Top 10 Truyện ngắn hay nhất dành cho lứa tuổi thiếu nhi

Thu Hoai 18455 0 Báo lỗi

Bạn có biết rằng những Truyện ngắn hay không chỉ thu hút mà còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ? Nếu đang tìm truyện ngắn hay nhất để kể cho bé nghe, bạn đừng ... xem thêm...

  1. Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa.


    Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa!


    Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca:


    – Chị lấy thế em còn gì được nữa !


    Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa.


    Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.


    Bài học: Sự thông minh của Trạng Quỳnh đã mang lại lợi ích cho cậu mà không bị Chúa Liểu quở trách.

    Chúa Liễu mắc lỡm
    Chúa Liễu mắc lỡm
    Chúa Liễu mắc lỡm
    Chúa Liễu mắc lỡm

  2. Đến một khu rừng, Thỏ gặp một em bé chăn trâu đang ngồi khóc. Thỏ động lòng thương, bước lại gần, hỏi:


    – Em tên là gì? Sao lại ngồi đây mà khóc?

    – Em tên là Rít. Trâu của em là trâu cái, mới đẻ được con nghé. Vậy mà có một lão Cọp đến đòi con nghé, lão ấy nói: nghé là do trâu đực của lão đẻ ra. Lão bắt mất nghé của em rồi.


    Thỏ dỗ em bé:

    – Thôi, đừng khóc nữa, để ta đi đòi nghé về cho.


    Lần đến hang Cọp, Thỏ vồn vã:

    – Kìa, bác Cọp! Sao lâu nay bác đi đâu mà không thấy. Vắng bác cả rừng ai cũng nhớ bác đấy.


    Cọp thích lắm, cười hà hà:

    – À, chú Thỏ, chú đến chơi có việc gì thế?

    – Ngày mai em làm giỗ mẹ, định lại mời bác đến chơi uống vài chén rượu!

    – Ồ, rượu thì tốt quá! Được, mai thế nào tôi cũng đến.


    Sáng mai, Cọp mò đến, thấy Thỏ vẫn ngủ khì, Cọp tức mình lay dậy:

    – Thế nào, giỗ chạp gì mà mời khách đến lại ngủ khì thế?


    Thỏ làm bộ mệt mỏi, dụi mắt đáp:

    – Chả nói giấu gì bác, em vất vả suốt đêm, cực khổ quá.

    – Chuyện gì mà vất vả suốt đêm?

    – Ấy, bố em giở dạ, đẻ được con em gái.


    Cọp trợn mắt:

    – Mày nói gì thế? Đàn ông sao lại đẻ?


    Thỏ mừng quýnh ngồi dỏm dậy:

    – Đó, đó. Bác nói đàn ông không đẻ, tại sao bác nhận con nghé là do trâu đực nhà bác đẻ ra? Thôi, bác phải trả lại con nghé cho thằng Y Rít.


    Cọp cứng lưỡi đành phải trả lại nghé cho Y Rít. Thấy Thỏ vui tính và nhanh trí, Cọp kết bạn với Thỏ rồi mời Thỏ về nhà mình ở. Nhưng vì tính thích lang thang nên Thỏ từ giã Cọp ra đi.


    Bài học: Hãy sử dụng trí thông minh và nhanh nhẹn của bạn để giúp người khác, đồng thời làm mọi người cảm thấy vui vẻ và muốn kết bạn.

    Thỏ và em bé
    Thỏ và em bé
    Thỏ và em bé
    Thỏ và em bé
  3. Một nhân viên bán hàng, một thư kí và một giám đốc cùng nhau ra ngoài ăn trưa. Họ bất ngờ phát hiện ra một chiếc đèn dầu cổ. Khi họ chà xát để lau chùi bụi bám lên chiếc đèn, thì bất ngờ Thần Đèn hiện ra. Thần Đèn nói:

    – “Ta sẽ tặng các con mỗi người một điều ước. Ai trước nào?”

    – “Con trước, con trước” – cô thư kí lanh lẹ - “Con muốn được ở Bali lướt sóng mà không cần quan tâm, lo lắng đến bất cứ việc gì trên đời này!”


    Bùm.. Cô biến mất.

    – “Con kế tiếp, con kế tiếp” – anh nhân viên bán hàng nôn nóng – “Con muốn được nằm dài trên bờ biển Hawaii, có nhân viên mát xa riêng, uống thỏa thích cocktail cùng với người yêu của con.”

    Bùm.. Anh cũng biến mất.


    – “Còn con?” – Thần Đèn hỏi anh giám đốc

    Anh ước: “Con muốn 2 người đó quay lại phòng làm việc sau giờ nghỉ trưa.”


    Bài học: Luôn luôn để người lớn hơn mình phát biểu trước.

    Điều ước
    Điều ước
    Điều ước
    Điều ước
  4. Một con chim Đại Bàng, từ trên cao lao xuống với đôi cánh mạnh mẽ, giương vuốt cắp lấy một chú cừu non và bay tuốt về tổ. Một con quạ xám thấy vậy, nó chợt có ý nghĩ ngu ngốc là nó cũng to khỏe và mạnh mẽ để làm được như Đại Bàng vậy. Thế là vỗ mạnh đôi cánh lao xuống với một tốc độ dữ dội, nó nhanh chóng bấu vào lưng một con cừu đực lớn. Nhưng khi nó bay lên, nó mới thấy mình không thể bay nổi, vì bộ móng của nó đã dính chặt vào lông cừu. Và khi nó vẫn chưa thoát ra khỏi được cừu đực, thì cừu đực đã kịp nhận ra nó.


    Người chăn cừu nhìn thấy quạ xám giãy giụa liền lập tức nhận ra sự việc. Ông chạy nhanh tới, bắt quạ và bẻ cánh nó. Chiều đến, ông mang quạ về cho lũ trẻ con chơi.

    “Ô con chim gì ngộ quá! Chúng vừa nói vừa cười.

    “bố gọi nó là con gì thế hả bố?”

    “Nó là quạ xám đấy con ạ. Nhưng nếu con mà hỏi nó, thì nó sẽ bảo nó là Đại Bàng.”


    Bài học: Đừng để tính kiêu căng tự phụ của bạn làm bạn đánh giá mình quá cao!

    Đại Bàng và Quạ Xám
    Đại Bàng và Quạ Xám
    Đại Bàng và Quạ Xám
    Đại Bàng và Quạ Xám
  5. Một con cáo tinh thần đang vui vẻ thèm ăn rời hang đi tìm mồi. Khi nó chạy, nắng chiều chiếu xuống trên lưng nó làm bóng nó đổ dài trên mặt đất, nhìn y như là nó cao lớn hơn mọi hôm gấp nhiều lần.


    “Ô, xem kìa!” con cáo tự hào la lớn, “mình mới cao lớn làm sao! Sao mình lại phải bỏ chạy mỗi khi thấy thằng sư tử bé nhỏ ấy nhỉ! Mình sẽ cho nó biết ai mới xứng đáng làm vua khu rừng này, nó hay là mình.”


    Ngay khi đó, một cái bóng khác khổng lồ bao trùm lấy nó, và trong chớp mắt nó đã té xuống chỉ với một cú đấm của sư tử.


    Bài học: Đừng để trí tưởng tượng của bạn làm bạn quên mất cả sự thực!

    Con cáo và cái bóng
    Con cáo và cái bóng
    Con cáo và cái bóng
    Con cáo và cái bóng
  6. Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:

    – Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.


    Các ngón khác đều cãi rằng:

    – Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!


    Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chủ, tức là đeo nhẫn cưới.


    Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng:
    – Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu?

    – Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây…, mọi người đều sợ tôi trỏ vì không ai muốn mình là nguyên nhân chậm tiến của cả tập thể.

    – Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ – Ngón tay cái phản đối – không phải chỉ mình bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ phạm như thường. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khi muốn thoái thác trách nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin, phản đối…


    Từ nãy chỉ có ngón tay út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì nữa: nó vốn là ngón tay bé nhất. Nhưng…

    – Kìa, tại sao chú út không nói gì? – Những ngón tay khác hỏi.

    – Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lúc ông chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc: nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều chìa em ra móc với nhau.


    Bài học: Mỗi bộ phận đều, mỗi người đều có tầm quan trọng khác nhau trong một tập thể, một xã hội. Chớ ganh ghét, đố kỵ và dè bĩu người khác.

    Câu chuyện những ngón tay
    Câu chuyện những ngón tay
    Câu chuyện những ngón tay
    Câu chuyện những ngón tay
  7. Một con chim Gáy gặp một con Cú Mèo.

    Chim Gáy hỏi:

    – Chị định đi đâu đó?

    Cú Mèo nói:

    – Tôi sắp đi sang ở bên hướng đông rồi.

    Chim Gáy liền hỏi:

    – Tại làm sao chị phải ra đi?

    Cú Mèo trả lời:

    – Ở đây, thiên hạ ghét tiếng kêu của tôi, nên tôi phải tìm đường sang bên ấy.

    Chim Gáy lại nói:

    – Hay là chị có thể đổi tiếng kêu của mình được không? Chị không đổi tiếng kêu thì sang bên ấy, thiên hạ nghe tiếng kêu của chị cũng lại ghét bỏ mà thôi. Đâu cũng vậy mà!

    – Cứ như ý chị, chi bằng tôi rút cổ, thu cánh lại im lặng suốt đời là khỏi đi đâu.


    Bài học: Khi ta sinh ra không phải tất cả mọi điều đều tốt đẹp theo ý muốn. Vấn đề là chúng ta phải làm sao để nó trở nên tốt hơn. Nếu cứ thụ động ở một chỗ thì cũng sẽ mãi không làm được gì!

    Cú và chim Gáy
    Cú và chim Gáy
    Cú và chim Gáy
    Cú và chim Gáy
  8. Một phú hộ muốn chọn cho con gái cưng của mình một người chồng hay chữ. Ở cùng làng có một anh nông dân mồ côi cha mẹ, hằng ngày anh ta phải đi cày thuê cuốc mướn, cuộc sống vất vả mà cũng không đủ ăn.

    Khi biết nhà phú ông muốn kén rể, anh ta đến nhờ ông mai lo việc mối lái cho mình. Biết chàng trai nghèo khổ, lại cũng chẳng thân thế gì nhà phú hộ, ông mai cố gắng thu xếp giúp. Khi được ngỏ ý, vì tin tưởng ông mai, phú hộ nhận lời với điều kiện: Anh nông dân phải ở rể 3 năm, nếu anh ta là người hay chữ, biết làm ăn thì phú hộ sẽ cho làm lễ cưới rước dâu.


    Một hôm, cha vợ, chàng rể lại lên rẫy tiếp. Trời nóng, lão phú hộ đưa tay lên che đầu và ra câu đối:

    – Ngũ duyên lai định thượng. Anh con rể lúng túng đưa tay vỗ vào bụng “cái bạch” rồi bỏ ra về.


    Lão phú hộ không hiểu anh chàng rể đối thế nào phải lò dò đến ông mai, giận dữ nói: – Tôi thật chẳng hiểu gì cả!

    – Có thế mà ông cũng không biết, nó đối thế là hay quá, ý nó là: “Phúc trung tấp thư tịch” (trong bụng chứa rất nhiều chữ nghĩa). Từ đây về sau, ông chẳng nên thử tài nó nữa, nó mà giận bỏ về thì tôi không chịu trách nhiệm nữa đâu!


    Bữa kia anh nông dân đi làm gặp trời mưa, anh ghé vào nhà ông mai nói chuyện, nhìn màn mưa bên ngoài ông mai buột miệng: “Lác đác mưa sa làn gió thị”. Chiều về trời vẫn mưa chưa hết, sấm chớp lại nổi lên liên hồi, lão phú hộ tức cảnh đọc:

    – Ầm ầm sấm dậy đất kim bôi.


    Chàng rể liền đọc ngay: – Lác đác mưa sa làn gió thị.


    Lão phú hộ nghe vậy cứ gật đầu khen hay mãi vì câu đối chỉnh quá.


    Từ đó về sau, lão yên tâm không thử tài chàng rể nữa. Hết thời hạn ở rể 3 năm, anh nông dân được lão phú hộ tổ chức đám cưới linh đình, bao nhiêu phí tổn lão chịu hết. Bên làng biết được cười rằng: Dốt thôi dốt đặc cán mai, Gặp may chàng cũng thành trai lão làng.


    Bài học: Ở hiền gặp lành

    Chàng Rể hay chữ
    Chàng Rể hay chữ
    Chàng Rể hay chữ
    Chàng Rể hay chữ
  9. Ngày xưa có một tay phú thương tên là Phong. Hắn ta có mười chiếc mành lớn chở hàng hóa bán khắp trong Nam ngoài Bắc. Mỗi một chiếc mành đều có một người lái do một thủ hạ tin cẩn cai quản. Trong số các lái có một người tên là Ninh, vốn tính nhanh nhảu được việc, nên được chủ rất tin cậy. Nhưng từ lâu, Ninh đã tằng tịu với vợ Phong mà Phong không hay. Hai người say mê nhau và điều ước muốn của họ là cuối cùng được công khai lấy nhau mới thỏa dạ.


    Một hôm, vào ngày đầu năm, mười chiếc mành sắp sửa xuất phát. Theo lệ thường khi đến cửa sông, các mành buôn có ghé lại trước miếu Ông để làm lễ rồi mới ra khơi. Lần này, Phong theo các mành của mình đến miếu làm lễ, đãi các lái và thủy thủ ăn một bữa linh đình, rồi mới trở về nhà bằng đường bộ. Thấy chủ về một mình, lại về vào lúc khuya khoắt, Ninh lẻn theo đường tắt đón ở một bụi rậm xông ra đánh chết. Đoạn, hắn nhanh chân chạy về mành, vừa kịp lúc sắp sửa nhổ neo. Thế là mười chiếc mành dong buồm ra khơi, trừ tên sát nhân, không một ai biết rằng chủ mình bị giết, và cũng không một ai ngờ cho lái Ninh là thủ phạm.

    ***

    Án mạng đưa lên, quan địa phương phải chờ đến khi tất cả mọi người trên mười chiếc mành trở về, mới bắt đầu tra xét. Nhưng không có một chứng cớ gì để ngờ cho một người nào. Sau bao nhiêu ngày hỏi cung không tìm ra manh mối, quan địa phương đành phải đệ vụ án lên quan trên xét xử. Bọn quan tỉnh khi nhận được hồ sơ rất lấy làm bối rối. Những cuộc hỏi cung lại tiếp tục nhưng không có kết quả gì. Sau cùng, có một người trong đám ty thuộc, một hôm đến gặp quan tổng đốc xin hiến một mẹo nhỏ có thể tìm ra thủ phạm. Hắn ghé và tai quan nói thầm mấy câu.


    Lập tức quan sai bắt bọn lái và các thủy thủ đến miếu Ông. Quan bảo mọi người phải làm lễ và chầu chực ở miếu suốt đêm. Đến canh hai, quan cho gọi tất cả mọi người dậy và bắt mỗi người phải ngậm một đoạn bấc vào miệng, đồng thời mắt nhìn thẳng vào ngọn nến trên pho tượng thần. Quan nói:

    – Thần ở miếu này rất thiêng. Thần đã chứng kiến cái ngày ông Phong bị giết và đã biết ai là thủ phạm. Ta đã khấn xin thần: bấc này ngậm vào, nếu người ngay thì không việc gì cả, nếu là người gian thì nở dài hơn của những người khác.


    Theo lệnh quan, mọi người ngồi im lặng như thế cho đến sáng rõ mặt người. Trước án thư, mỗi người lần lượt đưa bấc tới đo. Quả nhiên, trong đó có một sợi khác với các sợi khác, nhưng không nở dài ra mà chỉ ngắn đi. Sợi bấc ấy chính là của lái Ninh. Khi nghe quan bắt ngậm bấc, Ninh sinh ra bàng hoàng lo lắng. Ngậm được một chốc, hắn cảm thấy sợ bấc trong miệng dài ra thật. Cho nên lúc gần sáng, hắn đã cắn bớt đi một tý. Khi đo bấc, hắn có ngờ đâu, chính vì thế mà bấc của hắn khác với của mọi người. Biết là sa vào mẹo của quan, và cũng nghĩ rằng oan hồn đến ngày báo phục nên lái Ninh đành thú nhận tất cả. Người ta bắt hắn cùng với người đàn bà bất chính kia đền tội.


    Bài học: Luật nhân quả không sớm cũng muộn, đừng vì lợi ích nhất thời mà làm chuyện hối hận trăm năm.

    Sợi bấc tìm ra thủ phạm
    Sợi bấc tìm ra thủ phạm
    Sợi bấc tìm ra thủ phạm
    Sợi bấc tìm ra thủ phạm
  10. Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.


    Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:

    – Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.


    Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:

    – Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….


    Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:

    – Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.


    Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.


    Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

    Đẽo cày giữa đường
    Đẽo cày giữa đường
    Đẽo cày giữa đường
    Đẽo cày giữa đường



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy