Top 18 Tình huống thực tế trẻ ở lớp và cách xử lý mà cô giáo mầm non nên biết

Phương Trinh 30412 0 Báo lỗi

Trong giáo dục ngành học sư phạm mầm non, các tình huống thường xuyên xảy ra và muôn màu, muôn vẻ, khiến các cô đôi lúc bối rối không biết xử lý thế nào. Và ... xem thêm...

  1. Tình huống: Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn khóc ré lên, có bé thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ… Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác?


    Cách giải quyết 1:

    • Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đến giờ ngủ.
    • Cô kể chuyện, không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi vào giấc ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.
    • Trường hợp bé không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.

    Cách giải quyết 2: Cho 2 bé nằm cạnh cô, bé không chịu nhắm mắt thì cô lấy tay xoa xoa lên trán gần mắt bé. Bé sẽ ngủ nhanh. Còn bé hay cấu bạn thì ôm bé vỗ lưng một lúc bé sẽ ngủ. Cứ cho bé như vây 1-2 tuần bé quen giấc sẽ ngủ được. Một lớp có 2 cô trở lên nên mỗi cô 1 cháu.


    Cách giải quyết 3: Cho các bé khó ngủ sẽ nằm 1 dãy cô dễ quản lí và chú ý cháu nghịch nhất cô dỗ cho bé ngủ trước bằng cách lấy tay vuốt trên trán và nói nhẹ nhàng hoặc kể chuyện, cháu sẽ ngủ cả thôi. Khi có cô ngồi đó dỗ bạn ngủ thì tự động các bạn bên cạnh sẽ lim dim giống bé kia và sẽ ngủ ngay.


    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

  2. Tình huống: khi đang dạy trẻ bài "cây xanh và môi trường sống" (đối tượng 5-6 tuổi), 1 số cháu cho rằng: cần phải tưới nước thường xuyên cho cây nếu không cấy sẽ không sống được, không ra hoa, kết quả. Một số cháu khác cho rằng không đúng vì nhà cháu có cây bàng mẹ cháu không tưới nước mà nó vẫn không chết, vẫn ra hoa kết quả nhưng không ăn được quả, bạn sẽ xử lý như thế nào?


    Cách giải quyết:

    • Cô không vội kết luận ai đúng, ai sai, hẹn trẻ giờ sinh hoạt chiều cô cháu mình cùng làm thí nghiệm “cây xanh có cần nước không ?”.
    • Khi làm cô chú ý chọn cây đỗ đang trong thời kì sinh trưởng để mau có kết quả.
    • Khi thấy hiện tượng héo lá, cô dừng thí nghiệm và cho trẻ so sánh một cây được tưới nước và cây không được tưới nước khác nhau như thế nào ?
    • Cho trẻ tự rút ra kết luận và cô giải thích cho trẻ: trường hợp cây bàng là cây không ưa nước nhiều do đó không phải tưới cây thường xuyên, nhưng nếu để quá lâu mà không tưới nước, không có mưa thì cây cũng sẽ có thể bị chết.


    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  3. Tình huống: Trong giờ chơi tập có chủ đích: “Xếp ô tô tặng bạn”, bé Nam ở lớp 18 -24 tháng, không xếp ô tô mà lại xếp các khối gỗ nối đuôi nhau thành một hàng dài. Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?


    Cách giải quyết:

    • Đến gần cháu trò chuyện xem cháu đang xếp cái gì và giúp cháu thực hiện ý tưởng của mình.
    • Tạo tình huống gợi ý để cháu thực hiện yêu cầu giờ hoạt động đó.
    • Nếu trẻ không thực hiện được cô có thể hướng dẫn cho trẻ.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  4. Tình huống: Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 18 - 24 tháng) với nội dung “Chọn đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có một số trẻ chọn nơ màu xanh. Hãy giải thích tình huống trên và nêu cách xử lí của mình.


    Cách giải quyết:

    Có thể do 3 nguyên nhân:

    • Trẻ chưa chú ý nghe yêu cầu của cô.
    • Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ.
    • Trẻ thích làm ngược lại yêu cầu của cô.


    Cách xử lí:

    • Cô đến gần và hỏi trẻ trên tay cháu đang cầm nơ màu gí và nhắc lại yêu cầu để trẻ chọn đúng, hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc cần nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh.
    • Nếu trẻ không tìm được cô giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng cô màu sắc của nơ cô và trẻ vừa tìm được.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  5. Tình huống: Trong giờ hoạt động góc của lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở góc chơi xây dựng, trẻ đã xây xong công trình “Trường mầm non của bé”. Cô giáo đi tới, đứng lại và hỏi trẻ: “Các con xây xong chưa?”, trẻ trả lời: “Cháu thưa cô: xong rồi ạ”. Cô giáo đứng ngắm công trình của trẻ một lát rồi đi làm việc khác. Trẻ ở góc chơi đó nhìn theo cô và chờ đợi… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn xử lí như thế nào?


    Cách giải quyết:

    • Cô trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ.
    • Cô và trẻ cùng bàn bạc về công trình xây dựng: bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ, cài gì được cô động viên, khuyến khích, cái gì chưa được cô gợi ý cho trẻ rút kinh nghiệm.
    • Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình đẹp hơn, hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tuỳ theo thời gian thực hiện chủ đề để gợi ý) và cô chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  6. Tình huống: Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo bé, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc, bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thoả mãn nhu cầu chơi của bé Hoa?


    Cách giải quyết:

    • Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh và rủ bé Hoa cùng đi.
    • Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? … Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ Mai, chào bác sĩ và ra về cô nhắc bệnh nhân Hoa vào khám
    • Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai bệnh nhân để thực hiện ý tượng chơi “mẹ bệnh nhân”
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  7. Tình huống: Trong giờ chơi theo góc ở lớp mẫu giáo nhỡ, bé Ngọc cầm bàn là (đồ chơi) say sưa là quần áo cho búp bê, Liên lật ngửa búp bê ra để là, rồi lại lật sấp búp bê để là (là bộ quần áo búp bê đang mặc). Nếu là giáo viên tổ chức giờ chơi đó, bạn làm gì để giải quyết tình huống trên?


    Cách giải quyết:

    • Cô chuẩn bị các bộ quần áo khác để Ngọc thực hiện hành động là quần áo, hoặc gợi ý cho trẻ thay quần áo cho búp bê để giặt, là.
    • Cô trò chuyện với Ngọc để cháu hiểu là khi là quần áo thì phải bỏ ra khỏi người để là kẻo bị bỏng
    • Nếu là quần áo cho búp bê thì chúng mình phải thay quần áo khác, trải ra thảm để là, là xong rồi mới mặc cho búp bê…
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  8. Tình huống: Trong giờ hoạt động góc, ở góc học tập, một nhóm trẻ đang xem các bức tranh về động vật, có hai cháu Lan và Tuấn tranh cãi nhau:

    Lan nói: Thỏ là động vật sống ở trong rừng.

    Tuấn: Sai rồi, thỏ là động vật nuôi trong gia đình.

    Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?


    Cách giải quyết:

    • Cô đến nhóm trẻ trẻ đó, thu hút các trẻ trong nhóm cùng Lan và Tuấn thảo luận, nêu ý kiến.
    • Cô chính xác lại bằng cách giảng giải cho trẻ hiểu: Có nhiều con thỏ sống ở trong rừng, tự kiếm ăn, tự tìm chỗ trú, không được người chăm sóc.
    • Nhưng con thỏ này là động vật sống ở trên rừng
    • Còn những con thỏ được con người chăm sóc, cho ăn, làm chuồng cho ở nên là động vật nuôi trong gia đình.


    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  9. Tình huống: Trong khi rửa mặt cho trẻ 24 - 36 tháng, phát hiện một trẻ bị đau mắt thì cần xử lí như thế nào?


    Cách giải quyết:

    • Để lại cháu đó và rửa sau cùng, sau khi rửa xong cho cháu đó, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi rồi phơi nắng.
    • Cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiễm sang các cháu khác.
    • Dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với trẻ khác.
    • Giờ trả trao đổi với gia đình để cùng phối hợp (có thể cho trẻ nghỉ học để trách lây sang trẻ khác).
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  10. Tình huống: Ở lớp mẫu giáo bé, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi với cát, với nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi lì ra, tiếp tục bốc cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, chị sẽ xử lí như thế nào?


    Cách xử lí:

    Giải thích: Biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại yêu cầu của cô.


    Cách giải quyết:

    • Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo (hoạt động góc).
    • Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng) và cho biết lúc đó nếu cháu thích chơi thì cháu sẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này).
    • Nếu cháu vẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm và giao hẹn với cháu khi cô rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn…
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  11. Tình huống: Trong giờ ngủ trưa, có một số cháu chưa ngủ được. Cháu thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa; cháu thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn phải khóc ré lên; có cháu thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ… Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác?


    Cách giải quyết:

    • Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đén giờ ngủ
    • Cô kể chuyện không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi vào giác ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những cháu khó ngủ.
    • Trường hợp cháu không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để dảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian qui định trong một ngày.


    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  12. Tình huống: Buổi sáng sương lạnh mẹ quàng khăn cho bé Tâm để đi đế trường mẫu giáo nhưng cháu nhất định không chụi. Mẹ đành dỗ: “chỉ quàng để đi đường cho khỏi lạnh, đến lớp mẹ nhờ cô giáo cởi khăn cho”. Cháu đồng ý cho mẹ quàng khăn, vừa đến lớp, Tâm nói với cô: “ cháu chào cô. Mẹ cháu bảo cô cởi khăn cho cháu, chỉ cần quàng đi dường thôi”. Là giáo viên , chị sẽ xử lí như thế nào?


    Cách giải quyết:

    • Chào cháu và đến gần cháu sửa sang đầu tóc, quần áo cho cháu
    • Khen cháu có khăn rất đẹp, cháu quàng khăn rất xinh, giải thích cho cháu hiểu trời rất lạnh, nát nữa có nắng ấm hơn cô sẽ cới cho cháu, mùa đông chúng ta cần phải quàng khăn cho ấm cổ để không bị ho, nếu để cổ bị lạnh sẽ ốm không đi học, đi chơi được… và quàng khăn lại cho cháu rồi gợi ý cháu đến chơi cùng các bạn…
    • Trao đổi với phụ huynh không nên nói dối trẻ, cần nhẹ nhàng và giải thích để trẻ thực hiện yêu cầu hoặc nói rõ đến lớp lúc trời ấm hơn mẹ sẽ nhờ cô giáo cới khăn cho.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  13. Tình huống: Khi khái quát về động vật nuôi trong gia đình nhóm gia cầm ở lớp mẫu giáo lớn, cô nói: Gà trống, gà mái, vịt, ngan, ngỗng đều có hai cánh, hai chân, có mỏ, đẻ trứng và được nuôi ở trong gia đình nên được gọi là gia cầm. Cháu Bình giơ tay và đứng lên nói: Cô ơi, gà trống không đẻ trứng. Bạn sẽ xử lí như thế nào?


    Cách giải quyết: Cô nêu thắc mắc của trẻ cho cả lớp (hoặc nhóm) thảo luận và cô chính xác lại: Những con vật có hai cánh, hai chân, có mỏ, được nuôi trong gia đình để lấy thịt, lấy trứng làm thức ăn cho con người được gọi là gia cầm. Gà trống không để trứng nhưng cũng có hai cánh, hai chân, có mỏ, nuôi trong gia đình để lấy thịt nên cũng là gia cầm.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  14. Tình huống: Trong giờ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề gia đình), phần tổ chức trò chơi củng cố: “Xếp mô hình các thành viên trong gia đình” theo thứ tự từ người lớn tuổi nhất đến người ít tuổi hơn, có cháu đã xếp bà trước rồi đến ông, chị gái thấp trước em trai cao. Một số cháu khác phản dối cho là sai. Nếu là cô giáo tổ chức trò chơi đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?


    Cách giải quyết:


    • Cô chưa vội kết luận là đúng hay sai. Cô hỏi trẻ vì sao cháu xếp như vậy và cho trẻ giải thích. Nếu trẻ đó không giải thích được cô có thể cho trẻ khác giải thích giúp bạn.
    • Nếu trẻ không giải thích được cô giải thích cho trẻ: trên thực tế có những gia đình bà nhiều tuổi hơn ông, chị gái bé hơn em trai.. nhưng chi gái luôn nhiều tuổi hơn em trai.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  15. Tình huống: Khi cho trẻ 24- 36 tháng quan sát quả cam (chủ đề rau - quả), sau khi đàm thoại cho trẻ nhận biết đặc điểm, cấu tạo của quả cam, cô cho trẻ nếm để nhận biết vị của quả cam (cô lần lượt dùng dĩa bón cho mỗi trẻ một miếng), cô vừa đưa miếng cam vào miệng bé gái vừa hỏi: “cháu tháy vị của quả cam như thế nào ?” . Cháu chưa kịp trả lời, thì cháu trai bên cạnh nói: Ngọt. Thưa cô ngọt ạ. Cô quát: “đã ăn đâu mà biết”. Theo bạn, với tình huống đó giáo viên nên giải quyết như thế nào để phát huy tính tích cực và đảm bảo nguyên tắc “dạy học nhằm khai thác vốn kinh nghiệm của trẻ, tránh áp đặt, dập khuôn, máy móc”.


    Cách giải quyết:

    • Cô khen cháu trai đó và hỏi vì sao cháu biết. Cô gợi ý ngoài vị ngọt quả cam còn có vị gì mà cháu biết.
    • Cho cháu trai đó kể cấu tạo, mùi vị của quả cam và nhắc nhở cháu khi phát biểu giơ tay, không nói leo và khuyến khích cháu tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  16. Tình huống: Khi dạy trẻ làm quen với một số con vật nuôi ở gia đình (chủ đề thế giới động vật), cháu Lam hỏi: “Cô ơi ! Tại sao con mèo lại rửa mặt?”. Bạn sẽ giải thích như thế nào để khuyến khích trẻ tích cực tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và thoả mãn nhu cầu của trẻ ?


    Cách giải quyết:

    • Cô giải thích cho trẻ biết mèo là con vật ưa sạch sẽ
    • Loài mèo khi sinh ra biết tự chăm sóc cho bộ lông của mình bằng cách liếm lông ở bụng, lưng…
    • Còn ở mặt mèo dùng lưỡi liếm vào chân trước rồi xoa lên mặt giống như người rửa mặt …
    • Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  17. Tình huống: Trong giờ làm quen với một số loài chim (phần củng cố, mở rộng và giáo dục), cô giáo khái quát về đặc điểm, môi trường sống, lợi ích…. Và mở rộng cho trẻ biết có một số loài chim thường bay đi trú đông. Có trẻ hỏi: “Tại sao chim lại bay đi trú đông hả cô ?”. Bạn xử lí như thế nào?


    Cách giải quyết:

    • Cho trẻ thảo luận, nêu ý kiến nhận xét về mùa đông
    • Mùa đông con người thường mặc quần áo gì? Cho trẻ kể quần áo mùa đông mà cháu có (nếu mùa đông cho trẻ đếm xem cháu mặc bao nhiêu, cảm nhận về tiết trời ngày hôm đó)
    • Cô giải thích cho trẻ biết có một số loài chim do không chịu được rét, nên mùa đông thường bay đi tránh rét (đi trú đông)
    • Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khoẻ, mặc đủ ấm khi trời lạnh
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  18. Tình huống: Trong giờ làm quen với tác pẩm văn học (dạy trẻ kể chuyên) cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng có cháu kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được cháu đó?


    Cách giải quyết:

    • Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn và yêu cầu cả lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng
    • Cô giao nhiệm vụ cho bạn lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn hát, đọc thơ
    • Cô đưa cháy bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc giải chiếu cho cháu nằm, hỏi cháu đã ăn những thức ăn gì. Có thể xoa dầu cho cháu và theo dõi
    • Nếu cháu thấy không đỡ thì cô nhờ cô giáo phụ lớp bên cạnh quản lí lớp và cho cháu xuống phòng y tế của trường để theo doic và xử lí kịp thời, hợp lí
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy