Top 23 Trò chơi nhỏ tập trung trẻ và chơi bằng các ngón tay hay nhất cô giáo mầm non nên biết
Như chúng ta đều biết, trẻ Mầm non như tờ giấy trắng. Do đó muốn trẻ phát triển một cách tòan diện thì trong quá trình chăm sóc giáo dục ... xem thêm...các cháu đòi hỏi người giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ các mặt: Thể chất, tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ sáng tạo. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì người giáo viên phải linh hoạt, chủ động lựa chọn, sắp xếp các nội dung diễn ra một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt dộng một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt dộng một cách tích cực nhất. Để làm được diều này, vai trò của các trò chơi góp một phần không nhỏ. Hôm nay, trong bài viết này, Toplist xin giới thiệu tới các bạn danh sách các trò chơi nhỏ tập trung trẻ và chơi bằng các ngón tay hay nhất cô giáo mầm non nên biết.
-
Trò chơi cả bàn tay là một gia đình
Cách chơi giơ tay lên:
- Ngón tay cái: nói ba bé đây
- Ngón trỏ: mẹ bé nè
- Ngón giữa: anh trai cao
- Ngón áp út: chị gái đẹp
- Ngón út: bé út xinh
- Lắc đều 2 bàn tay: cà nhà đều xinh
-
Trò chơi các ngón tay Cáo và thỏ
Cách chơi:
- Tai thỏ gật gật là tai thỏ gật gật
- Thỏ đi vao rừng là thỏ đi vào rừng
- Thỏ tìm củ cải là thỏ tìm củ cải.
- 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Thỏ ăn củ cải là thỏ ăn củ cải.
- Ta là cáo già đây... Đọc câu cuối xong bạn chạy đến ghế bé ôm 1 bé vào lòng. À giả vờ làm cáo bắt bé.. Vừa đọc bạn vừa làm động tác tay kèm theo.
-
Trò chơi ngón tay nhúc nhích
Cách chơi:
- Cô đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón. Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay
- Nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.
-
Trò chơi gieo hạt nảy mầm
Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:
“Gieo hạt Mùi hương
Nảy mầm Thơm ngát
Một cây Một quả
Hai cây Hai quả
Một nụ Gió thổi
Hai nụ Cây rụng
Một hoa Lá rụng
Hai hoa Nhiều lá….”Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.
- Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
- Nảy mầm: Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
- Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
- Hai cây: Yêu cầu giơ cao tay phải lên
- Một nụ: Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
- Hai nụ: Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
- Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
- Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay
- Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa
- Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
- Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
- Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
- Cây rung: Nghiêng người sang phải
- Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống
- Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A.
(Theo sách 100 trò chơi Mẫu giáo- NXB Trẻ)
-
Trò chơi Bong bóng bay
Luật chơi: Hướng dẫn trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:
Bóng bay xanh
Bay nhanh theo gió
Nhẹ tay, nhẹ tay
Kẻo mà bóng bay
Vỡ ngay
Bùm!
Bóng bay đỏ
Bay nhanh theo gió
Nhẹ tay, nhẹ tay
Kẻo mà bóng bay
Vỡ ngay
Bùm!
Cách chơi: Cô hướng dẫn trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn cho trẻ vừa đi vừa đọc từng câu của bài thơ:
- Bóng bay xanh (cho trẻ đi chậm)
- Bay nhanh theo gió (cho trẻ đi nhanh hơn, nắm tay nhau giơ cao và tiến vào tâm vòng tròn. Khi các bàn tay của bé chụm sát với nhau thì ngừng)
- Nhẹ tay, nhẹ tay (cho trẻ hạ xuống)
- Kẻo mà bóng bay(cho trẻ đi lùi dần ra phía sau, mở rộng vòng tròn như lúc đầu)
- Vỡ ngay (yêu cầu trẻ nhún chân và ngồi thụp xuống)
- Bùm! (tất cả buông tay nhau và dang rộng 2 tay giơ lên trời làm động tác bong bóng bị vỡ.)
- Qua khổ thơ thứ 2, trò chơi tiếp tục với lời thơ “Bóng bay đỏ” va thao tác giống như khổ 1.
-
Trò chơi Ngón tay nhảy
Mục đích:
- Tập nói câu ngắn tả đặc điểm của tay và chân
- Tập vận động các ngón tay và phát triển cơ nhỏ
Hướng dẫn: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà. Hai bàn tay nắm lại giơ ra phía trước. Trẻ nghe, quan sát các động tác, đọc và làm cùng cô.
- "Bạn có thể nhảy một chân chứ?" ( Giơ các ngón trỏ lên. )
- "Tôi có thể lắm chứ." ( Chống các ngón trỏ xuống mặt đất và làm động tác nhảy )
- "Bạn có thể vẫy một tay chứ?" (Hai tay ra trước mặt, các ngón tay giơ thẳng và quay mặt hai lòng bàn tay vào nhau. Khi đọc câu văn, tay phải vẫy vẫy như đang hỏi tay trái.)
- "Tôi có thể vẫy một tay lắm chứ." (Tay trái vẫy vẫy như trả lời tay phải.)
- "Bạn có thể vẫy hai tay chứ?" (Tay trái vẫy vẫy như hỏi lại tay phải.)
- "Tôi có thể vẫy hai tay lắm chứ." (Cả hai tay đều vẫy vẫy như nhau)
Theo NXBGD
-
Trò chơi cơ thể nói
Mục đích:
- Tập nói câu ngắn kết hợp vận động
- Tập biểu lộ cảm xúc với các động tác phù hợp
Hướng dẫn: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô
- "Khi tôi cười là tôi đang hạnh phúc." (Chỉ ngón tay lên khóe môi.)
- "Khi xị mặt là tôi đang buồn." (Dùng hai ngón tay kéo hai khóe môi xuống)
- "Khi nhún vai lắc đầu là tôi muốn nói rằng không biết." ( Nhún vai, lắc đầu, phẩy tay)
-
Trò chơi đôi bàn tay
Mục đích:
- Tập nói câu văn ngắn
- Tập biểu lộ cảm xúc với các động tác phù hợp
Hướng dẫn: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát các động tác, đọc và làm cùng cô
Đôi bàn tay có thể nói
Theo cách riêng của mình
Khi gặp người bạn thân
Bàn tay giúp tôi nói:
- "Xin chào!" (Giơ tay bắt và lắc lắc.)
- "Đến đây nào!" (Giơp tay khoác về phía mình)
- "Tôi đồng ý" (Vòng ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn.)
- "Hãy dừng lại đây nhé!" (Giơ bàn tay xòe ra làm hiệu dừng; Bàn tay nắm lại và ngón tay trỏ chỉ xuống dưới đất.)
- "Hãy nhìn nào!" (Ngón tay trỏ chỉ vào mắt)
- "Hãy lắng nghe!" (Dùng hai tay kéo hai vành tai về phía trước)
- "Hãy cùng vui lên nào!" (Cả hai trẻ quay mặt vào nhau cùng cười tươi)
Theo NXBGD
-
Trò chơi Nhìn vào trong gương
Mục đích:
- Tập nói câu văn ngắn biểu lộ cảm xúc cá nhân
- Sử dụng ngón tay chỉ vào các bộ phận cơ thể
Hướng dẫn:
- Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các đông tác cùng cô
- Nhìn vào trong gương sáng
- Thấy ánh mắt sáng ngời (Dùng 2 ngón tay trỏ chỉ vào hai mắt).
- Nụ cười thật rạng rỡ (Dùng 2 ngón tay trỏ chỉ vào 2 bên miệng)
- Nét mặt tươi thật tươi
- Là tôi đang hạnh phúc
- Cặp mắt nhìn cuối xuống (Dùng hai ngón tay trỏ chỉ vào hai mắt)
- Vài giọt lệ tuôn rơi
- Đôi môi xinh méo xệch (Dùng 2 ngón tay trỏ chỉ vào hai bên miệng)
- Là tôi đang buồn lắm.
Theo NXBGD
-
Trò chơi Vặn tay chỉ ngón
Mục đích:
- Tập vận động của các ngón tay
- Gọi đúng tên ngón giơ lên
Hướng dẫn:
- Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà theo từng cặp (hai trẻ một nhóm).
- Một trẻ giơ tay ra trước và bắt chéo, các ngón tay kết chặt với nhau.
- Vòng bàn tay để lòng bàn tay hướng ra phía trước mặt, các ngón tay vẫn nắm chặt.
- Trẻ ngồi đối diện chỉ vào ngón tay của trẻ kia và gọi tên của ngón đó.
- Trẻ được chỉ giơ đúng ngón theo yêu cầu và gọi tên ngón giơ.
- Nếu giơ sai ngón thì chịu phạt. Sau năm lần chỉ ngón tay thì đổi lại, bạn chỉ làm tay vặn và bạn tay vặn được chỉ ngón
Theo NXBGD
-
Trò chơi Bàn chải đánh răng của tôi
Mục đích:
- Tập nói câu văn ngắn
- Tập luyện các ngón tay theo động tác minh họa hoạt động
Hướng dẫn:
- Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô
- Tôi có một bàn chải nhỏ (Giơ một ngón tay trỏ ra)
- Tôi giữ nó cho thật chắc (Nắm chặt bàn tay vào)
- Tôi đánh răng hành ngày vào buổi sáng
- Và lần nữa trước khi đi ngủ (Sử dụng ngón tay trỏ làm động tác đáng răng).
Theo NXBGD
-
Trò chơi "ồ sao bé không lắc"
Cách chơi: làm theo lời bài hát "ồ sao bé không lắc"
"Đưa tay ra này, nắm lấy cái tai này, lắc lư cái đầu này, lắc lư cái đầu này, ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc"
Trò chơi này cho trẻ đứng thành vòng tròn cho trẻ đọc bóng tròn to, tròn....tròn.....tròn to. Trẻ đứng thành vòng rộng sau đó chơi trò chơi. Đến câu ôh! Sao bé không lắc hai trẻ quay mặt vào nhau một tay chống hông, một tay chỉ vào bạn....