Top 10 Bí kíp giúp cha mẹ dạy trẻ tính kỉ luật tốt nhất

Hoai Nguyen 1566 0 Báo lỗi

Làm cha mẹ ai không mong muốn con cái mình khỏe mạnh, ngoan ngoãn biết nghe lời. Tuy nhiên, có những đức tính cha mẹ cần rèn cho con từ thủa nhỏ mới thành thói ... xem thêm...

  1. Trong bất kì phương pháp giáo dục nào cũng cần sự đồng thuận từ hai phía. Việc dạy trẻ tính kỉ luật không chỉ đòi hỏi ở cha mẹ phương pháp đúng mà còn cần sự "hợp tác" của con. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên trò chuyện cùng con để hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng cũng như suy nghĩ của trẻ về những thói quen, nề nếp cha mẹ đang rèn luyện cho con mỗi ngày. Khi trò chuyện cùng con, bạn sẽ có cơ hội nắm bắt và điều chỉnh cách dạy con phù hợp hơn. Bạn sẽ tránh được cách dạy con áp đặt, khuôn mẫu và đạt được hiệu quả như mong muốn.


    Mỗi trẻ một tính. Trẻ ưa ngọt thì khi trẻ làm sai, phụ huynh nói ngọt và nịnh là trẻ sẽ nghe lời thôi. Trẻ ưa mặn - Có nhiều bé ưa mặn thì chắc chắn cha mẹ nói ngọt trẻ sẽ không bao giờ nghe nên đôi khi nói ngược lại với nịnh. Miễn sao cha mẹ không làm gì quá đáng với trẻ là được. Việc hiểu được tính cách của trẻ sẽ giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt được cảm xúc của trẻ và có phương pháp rèn luyện tính kỉ luật phù hợp, thuyết phục hơn.

    Thường xuyên trò chuyện để nắm bắt tâm lí con.
    Thường xuyên trò chuyện để nắm bắt tâm lí con.
    Thường xuyên trò chuyện cùng con
    Thường xuyên trò chuyện cùng con

  2. "Dạy con từ thủa còn thơ"- câu nói này quả không sao. Trẻ em như cái cây non, khi còn nhỏ sẽ dễ dàng uốn nắn, Tính kỉ luật là đức tính cần thiết ở mỗi con người, nó giúp ta sống nề nếp, nguyên tắc và có tác phong chững chạc hơn. Ngay từ khi con cái còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý rèn tính kỉ luật cho con.


    Bạn nên dạy con làm những việc nhỏ (gấp chăn màn, quần áo, cách ăn uống, sắp xếp đồ chơi hoặc đồ dùng học tập...) đúng nơi quy định, ngăn nắp, gọn gàng. Bạn có thể giúp con xây dựng thời gian biểu cụ thể cho từng ngày và yêu cầu trẻ hoàn thành các công việc đề ra. Với những bé lớn hơn, bạn có thể gợi ý con tự đặt mục tiêu cho bản thân và tìm cách hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Dần dần, tính kỉ luật sẽ "ăn sâu" vào trong suy nghĩ và hành động của con, và đây cũng là nền móng vững chắc cho những thành công của trẻ trong tương lai.

    Hãy dạy con tính kỉ luật từ khi con còn nhỏ.
    Hãy dạy con tính kỉ luật từ khi con còn nhỏ.
    Dạy con tính kỉ luật ngay từ khi
    Dạy con tính kỉ luật ngay từ khi "còn thơ"
  3. Thỏa thuận chính là yếu tố cản trở cách dạy con tính kỉ luật của cha mẹ. Trong rất nhiều tình huống, khi bạn đặt ra cho con một nhiệm vụ và yêu cầu con hoàn thành, có thể vì mệt mỏi hoặc mất tập trung mà bạn làm giúp hoặc bỏ qua những lỗi của con. Khi đó, bé sẽ sinh ỷ lại và không còn tuân thủ theo một "phép tắc" nào nữa. Và thế là, việc dạy con tính kỉ luật của bạn thất bại hoàn toàn. Vậy nên, cha mẹ tuyệt đối không nên thỏa hiệp với trẻ. Trong bất cứ tình huống nào, bạn cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng, kiên quyết với con. Bạn hãy kiên nhẫn rèn luyện tính kỉ luật cho bé.


    Để dạy trẻ nhỏ, phụ huynh phải rõ ràng lúc nào nhu lúc nào cương, không cần dữ mà nghiêm khắc đúng lúc. Bình thường cha mẹ có thể dịu dàng, nhẹ nhàng, thoải mái, hài hước càng tốt. Nếu bé không nghe theo lời dạy, bạn sẽ nghiêm khắc, thể hiện rõ sự không hài lòng, giận dữ và bé sẽ hiểu mẹ cha đang không hài lòng. Trong quá trình rèn nề nếp cho bé chắc chắn cha mẹ phải nghiêm túc và khó tính. Nhưng với tình yêu trẻ, khi học thì nghiêm khi chơi thì hoà đồng với trẻ. Giờ ăn giấc ngủ chăm lo cho trẻ, thì trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm của cha mẹ và trở nên yêu quý cha mẹ, từ đó sẽ bớt nghịch phá hơn và kỷ luật hơn.

    Bạn cần kiên quyết, dứt khoát khi rèn tính kỉ luật cho con.
    Bạn cần kiên quyết, dứt khoát khi rèn tính kỉ luật cho con.
    Cha mẹ cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng, kiên quyết với trẻ
    Cha mẹ cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng, kiên quyết với trẻ
  4. Những người thành công bao giờ cũng là tấm gương sáng nhất cho chúng ta học hỏi. Và trong chính ngôi nhà của bạn, phụ huynh chính là "những người thành công" trong mắt các bé. Chính vì thế, để các con học được tính kỉ luật, cũng như tin vào những lời bạn giảng dạy, phụ huynh đừng quên vai trò "tấm gương" của mình.


    Trẻ con thường chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường sống. Ngay từ khi còn nhỏ, cách sinh hoạt, hành động lời nói của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến bé. Vậy nên, muốn con có tính kỉ luật tốt thì cha mẹ phải là tấm gương lớn để con noi theo. Bạn không thể bắt con sạch sẽ trong khi phòng ngủ của bạn lúc nào cũng bừa bộn. Bạn không thể muốn con tập trung học hành trong khi bạn mở tivi quá lớn được. Chính vì vậy, cha mẹ cần có cách sinh hoạt, những cử chỉ, hành động "đẹp", kiểu mẫu để con học tập. Bạn hãy sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ăn uống khoa học, nói năng đúng mực để con "bắt chước".

    Cha mẹ cần là
    Cha mẹ cần là "tấm gương" để con noi theo.
    Cha mẹ hãy là
    Cha mẹ hãy là "tấm gương" về tính kỉ luật để con noi theo
  5. Trẻ con cũng có những ý kiến của riêng chúng và luôn mong muốn được người lớn chấp thuận. Trong quá trình rèn tính kỉ luật cho bé, bạn nên học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Những ý kiến này chính là quan điểm cá nhân, bộc lộ cái tôi của trẻ và góp phần tạo sự nhẹ nhàng dễ chịu khi bé học cách thực hiện những nguyên tắc cha mẹ đang dạy mình. Việc lắng nghe con nói còn giúp cha mẹ tránh được thái độ độc đoán và cứng nhắc, tránh những mâu thuẫn không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Và kết quả cuối cùng chính là bạn sẽ giúp con hoàn thiện bản thân mình hơn.


    Trẻ rất thích cảm giác giống như người lớn, được tự làm một việc gì đó từ đầu đến cuối theo cách của mình. Bạn hãy cho trẻ quyền lựa chọn giữa việc ngoan ngoãn để nhận phần thưởng hay không ngoan sẽ bị trách phạt. Hãy để trẻ đưa ra quyết định của mình, khi ấy trẻ sẽ ngoan một cách tự nhiên mà không thể hiện sự chống đối. Hãy giải thích cho các bé rõ ràng về những con đường mà bé có thể chọn lựa, đây cũng là cách để bạn thân với trẻ hơn đồng thời dạy trẻ được nhiều điều hay lẽ phải đấy.

    Luôn tôn trọng ý kiến của con.
    Luôn tôn trọng ý kiến của con.
    Luôn tôn trọng ý kiến của con
    Luôn tôn trọng ý kiến của con
  6. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi nhận được phần thưởng sau thời gian làm việc vất vả. Lần tới, nếu bạn cảm thấy các bé lười nhác và không muốn bắt đầu khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, hãy hướng bé đến những suy nghĩ về lợi ích mà bản thân nhận được sau mỗi lần hoàn thành mục tiêu. Một gói bánh, một món đồ hoặc một chuyến dã ngoại đều là những phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực bé bỏ ra cho bài học về tính kỉ luật đấy.


    Bạn hãy dùng những giải thưởng, ví dụ những lời khen, những món đồ trẻ thích, đưa ra các ưu đãi, cho trẻ thời gian thư giãn; tuỳ bạn quyết định có khả năng gì và cho trẻ động cơ thúc đẩy. Chọn giải thưởng có giá trị (ví dụ cho thêm thời gian vui chơi, những món dù nhỏ) khi trẻ đạt được điều gì, từ đó thúc đẩy trẻ có ý thức trách nhiệm trong những việc hàng ngày như: sắp xếp ngăn nắp căn phòng, giúp mẹ làm việc nhà và hoàn thành tốt bài tập.

    Tạo ra những giải thưởng và những công việc liên đới
    Tạo ra những giải thưởng và những công việc liên đới
    Tạo ra những giải thưởng và những công việc liên đới
    Tạo ra những giải thưởng và những công việc liên đới
  7. Rèn luyện tính kỉ luật là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, trẻ có thể gặp phải những khó khăn, thất bại. Phụ huynh hãy nhớ rằng đừng cố thúc ép con trẻ, chỉ trích khi chúng vẫn còn chút lo lắng, bồn chồn hay phạt trẻ khi chúng sợ hãi. Việc làm này có thể khiến bé cảm thấy chán ghét và không muốn cố gắng nữa.

    Làm cha mẹ, bạn nên biết cách động viên, an ủi con kịp thời. Hãy học cách lắng nghe và nắm bắt tâm trạng của con để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất. Trẻ hi vọng đương đầu với mọi công việc miễn là có phản hồi và sự giúp đỡ tích cực của người lớn. Chỉ ra những điều tích cực, chọn ra cái tốt nhất trong những điều trẻ hoàn thành và gợi ý cách thực hiện cho trôi chảy hơn là điều phụ huynh nên làm thay vì chỉ trích quá nhiều. Ví dụ: lần sau con cố gắng chia thời gian làm bài tập nhà, chẳng hạn nên dành ra 5 phút cuối để kiểm tra lại mọi thứ.

    Hướng dẫn nhưng không chỉ trích
    Hướng dẫn nhưng không chỉ trích
    Hướng dẫn nhưng không chỉ trích
    Hướng dẫn nhưng không chỉ trích
  8. Đối với người lớn, việc sắp xếp thời gian cũng gặp khó khăn khi bắt đầu và rất lâu mới trở thành thói quen. Vì thế bạn nên viết nhật ký hay biểu đồ trên bảng để trẻ bắt chước khi đưa ra thứ tự ưu tiên trong công việc kể cả những sở thích và môn thể thao giải trí.


    Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ liệt kê những việc mình cần phải làm trong ngày, những nhiệm vụ cần phải thực hiện. Phụ huynh có thể khuyến khích trẻ kẻ ra một bảng những công việc phải làm trong ngày và thời gian để thực hiện chúng. Nếu không liệt kê những việc cần phải làm trẻ rất dễ quên và đặc biệt vì trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc quản lý thời gian nên cũng không thể phân bố thời gian của mình hợp lý được.

    Dạy con kỹ năng sắp xếp thời gian
    Dạy con kỹ năng sắp xếp thời gian
    Dạy con kỹ năng sắp xếp thời gian
    Dạy con kỹ năng sắp xếp thời gian
  9. Đánh giá cao những cố gắng của trẻ để xây dựng lòng tự tin. Nên khen theo cách đặc biệt như một phần thưởng để khích lệ tinh thần trẻ. Cần phải phản hồi tốt kể cả với những việc không thành công lắm. Để trẻ rèn luyện tính kỉ luật mà không cần đòn roi, cách "đánh giá và phản hồi" cũng được nhiều gia đình áp dụng. Đây là cách làm khá phổ biến và không quá khó để thực hiện nhưng lại mang đến nhiều kết quả đáng mong đợi đấy.

    Thông qua việc đánh giá của cha mẹ, các bé sẽ nhận ra được bản thân đã làm đúng hay để rút kinh nghiệm cho lần sau. Nếu phụ huynh quá hời hợt, chỉ giao việc mà không nhận xét, đánh giá thì trẻ sẽ dễ mất phương hướng, sai cũng lầm tưởng là đúng. Về lâu, việc thiếu sự đánh giá và phản hồi của cha mẹ khiến mối quan hệ của gia đình trở nên lạnh nhạt và trẻ cũng không hình thành được những yếu tố của tính kỉ luật.

    Đánh giá và phản hồi
    Đánh giá và phản hồi
    Đánh giá và phản hồi
    Đánh giá và phản hồi
  10. Một trong những bí kíp giúp cha mẹ dạy trẻ tính kỉ luật tốt nhất chính là đừng né tránh những lúc trẻ tâm sự. Khuyến khích trẻ nghĩ về cách cư xử của mình và trẻ sẽ phản ứng ra sao nếu đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn, như lúc bị bạn bè trêu ghẹo trong trường. Nếu trẻ chia sẻ điều đó với bạn, sau này khi gặp hoàn cảnh khó khăn hơn, trẻ sẽ hỏi ý kiến bạn.


    Những câu hỏi mở giúp kéo dài cuộc trò chuyện, bởi trẻ không thể chỉ trả lời đơn giản là "có" hay "không". Sử dụng những câu hỏi dạng này cũng có thể giúp bạn khám phá thêm nhiều điều chưa từng thảo luận cùng con trước đây. Trẻ có thể nhận ra bố mẹ đang giả vờ quan tâm đến câu chuyện. Do đó, nếu trẻ đưa ra một câu trả lời thú vị, bạn hãy gợi mở tiếp: "Tại sao?", "Kể cho mẹ nghe thêm về chuyện đó đi". Điều này sẽ khiến trẻ trở nên hào hứng trong những lần trò chuyện tiếp theo.

    Đừng né tránh những lúc trẻ tâm sự
    Đừng né tránh những lúc trẻ tâm sự
    Đừng né tránh những lúc trẻ tâm sự
    Đừng né tránh những lúc trẻ tâm sự




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy