Top 18 Trò chơi nhỏ sử dụng tay và chân gây hứng thú cho trẻ mầm non mà cô giáo nên biết
Như chúng ta đều biết, trẻ Mầm non như tờ giấy trắng. Do đó muốn trẻ phát triển một cách tòan diện thì trong quá trình chăm sóc giáo dục ... xem thêm...các cháu đòi hỏi người giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ các mặt: Thể chất, tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ sáng tạo. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì người giáo viên phải linh hoạt, chủ động lựa chọn, sắp xếp các nội dung diễn ra một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt dộng một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt dộng một cách tích cực nhất. Để làm được diều này, vai trò của các trò chơi góp một phần không nhỏ. Hôm nay, trong bài viết này, Toplist xin giới thiệu tới các bạn danh sách các trò chơi nhỏ sử dụng tay và chân gây hứng thú cho trẻ mầm non mà cô giáo nên biết
-
Vươn hai cánh tay với lấy ông mặt trời
"Đưa 2 cánh tay vẫy lấy ông mặt trời
2 bàn tay chạm vai rồi mình lắc lắc cái hông
Chân bé dậm thật cao bước đều bước chân nhịp nhàng
Rồi bé xoay 1 vòng và cười to lên nào."Cách chơi: Vừa hát vừa làm các động tác như lời bài hát
-
Trò chơi gà mái mẹ
Cách chơi:
Gà mái mẹ co 5 con (1 tay chong hong 1 tay giơ 5 ngón tay ra phía trước)
Bé tí hon quý nó lắm (2 tay đưa ra trước làm động tác be tí, sau do 2 tay áp sát vào ngực lắc lắc)
Nó nằm ngủ (2 tay đưa lên mặt nghiêng qua làm động tác ngủ)
Ru con di can li ti (2 tay ngoac ngoac)
Đi lup xup lup xup (2 chan đưa ra phía trước dặm xuống sân, đi thì dặm nhẹ, chậm thì dậm nhanh) -
Trò chơi Gieo hạt
Luật chơi: Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:
“Gieo hạt Mùi hương
Nảy mầm Thơm ngát
Một cây Một quả
Hai cây Hai quả
Một nụ Gió thổi
Hai nụ Cây rụng
Một hoa Lá rụng
Hai hoa Nhiều lá….”
Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.
Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
Nảy mầm: Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
Hai cây: Yêu cầu giơ cao tay phải lên
Một nụ: Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
Hai nụ: Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tayMùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa
Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
Cây rung: Nghiêng người sang phải
Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống
Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to: A!..A..A..
-
Tập tầm vông
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó, Tay có tay không
Tay nào không, Tay nào có
Tay nào có, Tay nào không?
Hướng dẫn: Cô cầm một vật nhỏ ở tay, vừa đọc vừa lắc trước ngực. Sau đó nắm vật đó và một tay và hỏi ” tay nào, không tay nào có, tay nào có, tay nào không?” để bé đoán xem vật nhỏ đang ở tay nào.
-
Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ
Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
Kéo cưa lừa xẽ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Hoặc:
Kéo cưa lừa xẽ
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất của
Lấy gì mà kéo
-
Trò chơi cơ thể nói
Cách chơi:
Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô
"Khi tôi cười là tôi đang hạnh phúc." (Chỉ ngón tay lên khóe môi.)
"Khi xị mặt là tôi đang buồn." (Dùng hai ngón tay kéo hai khóe môi xuống)
"Khi nhún vai lắc đầu là tôi muốn nói rằng không biết." (Nhún vai, lắc đầu, phẩy tay)
-
Trò chơi Bàn chải đánh răng của tôi
Cách chơi:
Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô- Tôi có một bàn chải nhỏ (Giơ một ngón tay trỏ ra)
- Tôi giữ nó cho thật chắc (Nắm chặt bàn tay vào)
- Tôi đánh răng hành ngày vào buổi sáng
- Và lần nữa trước khi đi ngủ (Sử dụng ngón tay trỏ làm động tác đáng răng).
-
Bọ dừa
Bọ dừa mẹ đi trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi, cây nghiêng
Bọ dừa ngã chổng kèo
Bọ dừa kêu cứu cứu
Hướng dẫn: Cô và bé vừa bò vừa đọc từng câu thơ vận động. "bọ dừa mẹ đi trước, bọ dừa con theo sau”. Đến câu ” gió thổi, cây nghiệng, bọ dừa ngã chổng kèo” thì cô trò ngã nằm xuống. Bọ dừa kêu cứu cứu” : cô trò vùng vẫy tay chân và kêu ” cứu cứu”…
-
Trò chơi này bạn vui
Cách chơi: Cô sẽ hát: Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (vỗ tay 2 cái) này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (vỗ tay 2 cái ) này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay ( vỗ 2 cái) Thay vào đó là "dậm đôi chân" (dậm chân 2 cái) Thay vào "cười lên đi" (ha ha) Thay vào "đá lông nheo" (chíu chíu). Cuối cùng "làm cả ba" hoặc " làm cả 4 " (vỗ 2 cái , dậm 2 cái, chíu chíu, haha).
-
Trò chơi 5 chú khỉ con
Cách chơi:
Cô và trò ngồi xuống và duỗi chân hoặc có thể ngồi trên ghế
Có 5 chú khỉ nhảy sầm sập trên giuờng (2 tay vỗ vào đùi)
Một chú ngã xuống đầu bị sưng to tuớng (giơ 1 ngón tay, nghiêng xuôi xuống đất và nắm tay để nghiêng lên trán làm đầu sưng)
Khỉ mẹ gọi bác sĩ và bác sĩ dặn kĩ (làm động tác gọi điện thoại)
Không cho chú khỉ con nhảy trên giường nữa nhé. (Giơ tay lên xua ra hiệu không được)
(Hỏi trẻ còn mấy chú khỉ)
Chơi tiếp tục như thế với 4 chú khỉ còn lại đến hết.
-
Trò chơi Ồ sao bé không lắc
Cách chơi: hát và làm các động tác như bài hát
Đưa tay ra nào
Nắm lấy cái tai này
Lắc lư cái đầu này, lắc lư cái đầu này
Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc
Đưa tay ra nào
Nắm lấy cái hông này
Lắc lư cái mình này, lắc lư cái mình này
Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc
Đưa tay ra nào
Nắm lấy cái chân này
Lắc lư cái đùi này, lắc lư cái đùi này
Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc
Là la lá là, là la lá là