Top 10 Thực phẩm bổ sung đạm cho trẻ phát triển toàn diện tốt nhất

  1. Top 1 Đậu lăng
  2. Top 2 Thịt bò
  3. Top 3 Đậu phụ
  4. Top 4
  5. Top 5 Trứng
  6. Top 6 Ngũ cốc
  7. Top 7 Thực phẩm từ sữa
  8. Top 8 Thịt gà
  9. Top 9 Tôm
  10. Top 10 Súp lơ xanh

Top 10 Thực phẩm bổ sung đạm cho trẻ phát triển toàn diện tốt nhất

Đạm còn được gọi là protein - một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe ... xem thêm...

  1. Đậu lăng - một loại thực phẩm được coi là nguồn protein thực vật tốt nhất trên thế giới. Có tới 18 gam protein trong 1 chén (198g) đậu lăng luộc, cung cấp tới 230 hàm lượng calo. Đậu lăng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, bạn có thể thêm loại đậu này vào khẩu phần ăn hàng ngày và cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé.


    Đậu lăng không chỉ là nguồn protein thực vật tuyệt vời mà còn giúp trẻ dễ dàng ăn uống. Phụ huynh có thể chọn loại đậu lăng ít hoặc không có natri, rửa sạch sau đó để ráo nước. Nghiền đậu cho đến khi mịn bằng nĩa hoặc máy xay rồi pha loãng đậu lăng với sữa mẹ, các loại sữa công thức. Các trẻ lớn hơn có thể ăn đậu mềm như một thức ăn nhẹ.

    Đậu lăng
    Đậu lăng
    Đậu lăng
    Đậu lăng

  2. Thịt bò có chứa sự kết hợp độc đáo của nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein chất lượng cao, sắt, kẽm, choline, selen và vitamin B6 và B12, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ngoài ra, trẻ em luôn cần sắt và kẽm để sản xuất hồng cầu, phát triển cơ thể nói chung cũng như học tập, hành vi và tăng trưởng. Lúc này, thịt bò là một nguồn cung cấp tự nhiên của hơn 10 chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm protein, kẽm và sắt, có thể giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ nhỏ.


    Khi rất nhiều bà mẹ than phiền rằng con cái mình rất kén ăn và việc khiến con tiêu thụ đủ protein mỗi ngày là một việc khó khăn, thịt bò thực sự như là một lựa chọn thực phẩm lành mạnh hàng đầu. Điều này sẽ có lợi cho trẻ em trong việc phát triển sở thích ăn thịt ngay từ sớm và cuối cùng tạo ra những “khách hàng” yêu thích thịt bò suốt đời. Các mẹ có thể nấu cho trẻ thịt bò xay nhuyễn ăn cùng với khoai lang, súp lơ hoặc bông cải xanh.

    Thịt bò
    Thịt bò
    Thịt bò
    Thịt bò
  3. Đậu phụ chắc chắn sẽ là thực phẩm mà chị em không nên bỏ qua nếu muốn bổ sung đạm cho bé. Đây là thực phẩm dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu, giá thành rẻ mà lại sở hữu lượng protein cao. Đậu phụ là nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein), các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.

    Đặc biệt, với những gia đình ăn chay thì đây sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Phụ huynh có thể xay đậu hũ với trái cây xay nhuyễn cho bữa ăn ngọt hoặc nướng đậu hũ để làm thức ăn nhẹ cho bé. Bạn có thể tự sáng tạo ra món burger đậu hũ bằng đậu hũ tán nhuyễn, bột bánh mì (hoặc ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh), hành tây băm nhỏ (hoặc những loại rau nghiền phù hợp với độ tuổi của bé) cũng như một số gia vị bạn yêu thích.

    Đậu phụ
    Đậu phụ
    Đậu phụ
    Đậu phụ
  4. Top 4

    Các loại cá như cá hồi, cá ngừ,… luôn là sự lựa chọn hàng đầu nếu như mẹ muốn bé thông minh vượt trội. Cá không chỉ dồi dào omega 3, mà còn rất giàu các dưỡng chất khác như protein, sắt, canxi, vitamin…


    Các loại chất này giúp não bộ của bé phát triển thông minh, hoạt động tốt hơn, giúp cải thiện hoạt động của các tế bào não, tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi của bé. Đồng thời, cá lại là món rất dễ chế biến, có mùi vị thơm ngon, giúp các bé ăn ngon, ăn nhiều hơn.

    Cá
    Cá
  5. Top 5

    Trứng

    Trứng được biết đến là một thực phẩm cung cấp protein dồi dào, nhưng có thể mẹ chưa biết, trứng còn chứa nhiều choline – một chất quan trọng giúp bé tăng cường trí nhớ và tập trung. Bên cạnh đấy, nghiên cứu chỉ ra rằng, bé cần lượng vitamin D gấp 10 lần bình thường để não phát triển tối ưu, và trứng lại rất giàu loại vitamin này. Trứng được xem là một loại protein hoàn chỉnh, và lòng đỏ trứng có thể được sử dụng trong chế độ ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý, trẻ chỉ nên ăn lòng trắng trứng sau khi thôi nôi.


    Vì vậy, mẹ chỉ cần khéo léo bổ sung thêm trứng vào thực đơn mỗi ngày để giúp bé thông minh hơn. Bé sẽ rất thích khi được ăn một đĩa ốp-la với trứng ở giữa và một ít cà rốt thái sợi xếp thành hình tia nắng tỏa ra xung quanh.

    Trứng
    Trứng
    Trứng
    Trứng
  6. Với những trẻ quá nhỏ để ăn thức ăn rắn, ngũ cốc sẽ hỗ trợ đáp ứng nhu cầu protein. Phụ huynh hãy tìm hoại ngũ cốc dành riêng cho trẻ sơ sinh. Ngũ cốc được trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ tạo thành một loại protein hoàn chỉnh.


    Ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh thường được khuyến khích làm thức ăn dặm cho bé và không có nguy cơ cao gây dị ứng. Trái cây hoặc rau củ xay nhuyễn cùng ngũ cốc sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, đồng thời tăng cường lượng vitamin và khoáng chất.

    Ngũ cốc
    Ngũ cốc
    Ngũ cốc
    Ngũ cốc
  7. Protein có nhiều trong thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua và phô mai. Sữa chua và phô mai có thể được dùng như một bữa ăn nhẹ hoặc một phần của bữa ăn chính để bổ sung đạm cho trẻ. Mặc dù vậy, để hạn chế nguy cơ dị ứng đạm từ sữa bò, em bé nên được 8 tháng tuổi trước khi ăn phô mai cũng như nên tròn 1 tuổi trước khi uống sữa bò. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vẫn nên uống sữa công thức hoàn sữa mẹ để được bổ sung đạm tối ưu.


    Bé hoàn toàn có thể bị dị ứng với thành phần đạm trong sữa tươi bò, dê, nên khi dùng bất kỳ chế phẩm từ sữa tươi nào mẹ cũng cần thử cho bé ăn từng chút để xem phản ứng của bé. Cân bằng dinh dưỡng mới là yếu tố quan trọng nhất cho các bữa ăn của bé. Mẹ không nên thấy bé ăn ngon mà cho bé ăn quá nhiều các chế phẩm từ sữa sẽ gây ra thừa đạm, thừa béo, dẫn tới các vấn đề về đầy bụng, khó tiêu, xa hơn là béo phì, tim mạch. Khi gặp vấn đề về dinh dưỡng và cần bổ sung thêm chất cho bé, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để có những lời khuyên tốt nhất.

    Thực phẩm từ sữa
    Thực phẩm từ sữa
    Thực phẩm từ sữa
    Thực phẩm từ sữa
  8. Thịt gà là một trong những loại thịt được tiêu thụ phổ biến nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày của nhiều người. Thịt gà đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho những người đam mê thể dục vì nó cung cấp một lượng protein dồi dào. Lượng protein trong thịt gà có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu về sức khỏe cũng như thể chất, chẳng hạn như duy trì và xây dựng cơ bắp, hoặc giảm mỡ. Tuy nhiên, lượng protein có thể khác nhau tùy thuộc vào từng bộ phận của thịt gà, bao gồm ức, đùi, cánh và cẳng gà. Mỗi một bộ phận sẽ cung cấp chất béo, calo và lượng protein nạp vào cơ thể khác nhau cho những mục đích nhất định.


    Nếu mẹ đang tìm hiểu đâu là thực phẩm giàu đạm cho trẻ thì hãy cân nhắc đến thịt gà. Trung bình 100g thịt gà cung cấp 18,6g đạm, giúp trẻ tăng cân, tránh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Ngoài ra, thịt gà có nhiều kẽm, magie giữ vai trò tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời bổ sung canxi và photpho hỗ trợ hình thành hệ xương chắc, khỏe cho trẻ.

    Thịt gà
    Thịt gà
    Thịt gà
    Thịt gà
  9. Top 9

    Tôm

    Tôm là thực phẩm phổ biến trong các món ăn gia đình, chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Tôm là một trong số rất ít các loại thực phẩm mà vừa ít năng lượng lại vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng mà đặc biệt là protein có trong tôm rất cao.

    Tôm là thực phẩm không thể bỏ qua khi cha mẹ cần bổ sung chất đạm cho trẻ. Mỗi 100g tôm cung cấp 21g protein, đồng thời tôm còn có thành phần dinh dưỡng như selen, vitamin B12, omega-3 giúp trẻ tăng cường miễn dịch và phát triển trí não. Thế nên ngoài sữa, trứng hay thịt cá thì tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp protein hàng đầu mà bạn chắc chắn phải ghi nhớ.

    Tôm
    Tôm
    Tôm
    Tôm
  10. Súp lơ - bông cải xanh là một loại rau rất được ưa chuộng bởi có chỉ số calo thấp và giàu thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ của con người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, súp lơ xanh sẽ chuyển thành màu vàng úa và giảm đi lượng vitamin, nhóm chất chống ung thư nếu được nấu chín quá kỹ ở nhiệt độ cao. Vì thế, để món ăn có hương vị thơm ngon, đẹp mắt và trọn vẹn dinh dưỡng, bạn nên nấu chín vừa và không chế biến ở nhiệt độ cao.


    Hàm lượng protein trong 100g súp lơ xanh là 3,2g - cao hơn rất nhiều so với hầu hết các loại rau. Cùng với đó, súp lơ xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp trẻ cải thiện tiêu hóa, tránh gặp phải táo bón. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể chế biến súp lơ xanh theo món luộc, xào, chiên hay kho với thịt cá tùy theo sở thích và khẩu vị của trẻ.

    Súp lơ xanh
    Súp lơ xanh
    Súp lơ xanh
    Súp lơ xanh




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy