Top 10 Trò chơi phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi

Hoai Nguyen 513 0 Báo lỗi

Vui chơi là quyền của trẻ em. Vừa chơi vừa học, vừa rèn luyện được ngôn ngữ chính là điều tuyệt vời mà bạn có thể đem lại cho con yêu thông qua việc chọn lựa ... xem thêm...

  1. Dưới 1 tuổi, bé yêu của bạn đang phát triển các giác quan. Bé thích được nhìn ngắm những đồ vật có màu sắc sặc sỡ hoặc phát ra âm thanh vui tai. Bé cũng bắt đầu biết cách biểu cảm và hình thành các kĩ năng giao tiếp.


    Trò chơi bắt chước giúp bạn và con có sự tương tác thú vị. Bạn có thể bắt chước tiếng la hét của bé, tiếng các con vật nuôi và nhìn xem phản ứng của bé. Bắt chước chính là nền tảng cho sự phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho bé.

    Cha mẹ hãy bắt chước và giúp con tương tác.
    Cha mẹ hãy bắt chước và giúp con tương tác.
    Trò bắt chước
    Trò bắt chước

  2. Các em bé dưới 1 tuổi rất hiếu động và có sự thích thú mỗi khi được lắng nghe âm nhạc. Thay vì bế bé rung lắc trên tay, các mẹ có thể tạo ra trò chơi nhảy múa thú vị hơn.


    Bạn có thể mở cho bé nghe một bản nhạc sôi động, vui tai, sau đó đặt bé xuống giường và cầm tay bé múa, quay tròn theo nhạc. Trò chơi này không chỉ làm tăng kĩ năng vận động cho bé mà con giúp bé ê a theo tiếng nhạc. Bạn hãy thử nhại lại những âm thanh bé phát ra, bé sẽ hào hứng và tham gia trò chơi nhiệt tình hơn.

    Nhảy múa giúp bé tăng khả năng ghi nhớ.
    Nhảy múa giúp bé tăng khả năng ghi nhớ.
    Trò nhảy múa
    Trò nhảy múa
  3. Khi bạn cho con tiếp xúc với các món đồ chơi sắc màu, bé không chỉ phát triển thị giác mà còn phát triển ngôn ngữ rất tốt. Ngay từ khi bé 2 tuần tuổi, bạn có thể treo vào cũi của bé các món đồ chơi có màu sắc nổi bật, những trái bóng nhựa sắc màu hoặc cho bé cầm cuốn sách vải (với bé lớn hơn).


    Cách làm này của mẹ sẽ giúp con rèn khả năng cầm nắm, bạn có thể vừa chơi đùa cùng con, vừa đọc cho bé nghe những câu chuyện thú vị để tăng kĩ năng nghe nói của bé sau này.

    Những đồ chơi sắc màu.
    Những đồ chơi sắc màu.
    Các món đồ chơi sắc màu
    Các món đồ chơi sắc màu
  4. Nhìn ngắm gương mặt con yêu không những là cách để cha mẹ bộc lộ tình cảm với thiên thần nhỏ mà còn là một trò chơi thú vị với bé. Theo các nhà nghiên cứu, bé sơ sinh rất dễ bị thu hút bởi gương mặt của cha mẹ hoặc người thân, bé sẽ cảm thấy thích thú khi nhìn những biểu cảm trên gương mặt bạn.


    Vậy nên, khi bế con hoặc đặt bé nằm giường, bạn hãy làm các khuôn mặt cười, khuôn mặt ngạc nhiên hoặc hoảng hốt, phiền muộn và quan sát bé. Chắc chắn bé sẽ thích thú và tò mò về hành động kì quặc của bạn. Bé sẽ ê a và muốn chạm vào mặt bạn. Những tiếng ê a này chính là khởi đầu cho tiếng gọi papa, mama, bà bà sau này.

    Hãy ngắm nhìn con hàng ngày.
    Hãy ngắm nhìn con hàng ngày.
    Hãy ngắm nhìn bé
    Hãy ngắm nhìn bé
  5. Khi bé đã cứng cáp, hàng ngày bạn nên cho bé nằm sấp trong một khoảng thời gian nhất định. Khi bé nằm sấp, các kĩ năng vận động đầu đời như lật, trườn, bò, ngồi, đi...sẽ được phát triển.


    Từ đây, não bộ của bé được kích thích và trở nên "thông minh" hơn khi thường xuyên xử lí các tình huống gặp phải khi bé nằm sấp, trong đó có khả năng về ngôn ngữ. Một lưu ý nhỏ cho các mẹ, bạn hãy chú ý đến tay chân và phần bụng của bé, không để bé nằm sấp quá lâu để tránh cảm giác đau nhức, tức bụng.

    Cha mẹ có thể cho bé nằm sấp.
    Cha mẹ có thể cho bé nằm sấp.
    Cho bé nằm sấp
    Cho bé nằm sấp
  6. Khả năng học ngôn ngữ trong thời kỳ này của trẻ rất mạnh mẽ. Vì thế, ba mẹ đừng ngần ngại sử dụng những từ ngữ và cấu trúc câu phức tạp. Bé có thể nghe và hiểu rất nhanh. Vốn từ vựng càng dồi dào, khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của bé càng thành thạo.


    Mỗi ngày, ba mẹ hãy dùng những từ mới. Đồng thời, cho bé nhiều trải nghiệm để tạo ra những ngữ cảnh khác nhau, đòi hỏi sự miêu tả và ngôn ngữ khác nhau. Lặp lại từ mới nhiều lần để trẻ ghi nhớ hoặc dùng cấu trúc câu phức tạp như ‘Gấu đặt quả bóng màu xanh vào cái hộp phía dưới bàn giúp mẹ nào’.

    Bắt đầu sử dụng nhiều từ ngữ phức tạp
    Bắt đầu sử dụng nhiều từ ngữ phức tạp
    Bắt đầu sử dụng nhiều từ ngữ phức tạp
    Bắt đầu sử dụng nhiều từ ngữ phức tạp
  7. Cung cấp cho trẻ tên gọi của đồ vật và sự kiện là cách giúp trẻ mở rộng vốn từ và học thêm về sự vật sự việc xung quanh mình. Ba mẹ có thể dùng ngôn ngữ tay chân để phần miêu tả đồ vật và tên gọi thêm sinh động, trẻ sẽ học nhanh hơn và hứng khởi hơn.


    Hoặc miêu tả sự khác nhau giữa các đồ vật như ‘Gấu nhìn nhé, máy bay ở trên trời, còn xe hơi ở dưới đất’. Ngoài ra, chỉ vào đồ vật và gọi tên là cách đơn giản và hiệu quả để trẻ học cả tên gọi đi cùng đồ vật đó, như ‘quả táo, tủ lạnh, con vịt …’

    Gọi tên
    Gọi tên
    Gọi tên
    Gọi tên
  8. Trên thực tế, trẻ em rất ham chơi và hiếu động, chỉ thích chú ý vào những điều mình thích. Dựa vào đặc điểm này, ba mẹ hãy chịu khó quan sát xem những sở thích và năng khiếu riêng của trẻ, sau đó tạo những bài học hay trò chuyện xoay quanh những điều đó. Khi tạo được hứng khởi, bé sẽ học tập một cách nhiệt tình và hiệu quả.


    Có những cách cụ thể để tạo không khí cho con như, khi trẻ đang tập trung vào một vật, việc gì đấy, ba mẹ hãy đặt ra những câu hỏi như ‘cái gì … tại sao … làm thế nào’. Ví dụ, ‘Sao bạn cá lại đi lạc ra đây rồi?’. Dừng lại một chút cho trẻ có thời gian suy nghĩ, sau đấy ba mẹ có thể đưa câu trả lời cho trẻ làm theo ‘bạn cá phải ở trong bể đấy, Gấu đưa bạn vào bể đi’.

    Tạo hứng khởi
    Tạo hứng khởi
    Tạo hứng khởi
    Tạo hứng khởi
  9. Sách có thể xem là ‘một vũ khí lợi’ giúp ba mẹ cung cấp vốn từ vựng phong phú, đa dạng cho trẻ. Kết quả từ các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để việc đọc sách có hiểu quả tốt nhất, ba mẹ cần đảm bảo 3 điều kiện sau:


    1) Khuyến khích trẻ tham gia vào câu chuyện được kể bằng cách hóa thân thành một nhân vật mà bé thích.

    2) Tạo cơ hội cho trẻ phản hồi với các tình tiết trong câu chuyện, từ đó gây dựng thêm ý tưởng mới. Ví dụ như lúc bé đang được làm chú gấu Pooh đi nhặt mật ong, hãy để bé diễn đạt cách bước đi, nhặt mật ong và tung tăng múa hát trên đường theo của mình. Từ đó, ba mẹ có thể diễn theo hoàn cảnh bé tạo ra.

    3) Cho trẻ nhận xét, đưa ý kiến cá nhân như ‘Tí thích nhân vật nào?’ ‘Bạn người tuyết thật vui tính đúng không con?’.

    Đọc sách có tương tác
    Đọc sách có tương tác
    Đọc sách có tương tác
    Đọc sách có tương tác
  10. Từ 8 đến 12 tháng tuổi, trẻ có thể sử dụng cả cơ thể để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Từ đó, khả năng sử dụng từ và câu phức tạp của bé cũng được vun đắp thêm.


    Ba mẹ có thể kết hợp bài hát và ra dấu bằng ngón tay để miêu tả nội dung bài ‘Những ngôi sao lấp lánh’. Hướng dẫn trẻ di chuyển tay chân đúng theo từng hoàn cảnh. Và đừng quên lặp lại bài học nhiều lần để trẻ nắm vững kiến thức trước khi chuyển sang một giai đoạn mới nhé.

    Sử dụng ngôn ngữ của cơ thể
    Sử dụng ngôn ngữ của cơ thể
    Sử dụng ngôn ngữ của cơ thể
    Sử dụng ngôn ngữ của cơ thể




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy