúp cho bạn giữ được khăn choàng đầu tốt hơn và đảm bảo che phủ hết được tóc của bạn.


    Trang phục phải nghiêm túc, chỉ được mặc quần áo rộng rãi và dài đến cổ tay, mặc quần dài, có thể mặc váy nhưng phải dài đến mắt cá chân... Tất cả mọi người đều phải bỏ giày dép trước khi vào thánh đường, do đó tốt hơn hết là nên lựa chọn giày lười. Du khách không được phép có những cử chỉ thân mật (nắm tay, hôn) khi chụp ảnh trong nhà thờ hồi giáo. Du khách chỉ nên ở trong phạm vi cho phép thăm quan của nhà thờ Hồi giáo và không được tự ý đi dạo chơi những khu xung quanh. Trẻ em cần phải được bố mẹ giám sát chặt chẽ, các em không được phép chạy lung tung ở thánh đường cũng như các khu vực xung quanh và phải tuân thủy quy định nghiêm ngặt của nhà thờ (Các công trình của nhà thờ như một số hồ phản chiếu, tránh cho trẻ em đến khu vực này). Không được phép hút thuốc và mang đồ ăn vào khu vực nhà thờ Hồi giáo. Không chạm vào Kinh Koran hay bất kì vật gì bên trong nơi cầu nguyện. Đây là nguyên tắc phải tuyệt đối tuân thủ.

      Các du khách phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi bước vào
      Các du khách phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi bước vào
      Không nên đi lướt qua các tín đồ khi họ đang tiến hành nghi thức Hồi Giáo
      Không nên đi lướt qua các tín đồ khi họ đang tiến hành nghi thức Hồi Giáo
    • Allah là danh từ tiêu chuẩn trong tiếng Ả Rập để chỉ định Thượng đế Đấng Toàn Năng. Tại châu Âu, châu Mỹ, Đông Á, Nam Á danh từ Allah được phần đông coi là dành riêng cho tín đồ Islam. Tuy nhiên, tại các xứ nói tiếng Ả Rập, Kitô hữu và Do Thái giáo cũng gọi Thiên Chúa là Allah. Danh từ Allah vốn đã có trong ngôn ngữ Ả Rập từ thời xa xưa, cả Do Thái giáo và Kitô giáo cũng đã được truyền vào bán đảo Ả Rập rất sớm. Cho nên, Kitô hữu người Ả Rập ngày nay không có danh từ nào khác để gọi Thiên Chúa, họ gọi chẳng hạn Chúa Cha là Allāh al-'Ab.


      Đối với tâm linh của mỗi tín đồ Hồi Giáo, Đức Thánh Allah là một Đấng Sáng Tạo Toàn Năng, đóng vai trò là trụ cột tinh thần thiêng liêng nhất đối với họ. Những người Hồi Giáo rất ghét việc người khác đưa ra những lời bình luận chế độ tôn giáo chính trị của họ. Khi đến tìm hiểu xứ sở đạo Hồi, bạn có thể khám phá văn hóa và triết lý tôn giáo của họ nhưng tuyệt đối không nên tham gia bàn luận và nhận xét về Thánh Allah. Đây được xem là hành vi đại bất kính và bạn có nguy cơ gặp rắc rối lớn với người dân bản địa đấy. Ngoài ra, những tín đồ đạo Hồi không cho phép việc một ai đó phán xét hay phê bình việc của người khác vì đây là quyền năng của Thánh Allah.

      Những người Hồi Giáo rất ghét việc người khác đưa ra những lời bình luận chế độ tôn giáo chính trị của họ
      Những người Hồi Giáo rất ghét việc người khác đưa ra những lời bình luận chế độ tôn giáo chính trị của họ
      Không nên tham gia bàn luận và nhận xét về Thánh Allah
      Không nên tham gia bàn luận và nhận xét về Thánh Allah
    • Việc người Hồi Giáo không bao giờ sử dụng thịt lợn trong bữa ăn của họ bắt nguồn từ lời răn của Thánh Allah trong Kinh Koran. Một trích đoạn trong Kinh Koran nói về việc cấm ăn thịt lợn như: "Cấm các ngươi (dùng làm thức ăn) những thứ này: thịt súc vật chết, máu, thịt heo...". Theo phân tích sâu xa, có 2 nguyên nhân chính mà các tín đồ đạo Hồi tin rằng việc ăn thịt lợn sẽ gây hại đến sức khỏe và đạo đức của họ: Thứ nhất, lợn là loài vật ô uế và chứa nhiều mầm bệnh gây hại cho con người; Thứ hai, gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách khi sử dụng lớn vì nó là loài động vật có xu hướng trao đổi bạn tình thường xuyên. Chính vì thế, các nhà hàng Hồi Giáo thường sử dụng thịt bò như một món ăn chính và phổ biến tại đây.


      Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm phổ biến trên thế giới. Hàng năm có khoảng 1 tỷ con lợn bị giết thịt và chúng được dùng phổ biến trong nhiều nền văn hóa ẩm thực. Tuy nhiên với một số tôn giáo như Do Thái hay Đạo Hồi, thịt lợn lại là một điều cấm kỵ. Khác với những người đạo Hindu không ăn thịt bò vì thờ thần bò, người Đạo Hồi kiêng thịt lợn vì chúng bị coi là loại thực phẩm không sạch cho cơ thể. Ngay trong quyển Kinh Quran thiêng liêng của người Đạo Hồi đã viết rất rõ một số loại thực phẩm không được sử dụng và thịt lợn là một trong số đó. Mặc dù vậy, Kinh Quran cũng ghi rõ người theo đạo Hồi có thể ăn thịt lợn trong trường hợp sắp chết đói và chẳng có thực phẩm khác ngoài thịt heo.

      Người Hồi Giáo không bao giờ sử dụng thịt lợn trong bữa ăn.
      Người Hồi Giáo không bao giờ sử dụng thịt lợn trong bữa ăn.
      Tín đồ Hồi Giáo tin rằng việc ăn thịt lợn sẽ gây hại đến sức khỏe và đạo đức của họ.
      Tín đồ Hồi Giáo tin rằng việc ăn thịt lợn sẽ gây hại đến sức khỏe và đạo đức của họ.
    • Nhiều người biết đến tháng Ramadan với tên khác là tháng nhịn ăn hay tháng ăn kiêng của người Hồi giáo. Vậy phong tục độc đáo này xuất phát từ đâu và có ý nghĩa gì? Chuyện kể rằng nhà tiên tri Mohammed trong một lần giảng kinh đã khuyên các đệ tử không nên ăn uống để bảo vệ bản thân khỏi các thế lực tà ác. Vậy nên trong tháng Ramadan, người Hồi giáo trưởng thành cần nhịn ăn từ thời điểm mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, trừ các trường hợp mắc bệnh, mang thai hoặc phải thường xuyên đi lại. Sau đó, quá trình nhịn ăn sẽ được bù đắp bởi một bữa ăn lớn buổi chiều gọi là iftar. Ngày nay, nhiều người tin đây là cách giúp họ rèn luyện thể chất như một bài tập kiềm chế cả về thể chất lẫn tinh thần.


      Tháng chay Ramadan thường được xác định vào thời gian và số ngày khác nhau mỗi năm. Vào thời gian này, tất cả tín đồ Hồi Giáo sẽ cùng nhau thực hiện nghi thức nhịn ăn uống vào ban ngày như: không dùng thức ăn, nước uống, thuốc lá và ngay cả việc quan hệ tình dục trong tháng Ramadan truyền thống này. Tuy nhiên, quy định này cũng sẽ được miễn trừ cho các tín đồ trong hoàn cảnh "đặc biệt" là: phụ nữ mang thai, du khách, người đang bị ốm, trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi... Có 2 ý nghĩa chính về tháng ăn chay Ramadan là thể hiện tinh thần nhân văn, lòng cảm thông đến với những người nghèo khó và những đạo hữu thiếu ăn thiếu mặc trong cộng đồng Hồi Giáo. Rèn luyện nghị lực để vượt qua các thử thách về sự cám dỗ vật chất và dục vọng, tạo bước đệm tâm linh để thăng hoa linh hồn vào thế giới thiên đường sau khi mất. Nếu bạn đến các nước hồi giáo ngay dịp lễ Ramadan thì tốt nhất nên tránh ăn uống trước mặt các tín đồ tại đây. Điều đó có thể bị xem là sự khiêu khích và gây cảm giác khó chịu khi họ phải nhịn ăn trong suốt một ngày.

      Nghi thức nhịn ăn uống vào ban ngày trong tháng Ramadan
      Nghi thức nhịn ăn uống vào ban ngày trong tháng Ramadan
      Nên tránh ăn uống trước mặt các tín đồ trong tháng Ramadan.
      Nên tránh ăn uống trước mặt các tín đồ trong tháng Ramadan.
    • Theo quan niệm của những người theo đạo Hồi, tay trái là bàn tay không sạch, vì thế trong một số nghi thức tôn giáo thiêng liêng, các nghĩ thức quan trọng, người ta không dùng tay trái. Chẳng hạn như cầm đồ ăn, đồ lễ, bắt tay bằng tay trái. Khi tặng quà, nhận đồ ăn hoặc lễ vật…nếu phải dùng cả hai tay, tay trái phải đặt phía dưới tay phải. Bên cạnh đó, việc dùng ngón trỏ để chỉ cũng là một điều tối kỵ ở đất nước Hồi giáo. Nếu muốn chỉ trỏ bạn chỉ được dùng ngón cái của bàn tay phải, trong khi đó bốn ngón còn lại phải nắm chặt vào lòng bàn tay.


      Người Hồi Giáo thường sử dụng tay phải cho các nghi lễ và các việc quan trọng trong cuộc sống của họ. Theo quan niệm đạo Hồi, tay trái gắn liền với hoạt động vệ sinh cá nhân nên thường không sạch sẽ. Vì vậy, khi đến đây, bạn không nên sử dụng bàn tay trái để cầm nắm các đồ vật và thức ăn. Khi người Hồi tặng quà hay chuyển đồ cho bạn thì nên sử dụng hai bàn tay để tiếp đồ, khi đó bàn tay trái nằm dưới tay phải. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng ngón tay trỏ để chỉ phương hướng, đồ vật, đặc biệt là chỉ vào đối phương. Điều này là một sự nhục mạ nhân cách người khác nghiêm trọng theo văn hóa Hồi Giáo đấy. Hãy nhớ dùng nguyên bàn tay khi bạn muốn chỉ một điều gì nó để tránh rắc rối không cần thiết khi đi du lịch nơi đây nhé.

      Tay trái gắn liền với vệ sinh cá nhân
      Tay trái gắn liền với vệ sinh cá nhân
      Sử dụng hai bàn tay để tiếp đồ từ người Hồi Giáo
      Sử dụng hai bàn tay để tiếp đồ từ người Hồi Giáo
    • Theo văn hóa đạo Hồi thì đế giày chính là đồ vật bẩn thỉu, tượng trưng cho những gì xấu xa, có liên quan đến quỷ dữ. Vì thế, việc chĩa đế giày vào người đối diện là hành vi bất lịch sự và mang tính cấm kỵ tại nơi này. Khi du lịch các nước Hồi Giáo, các bạn phải tránh tư thế ngồi vắt chân khi đang nói chuyện với người dân địa phương. Khi có mặt của người Hồi thì bạn nên khéo léo sử dụng tư thế ngồi với hai chân ngang đất, để tránh gây ra sự xích mích không cần thiết với họ.


      Trong quan niệm của các quốc gia Hồi giáo, chĩa đế giày vào người khác là hành động cấm kỵ. Vì đế giày bị cho là bẩn thỉu, gần với quỷ dữ và cách rất xa thánh thần. Bởi vậy, khi đến các nước Hồi giáo, bạn nên để ý và tránh nâng cao chân hay vắt chân khi có sự hiện diện của người Hồi giáo. Du lịch các nước Hồi giáo gần đây đang trở thành xu hướng khá mới bởi nền văn hóa và lịch sử đặc trưng. Tuy nhiên, bởi tính chất văn hóa khác biệt so với nhiều quốc gia khác. Mà bạn nên nắm được những quy tắc ứng xử chung khi lưu trú tại nơi đây.

      Đế giày là đồ vật bẩn thỉu, tượng trưng cho những gì xấu xa
      Đế giày là đồ vật bẩn thỉu, tượng trưng cho những gì xấu xa
      Sử dụng tư thế ngồi với hai chân ngang đất
      Sử dụng tư thế ngồi với hai chân ngang đất
    • Vấn đề giới tính được đặc biệt chú trọng theo truyền thống và đạo luật Hồi Giáo đặt ra. Các nam du khách tốt nhất không nên bắt tay để chào hỏi phụ nữ nơi này, chỉ nên gật đầu và cười chào hỏi trong khoảng cách nhất định. Trong bữa ăn của họ, nam và nữ phải tách riêng để dùng bữa vì phụ nữ không được tiếp xúc với đàn ông lạ mặt cho nên bạn không cần ngạc nhiên khi tham dự buổi tiệc người Hồi Giáo tổ chức. Ngoài ra, bạn chỉ nên đến nhà của người Hồi Giáo khi nhận được lời mời chính thức từ phía họ vì bạn sẽ bị đánh giá là thất lễ khi đột xuất ghé thăm mà không báo trước cho gia chủ. Thêm vào đó, trong chốn đông người, bạn không được phép thể hiện tình cảm thân mật một cách lộ liễu trong một quốc gia đạo Hồi nhé.


      Tuy nhiên, các mối quan hệ đồng tính nói chung được dung thứ trong các xã hội Hồi giáo tiền hiện đại, và hồ sơ lịch sử cho thấy các luật này được đưa ra không thường xuyên, chủ yếu trong các trường hợp hãm hiếp hoặc "vi phạm trắng trợn đặc biệt đối với đạo đức công cộng". Các chủ đề đồng tính được nuôi dưỡng trong thơ và các thể loại văn học khác được viết bằng các ngôn ngữ chính của thế giới Hồi giáo từ thế kỷ thứ tám đến thời kỳ hiện đại. Các quan niệm về đồng tính luyến ái được tìm thấy trong các văn bản Hồi giáo cổ điển giống với các truyền thống của thời cổ đại Graeco-La Mã, hơn là các quan niệm phương Tây hiện đại về khuynh hướng tình dục. Người ta hy vọng rằng nhiều hoặc hầu hết đàn ông trưởng thành sẽ bị thu hút tình dục đối với cả phụ nữ và thanh thiếu niên nam (được định nghĩa khác nhau), và đàn ông được mong đợi chỉ đóng vai trò tích cực trong quan hệ tình dục đồng giới khi họ đến tuổi trưởng thành.

      Vấn đề giới tính được đặc biệt chú trọng theo truyền thống và đạo luật Hồi Giáo đặt ra
      Vấn đề giới tính được đặc biệt chú trọng theo truyền thống và đạo luật Hồi Giáo đặt ra
      Vấn đề giới tính được đặc biệt chú trọng theo truyền thống và đạo luật Hồi Giáo đặt ra
      Vấn đề giới tính được đặc biệt chú trọng theo truyền thống và đạo luật Hồi Giáo đặt ra
    • Theo lời răn dạy của Thánh Allah, những tín đồ đạo Hồi không được phép dùng những chất kích thích như bia rượu vì chúng làm cho con người đánh mất lý trí và dễ gây ra tội lỗi đáng tiếc. Các tín đồ Hồi Giáo luôn rất tôn sùng và vâng theo các lời dạy của Đấng Toàn Năng của họ cho nên chính phủ một số nước theo đạo này cũng ra lệnh cấm thức uống có cồn và tín đồ không bao giờ uống bia, rượu trong cuộc đời của họ. Nếu bạn được mời đến thăm một gia đình Hồi Giáo thì không nên tặng rượu, bia cho họ.


      Ngoài ra, nếu du lịch tới các nước có số lượng tín đồ theo Hồi giáo đông như Indonesia, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Ai Cập, Iraq… bạn sẽ gần như không thấy bày bán món thịt lợn và nếu có thì sẽ dành cho những người dân đến từ nước khác. Còn những tín đồ Hồi giáo sẽ không ăn thịt lợn, thay vào đó là các món từ thịt bò, cừu, gà… mới được sử dụng. Tuy nhiên, những món ăn này sẽ được chế biến theo quy định riêng hay còn gọi là đồ ăn Halal, tức là các loài động vật họ được phép ăn sẽ được chế biển giết mổ theo quy định cũng như được đọc một câu Bismillah” được dịch là “lạy thánh Ala”.

      Những tín đồ Hồi Giáo không được sử dụng những chất kích thích như bia, rượu
      Những tín đồ Hồi Giáo không được sử dụng những chất kích thích như bia, rượu
      Không nên tặng rượu, bia khi được mời đến thăm một gia đình Hồi Giáo
      Không nên tặng rượu, bia khi được mời đến thăm một gia đình Hồi Giáo



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy