Top 8 Cách học môn văn tốt và hiệu quả nhất

Miu Lee 1444 0 Báo lỗi

Văn là một trong ba môn học bắt buộc được dùng để thi xét tốt nghiệp tuy nhiên với nhiều học sinh Văn lại là một môn học rất khó nhằn, dài và khó để học thuộc ... xem thêm...

  1. Với bất kì môn học nào việc nắm chắc kiến thức trọng tâm là một việc làm đặc biệt quan trọng và môn Văn học tất nhiên không phải ngoại lệ. Việc nắm chắc kiến thức là chìa khóa, nền tảng cho việc ôn tập, luyện đề sau này giúp cho bạn có thể tách khỏi sách vở khi làm bài.


    Các bạn cần phải dành khoảng 1 tiếng mỗi ngày cho việc đọc lại và nắm chắc về bối cảnh lịch sử từng thời kì văn học, tiểu sử tác giả, phong cách, quan điểm sáng tác, tác phẩm tiêu biểu, đối với thơ thì cần học thuộc và với truyện thì cần nắm rõ tình huống truyện, tính cách nhân vật, chi tiết quan trọng,... Những điều này giúp bạn có thể triển khai ý tốt nhất khi làm bài thi.


    Bạn cần đọc kĩ tác phẩm và nắm chắc phần giáo viên dạy trên lớp, không nên học thuộc một cách máy móc mà cần hiểu những gì mình đang học. Nhiều người khuyên học văn không nên thuộc lòng tuy nhiên nếu bạn có khả năng nhớ tốt nhưng lại không có khả năng trong việc sáng tốt thì bạn nên học thuộc những ý chính. Một cách học và nhớ khá tốt chính là sử dụng sơ đồ tư duy, bạn có thể vẽ sơ đồ theo tuyến nhân vật hoặc tình huống trong tác phẩm,...

    Nắm chắc kiến thức trọng tâm
    Nắm chắc kiến thức trọng tâm
    Nắm chắc kiến thức trọng tâm
    Nắm chắc kiến thức trọng tâm

  2. Với môn văn đọc nhiều chính là một phương pháp học hiệu quả. Bạn nên dành thời gian mỗi ngày đọc lại tác phẩm và phần giáo viên cho ghi chép cùng những bài văn mẫu hay. Mỗi lần đọc lại giúp bạn nhớ rõ kiến thức trọng tâm những phần mình đã học hơn.


    Ngoài ra bạn cũng nên tìm chọn những tác phẩm chọn lọc của từng thời kì văn học để đọc và tìm hiểu hoặc đọc thêm những tuyển tập hay của các nhà thơ, nhà văn có trong chương trình học. Những phần bạn đã đọc đó sẽ phát huy tác dụng rất cao trong những dạng đề tổng hợp hoặc có phần so sánh.

    Đọc nhiều hơn
    Đọc nhiều hơn
    Đọc nhiều hơn
    Đọc nhiều hơn
  3. Với môn văn học nếu không chịu khó viết thì mọi công sức ghi chép, đọc thuộc của bạn đều bằng không. Bạn có thể lựa chọn các đề thi hay mỗi năm và tập viết tại nhà. Ban đầu có thể phục thuộc một phần vào sách nhưng hãy dần dần tách hẳn khỏi tài liệu và làm nghiêm túc trong khoảng thời gian giới hạn như một bài thi nhé.


    Sau khi làm xong nhớ kiểm tra lại đáp án xem mình đúng được bao nhiêu phần trăm. Tuy nhiên môn văn không chỉ đúng theo đáp án thì sẽ được điểm cao nên đừng ngần ngại nhờ giáo viên của bạn đọc và sửa bài, không có giáo viên nào khó chịu khi được học sinh của mình nhờ đâu. Việc làm này sẽ bổ sung những thiếu sót trong kiến thức cũng như văn phong, cách dùng từ của bạn, nó như những lần tập dượt trước cho các kì thi quan trọng.

    Viết nhiều hơn
    Viết nhiều hơn
    Viết nhiều hơn
    Viết nhiều hơn
  4. Việc đọc sách tham khảo là rất tốt tuy nhiên việc phụ thuộc vào nó lại hoàn toàn không nên. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay tuy nhiên chính những ý tưởng đó đang kìm hãm sự sáng tạo của bạn mà trong văn học sự sáng tạo, cái mới mẻ chính là điều quyết định.


    Có thể lựa chọn những ý đắt giá trong văn mẫu tuy nhiên vẫn nên viết bằng chính khả năng, cảm xúc của bạn. Văn học ghét nhất sự khuôn mẫu, vay mượn, giống như nhà văn Nam Cao từng nói: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (tác phẩm Đời Thừa).


    Dùng sách tham khảo là tốt nhưng việc tốt đó sẽ mất đi nếu bạn bị phụ thuộc hoàn toàn vào nó.

    Hạn chế phụ thuộc vào sách tham khảo
    Hạn chế phụ thuộc vào sách tham khảo
    Hạn chế phụ thuộc vào sách tham khảo
    Hạn chế phụ thuộc vào sách tham khảo
  5. Rất nhiều học sinh trong giờ văn cảm thấy chán nản, buồn ngủ với những câu chuyện mà thầy cô giảng mà không biết rằng đó chính là nguyên nhân lớn nhất khiến bạn học kém môn này. Việc lắng nghe những bài giảng sẽ học được rất nhiều điều thú vị mà sách vở không có, đặc biệt việc này sẽ giúp bạn nhận thức được đâu là phần trọng tâm cần lưu ý và còn được các thầy cô định hướng những phần quan trọng có thể thi vào.


    Khi bạn chịu khó lắng nghe bạn sẽ nhận ra môn văn không hề nhàm chán mà vô cùng thú vị, những câu chuyện có vẻ ngoài lề mà thầy cô kể trong bài giảng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc liên hệ khi làm bài thi.

    Tập trung nghe giảng
    Tập trung nghe giảng
    Tập trung nghe giảng
    Tập trung nghe giảng
  6. Việc này có nghe có vẻ hơi vô lí tuy nhiên nó thực sự rất cần thiết, nó là một bí quyết giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian khi làm bài thi. Việc viết mở bài tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra nó chính là phần lãng phí thời gian của bạn nhiều nhất. Nhiều người rất khó khăn trong việc tìm một mở bài hợp lí, ngắn gọn, đủ ý nhưng vẫn hấp dẫn và khiến giáo viên cảm thấy hào hứng với bài viết của bạn.


    Bạn nên chuẩn bị sẵn một vài dạng mở bài gián tiếp và sử dụng một cách linh hoạt trong các dạng đề khác nhau. Đừng lo ngại việc dùng đi dùng lại một mẫu mở bài vì bài thi chỉ có một lần và hoàn toàn không ai biết bạn từng sử dụng dạng mở bài đó.

    Chuẩn bị sẵn một số mở bài
    Chuẩn bị sẵn một số mở bài
    Chuẩn bị sẵn một số mở bài
    Chuẩn bị sẵn một số mở bài
  7. Chữ viết là một yếu tố rất quan trọng trong một bài văn, điểm số của bạn có thể chênh nhau 0,5 thậm chí là 1 điểm nếu chữ bạn đẹp.


    Chữ viết đẹp, trình bày hợp lí sẽ tạo ấn tượng mạnh cho giáo viên chấm bài, hãy nhớ ấn tượng ban đầu là rất quan trọng mà khi chữ bạn đẹp giáo viên cũng dễ đọc hơn và chấm chi tiết hơn. Nếu không thể viết đẹp hãy cố gắng viết rõ ràng và gọn chữ.

    Rèn chữ
    Rèn chữ
    Rèn chữ
    Rèn chữ
  8. Hãy tạo cho mình một tinh thần sảng khoái, tránh những áp lực để bài viết trở nên trôi chảy hơn. Nếu đã nắm chắc kiến thức trong đầu thì đừng lo lắng, đề thi hoàn toàn là những gì bạn đã được học trên trường mà thôi.


    Đối với việc học, hãy tạo cho mình một tâm lý thoải mái nhất, tin vào bản thân và tạo cho mình niềm hứng khởi với việc học. Đừng có ngay từ khi bắt đầu đã nghĩ rằng mình không thể làm được hay bài học quá nhàm chán và mình chắc chắn sẽ không thích nó. Hãy tin rằng người khác học được thì mình cũng có thể, chỉ cần một chút chăm chỉ và tự tin nhất định bạn sẽ thành công.

    Chuẩn bị tâm lý
    Chuẩn bị tâm lý
    Chuẩn bị tâm lý
    Chuẩn bị tâm lý




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy