Top 10 Mẹo hay nhất để trẻ 1 tuổi nhanh biết nói

Hoai Nguyen 156 0 Báo lỗi

Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã có thể cảm nhận được giọng nói của mẹ, những bản nhạc mẹ nghe. Trẻ hình thành kỹ năng hiểu ngôn ngữ trước khi bắt đầu ... xem thêm...

  1. Những em bé dưới 1 tuổi thường là tâm điểm thu hút sự chú ý của các thành viên trong gia đình. Mặc dù mệt mỏi bởi thời gian trông bé nhiều, cha mẹ cũng đừng bao giờ bỏ qua các cử chỉ đáng yêu của bé. Bạn hãy kiên nhẫn đáp lại những tiếng ê a hoặc những âm thanh dễ thương bé phát ra bằng cách nhìn thẳng vào khuôn mặt bé, gật đầu hoặc nhại lại lời của bé. Khi bé hiểu bố mẹ đang quan tâm đến mình, bé sẽ thích thú khua chân múa tay và ê a nhiều hơn. Lâu dần, kĩ năng ngôn ngữ của bé sẽ phát triển và bé nhanh biết nói hơn.


    Khi cha mẹ bắt chuyện với bé, bé sẽ bắt đầu hiểu rằng, giao tiếp là cho đi và nhận lại. Càng được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên.

    Bạn hãy quan tâm đến bé.
    Bạn hãy quan tâm đến bé.

  2. Trẻ sơ sinh biết hóng chuyện rất sớm. Khi đó, bé có nhu cầu ọ ọe và được cha mẹ tiếp chuyện. Bé sẽ phát ra những âm thanh vô cùng dễ thương cùng những cử động chân tay liên tục. Lúc đó, bạn hãy chú ý quan sát và trò chuyện cùng con, hãy chăm chú nghe và cố gắng bắt chước những âm thanh bé phát ra.


    Việc cha mẹ và bé cùng nhau trò chuyện mỗi ngày giúp trẻ có cơ hội giao tiếp và là nền tảng cho việc phát triển ngôn ngữ sau này. Bạn cũng có thể hát cho con những bài hát ngắn có giai điệu vui nhộn hoặc đọc cho bé nghe những bài thơ nhỏ, các bài đồng dao hoặc truyện ngắn để tăng sự thích thú cho bé.

    Cha mẹ nên đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày.
    Cha mẹ nên đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày.
  3. Tiếng khóc được xem là phương tiện giao tiếp của bé với thế giới xung quanh. Khi bé mệt mỏi, đói bụng, khó chịu hay không hài lòng điều gì, cha mẹ có thể đoán biết được thông qua tiếng khóc của con.


    Vì vậy, khi thấy con khóc bạn không nên thờ ơ với bé. Bạn hãy dành những lời âu yếm, nựng nịu cho bé, hãy tìm cách điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp, cho bé bú thêm hoặc đưa bé đi dạo để xua đi tiếng khóc của bé. Khi cha mẹ quan tâm đến tiếng khóc của con, bạn đã giúp bé giao tiếp với xung quanh và tăng cường các phản xạ ngôn ngữ cho bé.

    Tiếng khóc là phương tiện giao tiếp của bé với thế giới xung quanh.
    Tiếng khóc là phương tiện giao tiếp của bé với thế giới xung quanh.
  4. Cha mẹ rất sai lầm khi nghĩ bé còn quá nhỏ để thủ thỉ tâm sự cùng mình. Trên thực tế, bạn càng nói chuyện với con nhiều càng làm phong phú thêm khả năng tiếp nhận ngôn ngữ cho con. Đó là lí do giải thích tại sao những em bé thường xuyên được tiếp xúc với nhiều người sẽ nhanh biết nói hơn.


    Vậy nên, cha mẹ có thể tạo môi trường giao tiếp cho con bằng cách thường xuyên nói chuyện với con, mỗi khi trò chuyện bạn có thể nghỉ một lát và theo dõi phản ứng của con. Nếu bạn có con lớn, hãy rủ con cùng tâm sự với bé mỗi ngày.

    Bạn có thể thủ thỉ tâm sự với bé hàng ngày.
    Bạn có thể thủ thỉ tâm sự với bé hàng ngày.
  5. Khi chăm sóc trẻ, bạn phải thực hiện hàng tá những "việc không tên" mỗi ngày. Tại sao bạn không biết những công việc đó trở nên thú vị hơn khi vừa làm vừa trò chuyện cùng bé. Ví dụ, khi bạn thấy bé khóc vì bỉm ướt, bạn hãy kết hợp hành động bế bé lên và nói: Để mẹ bế con nào. Và khi bạn thay bỉm cho con, bạn có thể rủ rỉ với bé: Đây là bỉm mới, mẹ sẽ thay cho con để con không còn khó chịu nữa nhé!


    Việc kết hợp lời nói với hành động của cha mẹ khiến cho bé đỡ khóc và lắng nghe hơn. Dần dần, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bé sẽ tăng lên.

    Mẹ có thể vừa thay tã vừa trò chuyện cùng con.
    Mẹ có thể vừa thay tã vừa trò chuyện cùng con.
  6. Để xây dựng vốn từ vựng cho bé, cha mẹ có nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là việc đọc sách cho con nghe mỗi ngày. Bạn có thể cho bé cầm một cuốn sách vải và đọc cho bé nghe nội dung của cuốn sách đó. Những hình ảnh trong cuốn sách sẽ cuốn hút thị giác của bé, còn nội dung cuốn sách kết hợp với giọng đọc của bạn sẽ khiến bé chăm chú nghe. Lặp đi lặp lại việc đọc sách hàng ngày, cha mẹ sẽ tích lũy cho con vốn từ vựng phong phú hơn.


    Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Khi bạn cùng xem sách với con, nói về những bức tranh theo bất cứ cách nào bạn thích, không cần phải gắn với câu chuyện.

    Đọc sách cho bé nghe giúp tăng vốn từ vựng.
    Đọc sách cho bé nghe giúp tăng vốn từ vựng.
  7. Để dạy trẻ 1 tuổi nhanh biết nói, cha mẹ cần có sự kiên trì nhất định. Với những từ bé chưa bao giờ được nghe, bạn hãy lặp đi lặp lại nhiều lần để bé làm quen với những âm thanh đó. Ví dụ, khi cha mẹ chơi cùng con, bạn có thể chỉ vào mẹ và nói "mẹ, mẹ", việc nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ mẹ kết hợp với hành động ra hiệu cho bé biết, dần dần bé sẽ biết cách bắt chước và phát âm được.


    Thực hành bằng cách nhắc đi nhắc lại sẽ thúc đẩy bé thực sự muốn nói những từ đầu tiên. Sự nhắc lại là chìa khóa để học bất cứ thứ gì và những từ đầu tiên của bé cũng không ngoại lệ.

    Bạn hãy kiên nhẫn lặp lại các từ để bé bắt chước theo.
    Bạn hãy kiên nhẫn lặp lại các từ để bé bắt chước theo.
  8. Ngoài việc chú ý đến chiều cao và cân nặng của con, cha mẹ có con 1 tuổi nên để ý đến các dấu hiệu ngôn ngữ của bé. Tức là, nếu con bạn có "chậm nói" so với các bạn cùng chăng lứa, bạn hãy kiên trì rèn luyện cho bé hoặc tìm đến các bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.


    Cha mẹ hãy chú ý quan sát các phản xạ của bé khi bạn dạy ngôn ngữ cho con, nếu bé thờ ơ hoặc học chậm, bạn nên cân nhắc để tìm phương pháp truyền đạt thích hợp hoặc nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ.

    Cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu ngôn ngữ của con.
    Cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu ngôn ngữ của con.
  9. Trẻ tập nói có xu hướng nói ngọng, nói không chuẩn như “uống nước” thành “uốn nướt”, “thịt gà” thành “chịt gà”… Mọi người trong gia đình thường thấy thế rất đáng yêu và nhại theo những câu chữ ngô nghê của bé, vô tình khiến bé chậm nói chuẩn và thành tật khó sửa.


    Vì thế, bất cứ khi nào thấy bé phát âm sai, bố mẹ phải uốn nắn lại ngay lập tức. Do đó, cách dạy bé tập nói tốt nhất là ngôn ngữ của người lớn, luôn nói chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, chuẩn từ.

    Không bắt chước ngôn ngữ của bé
    Không bắt chước ngôn ngữ của bé
  10. Bạn cần tạo điều kiện cho bé giao tiếp với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ có xu hướng thích gần gũi và chơi cùng với bạn đồng trang lứa. Nhờ vậy mà khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng được cải thiện rất nhanh.


    Cha mẹ nên cho con đến vườn bách thú, bách thảo, bảo tàng, công viên cho trẻ em,... sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho con. Những hoạt động bổ ích này giúp con nhận biết tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động.

    Cho trẻ đến chỗ đông người, đặc biệt là giao tiếp với trẻ cùng trang lứa
    Cho trẻ đến chỗ đông người, đặc biệt là giao tiếp với trẻ cùng trang lứa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy