Top 12 Kinh nghiệm thực tế rèn học sinh trật tự, không nói chuyện nhiều của giáo viên tiểu học

Phương Trinh 40601 0 Báo lỗi

Bạn là một giáo viên tiểu học và bạn cảm thấy chán nản mỗi khi đứng lớp thì học sinh lại mất trật tự, nói chuyện riêng dù có nghiêm khắc hơn thế nhưng tình ... xem thêm...

  1. "Cho tổ trưởng theo dõi cả tổ, ai nói chuyện nhiều trừ 1 điểm, ăn quà, nói tục đi muộn không đeo khăn quàng.... Nhưng phát biểu đúng cộng điểm, cuối buổi học lớp trưởng lên bình nhật, các tổ trưởng đọc điểm cộng, điểm trừ của tổ bạn, tổ nào trừ nhiều điểm sẽ phải trực nhật tưới cây." Việc theo dõi này sẽ giúp giáo viên biết được học sinh nào đang có khuyết điểm hay nghịch ngợm nhiều, để giáo viên có cách xử lí và theo dõi một cách hợp lí. Giúp học sinh có tính lành mạnh trong học tập giúp dỡ bạn bè làm tăng thêm tinh thần học tập để không học sinh nào bị yếu kém và bỏ lại phía sau. Mỗi giờ học, bạn cần tuyên dương học sinh tốt hay có tiến bộ có nền nếp và nhắc nhở nhóm chưa làm tốt nội quy lớp học. Cứ như vậy sau ba tuần, bạn sẽ thấy sự thay đổi."


    Theo như chia sẻ của giáo viên này thì phương pháp này không chỉ giúp học sinh vừa ngoan mà lại hăng say phát biểu. Đầu năm dù rằng lớp rất nghịch, nhưng chỉ 1 tháng hè là vào nề nếp luôn, học sinh rất thích lúc cuối giờ được bình nhật và sung sướng khi tổ mình nhất, từ đó phấn đấu hơn nữa.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)

  2. Thực ra càng quát nạt thì trẻ càng ương bướng. Hãy cố gắng tìm ra một ưu điểm nào đó để khen các con. Đứa trẻ nghịch ngợm thường rất cá tính. Dù khôn thế nào cũng là trẻ con. Gõ thước ầm ầm sẽ không tác dụng, mắng mỏ quát nạt cũng không tác dụng. Chỉ còn cách nêu tấm gương điển hình mới thu phục được chúng.


    K chuyện hài cho học sinh nghe, chính là một trong những kinh nghiệm mà giáo viên nên biết. Khi các con tập trung rồi cô sẽ dừng kể và ra điều kiện. Nếu trật tự nghe giảng học xong thì sẽ kể tiếp. Cách này sẽ lầm cho học sinh có hứng thú và tập trung hơn khi nghe câu chuyện của bạn, là một phương pháp hiệu quả nếu bạn muốn cả lớp im lặng và chú ý tới câu chuyện của bạn. Đôi khi chúng ta cũng phải cần lắng nghe và hiểu chúng cần gì, không cần thiết phải to tiếng hay nổi giận với chúng. Chơi trò ngàn lẻ một đêm với trẻ rất vui và hiệu quả đấy.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
  3. Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em, 3 em, tốt nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau. Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: Chọn số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận; lựa chọn học nhóm không phù hợp với phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh.


    Giáo viên nên: Chia nhóm một cách tối ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình học tập. Có thể mỗi bàn học 4 em là 1 nhóm, hoặc ghép bàn tạo các nhóm 4 em… Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học, điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi nếu gây cản trở khi tổ chức hoạt động nhóm, luân phiên chỉ định nhóm trưởng và thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp trong các hoạt đông của từng bài học.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
  4. Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập. Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập của mình trong quá trình học tập, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹ học sinh biết được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập của các em trong quá trình học ở trường phổ thông. Căn cứ vào vở ghi học sinh, giáo viên biết được việc học hành của các em đồng thời có thể sử dụng để đánh giá quá trình học tập của học sinh, điều chỉnh cách học của học sinh sao cho đạt được hiệu quả mong muốn.


    Để làm được điều này, ngay từ đầu, trong mỗi hoạt động học giáo viên cần lưu ý cho học sinh ghi chép vở theo những bước sau đây:

    Ghi chép nhiệm vụ của hoạt động mà thầy, cô giáo chuyển giao vào vở. Nhóm trưởng cùng các bạn hỗ trợ, nhắc nhở bạn bên cạnh trong việc ghi nhiệm vụ này vào vở cá nhân. Ghi chép ý kiến của cá nhân học sinh vào vở. Giáo viên cần cho học sinh đủ thời gian để các em suy nghĩ độc lập về nhiệm vụ học tập cũng như suy nghĩ cá nhân cách giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan và trình độ của học sinh. Mỗi thành viên đều phải có ý kiến ghi vở. Học sinh có thể nhiều ý kiến hoặc ít ý kiến, nhưng bắt buộc mỗi thành viên phải có tối thiểu một ý kiến ghi vở (dù ý kiến đó là đúng hay sai) thì sau đó nhóm trưởng mới được quyền cho các bạn thảo luận nhóm. Ghi chép ý kiến thảo luận của nhóm vào vở. Mỗi em sẽ ghi vào vở các ý kiến đã thảo luận của nhóm về nhiệm vụ được giao. Nên yêu cầu học sinh ghi ý kiến của 3 bạn trong nhóm vào vở, từ đó phân tích so sánh các ý kiến để đưa ra ý kiến chung của nhóm trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao. Ghi chép ý kiến trình bày báo cáo kết quả của nhóm vào vở. Thảo luận và chọn phương án báo cáo. Ví dụ khi báo cáo dùng giấy A0, giấy A4 và đèn chiếu, các slide hỗ trợ hay chỉ báo cáo miệng... Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một học sinh (một em nào đó, nhất là các em chưa tự tin) để báo cáo. Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên nên tránh: Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề... làm mất tập trung hoạt động của nhóm; Nói chung chung và đi lại quá nhiều trong lớp học không rõ mục đích... Giáo viên cần: Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em, phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo; Bỏ thói quen “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm..

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Hướng dẫn học sinh ghi vở
    Hướng dẫn học sinh ghi vở
  5. Đầu tiên, giáo viên phải đưa ra nội quy của lớp, có thưởng có phạt rõ ràng. Đồng thời giáo viên phải làm gương mẫu từ lời ăn, tiếng nói... Nhất là phải trao đổi với phụ huynh về nội quy của mình. Nếu em nào bị phạt hay khen ngày nào thì bạn trao đổi với phụ huynh ngày hôm đó cho kịp thời. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh.


    Chẳng hạn áp dụng các hình phạt như: Trực nhật, dọn dẹp, chép phạt, làm bài tập theo yêu cầu,... tùy mức độ. Quan trọng giáo viên phải giám sát việc thực hiện của học sinh bị phạt thật nghiêm túc. Dần dần học sinh sẽ thích ứng được nề nếp, nội quy và tuân thủ theo. Phương pháp này sẽ giúp cả lớp thực hiện nề nếp một cách tốt nhất có ý thức và nghiệm túc hơn trong khi ở ghế nhà trường và khi về nhà nhằm hướng cho học sinh một môi trường kỉ luật học tập và chơi đùa một cách an toàn và lành mạnh.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  6. "Dùng mắt nghiêm nghị nhìn thẳng cái bạn đang nói chuyện, nhắc nhở từng chút, nói một câu cũng nhắc, chỉ đích danh, đừng nhắc chung chung, nhắc từ cách ngồi, cầm bút, nói chung là phải nghiêm túc, ngoài ra phải luôn giúp đỡ, đông viên học sinh, nhiều đứa trẻ bị cô la là làm sai, phạt, nhưng em không biết sửa lại như thế nào cho đúng, thế là bị la tiếp, nên phải giúp do em. Ngoài ra, nếu có thể, tạo không khí vui vẻ, để em có thể thích học, cảm thấy việc học không còn nặng nề."


    Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện.


    Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề và có khi chính cô, thầy sẽ gây ác cảm đối với học sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo. Nên nhớ rằng, đừng quá cứng nhắc, lạnh lùng với các em, chỉ cần sự tôn trọng song song cùng sự nghiêm khắc với học sinh, nghiêm khắc với cả chính bản thân mình thì về vấn đề kỉ luật, nề nếp của lớp bạn chắc chắn sẽ khác.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  7. Hoạt động khởi động (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. Hoạt động nàỳ cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. Như vậy, hoạt động tạo tình huống xuất phát là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.


    Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết. Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh: Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng Hội đồng tự quản để điều khiển việc này; lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản. Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình; cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này... Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài học, coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động, bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  8. Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thành trong bài học. Thông thường giáo viên tổ chức hoạt động này trong mục “Hình thành kiến thức” hoặc “Luyện tập”. Trong bài học người giáo viên bắt buộc phải hệ thống hóa kiến thức. Bài học có thể là một chủ đề dạy học gồm các tiết học với các nội dung đòi hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông quy định. Để tổ chức hệ thống hóa bài học, giáo viên nên: Thảo luận chung toàn lớp về những kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” với những vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động” nêu vấn đề. Trên cơ sở đó giáo viên có những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc từng cá nhân học sinh, lựa chọn và ghi vào “sổ tay lên lớp” của mình. Đây chính là thời điểm hay nhất để giúp giáo viên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ chức hoạt động của mình.


    Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em nhận thức ra chân lý. Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặc phương pháp để trợ giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những minh chứng thực tiễn về vấn đề đó, hoặc tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớp học... Khi hệ thống hóa kiến thức, GV cần biên soạn (có thể làm phiếu học tập) các câu hỏi lý thuyết, các bài tập cơ bản (tốt nhất là câu hỏi tự luận) đảm bảo sao cho đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành mà mục tiêu bài học đã đặt ra. Có thể tổ chức cho các em trải nghiệm trước khi “chốt” lại các kiến thức của toàn bài học.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  9. Cảm ơn từng học sinh đã yên lặng, thậm chí, nếu cần có thể là phần thưởng nhỏ, phần thưởng cho học sinh tập trung học tập có thể chỉ là chiếc bút, tập giấy kiểm tra, quyển vở hoặc đơn giản chỉ là tràng pháo tay... đó là cách để khuyến khích những hành vi mà giáo viên mong muốn.


    Học sinh tiểu học vốn rất ngây thơ trong suy nghĩ, việc được khen, được thưởng dù phần thưởng rất nhỏ cũng làm cho các em thích thú bội phần, Do đó, việc nói lời cảm ơn hay trao một phần thưởng nhỏ cũng giúp cho các em tập trung và có động lực hơn trong giờ học. Làm cho giờ học thêm sôi nổi nếu như học sinh được khen thì các học sinh khác cũng sẽ cố gắng ganh đua và phát huy khả năng của mình nhờ vào những lời khen của giáo viên.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  10. Trong giờ dạy, người giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Thông thường ít nhất 3 đến 5 phút trước khi kết thúc tiết dạy (nếu không tiếp tục dạy ở tiết sau), giáo viên cần cho các em dừng việc học tập ở trên lớp lại, có thể lúc đó công việc trên lớp vẫn còn dang dở. Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng nhóm, từng em ở trong lớp. Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm học sinh để giao việc về nhà cho học sinh. Việc học tập ở nhà (ngoài lớp) có thể hướng dẫn:


    Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà... và vận dụng vào thực tiễn. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập. Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếp tục vận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.


    Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập có tính chất học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ học tập bổ ích liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng để tìm tòi, khám phá.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
  11. Hãy tặng học sinh những điểm số khi chúng có hành vi tốt và lấy lại điểm khi học sinh có vấn đề về hành vi. Giáo viên cũng có thể vẽ thành đường đua hoặc chia thành các bậc thang. Mỗi khi lớp học trật tự thì cả lớp sẽ được di chuyển lên bậc thang cao hơn ngược lại nếu một ai đó làm mất trật tự, giáo viên có thể cho vị trí của cả lớp đi xuống.


    Bằng cách này, bạn đã cho học sinh trực quan thấy rằng lớp mình đang ở vị trí nào, đang tiến lên hay đang tụt lùi. nếu đang tiến lên các em sẽ rất hào hứng và thực hiện tốt hơn nữa mọi yêu cầu của giáo viên, nếu đang tụt lùi các em sẽ thấy buồn và lúc này bạn cần động viên một chút, lấy lại tinh thần các bạn nhỏ sẽ tiếp tục đẩy nấc thang lên cao. Phương pháp này sẽ giúp thu hút và tạo thêm động lực cho học sinh trong quá trình học tập. Trẻ con vốn dĩ rất thích trò chơi nếu bạn biết áp dụng nó vào trong quá trình dạy học thì học sinh sẽ biết lắng nghe và chú ý hơn đấy.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
  12. Thông thường, trong một lớp học không phải tất cả các em đều hay mất trật tự mà chỉ là một vài em hoặc một nhóm các em hay mất trật tự mà thôi. nếu bạn sắp xếp chỗ ngồi cho các em hay mất trật tự gần nhau thì vô hình chung bạn đang tạo điều kiện cho các em làm việc đó. Lúc này, việc cần làm là bạn hãy tách những học sinh hay mất trật tự ra xa nhau.


    Đây cũng là kinh nghiệm của hầu hết các giáo viên. Chúng ta dễ dàng nhận thấy có một số học sinh là tâm điểm của việc mất trật tự, đồng thời lại có những học sinh cả buổi chẳng nói một câu. Vậy tại sao giáo viên không xếp hai học sinh đó cạnh nhau? Hãy tách một học sinh cá biệt có thành tích học tập không tốt ngồi với một học sinh có ý thức học thêm để chúng có thể giúp đỡ và cùng nhau cố gắng trong học tập. Đây cũng là một phương pháp làm cho học sinh có thể tiến bộ và phát huy được hết năng lực của mình trong quá trình học tập.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)
    Ảnh minh hoạ ( Nguồn Internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy