Top 10 Bí quyết để cho bé ngủ xuyên đêm mà các mẹ nên biết

Thực tế, nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng việc con ngủ không ngon giấc, tỉnh dậy vào ban đêm là vấn đề đơn giản, không cần lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ ... xem thêm...

  1. Với trẻ sơ sinh, do trẻ đã quen với môi trường ấm áp trong bụng mẹ nên khi chào đời, trẻ chưa thể thích nghi ngay với môi trường bên ngoài. Giai đoạn này, trẻ cần thời gian để có thể bắt đầu làm quen. Vì vậy, việc thiết lập đồng hồ sinh học cho trẻ là vô cùng cần thiết. Thông thường, bé sẽ mất 2-3 ngày, thậm chí là 2 tuần để bắt đầu làm quen. Vì thế, mẹ cần thiết lập đồng hồ sinh học cho bé ngay khi vừa mới sinh ra.


    Mẹ có thể dạy cho bé phân biệt ngày đêm bằng cách: ban ngày mở thật nhiều cửa sổ để ánh sáng chiếu vào phòng, không cần phải loại bỏ tiếng ồn; ban đêm, mẹ nên giữ sự yên tĩnh cho căn phòng, chỉ sử dụng loại đèn có ánh sáng dịu nhẹ. Duy trì đều đặn trong khoảng 1-2 tuần, bé sẽ dần hình thành nhận thức về ngày và đêm, đi ngủ đúng giờ.


    Không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày để tránh tình trạng bé thức giấc vào ban đêm. Chính vì nhịp thức-ngủ này nên mẹ không cần lo con đói mà bắt bé bú khi chưa tỉnh dậy. Không để con bú ngày quá nhiều hoặc chơi quá giờ đi ngủ, sẽ gây ra mộng mị.

    Thiết lập đồng hồ sinh học 24 giờ cho trẻ
    Thiết lập đồng hồ sinh học 24 giờ cho trẻ
    Thiết lập đồng hồ sinh học 24 giờ cho trẻ
    Thiết lập đồng hồ sinh học 24 giờ cho trẻ

  2. Cha mẹ có biết, thói quen tốt chính là công cụ tuyệt vời giúp trẻ sơ sinh ổn định trước khi ngủ vào ban đêm. Tạo một thói quen hàng ngày sẽ giúp duy trì trật tự sinh hoạt khoa học và tập bé sơ sinh ngủ ngoan. Thói quen trước khi ngủ trưa của trẻ có thể bao gồm: đưa trẻ về phòng, kéo rèm kín, đeo bao tay, để bé nằm trong nôi, hát một bài hát bé yêu thích, âu yếm và nói vài lời yêu thương…


    Còn đối với thói quen trước khi ngủ ban đêm thì có thể lâu hơn như bao gồm: Giữ đèn mờ trong không gian ngủ để kích thích cơ thể con bạn sản xuất hormone ngủ - melatonin. Khi trẻ đã lên giường, khuyến khích nghe một vài bản nhạc thư giãn hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe, với giọng đều đều và nhỏ nhẹ.


    Đối với trẻ lớn hơn, thói quen có thể bao gồm một cuộc trò chuyện yên tĩnh với bạn về một ngày và sau đó một mình thư giãn trước khi tắt đèn. Việc thực hiện các thói quen này một cách chính xác và theo thứ tự chính là lời nhắn nhủ tới trẻ là đến giờ đi ngủ. Từ đó, trẻ sẽ tuân theo một cách tự nhiên mà không cần gượng ép và ngủ ngon giấc hơn.

    Thiết lập thói quen tốt cho trẻ trước khi ngủ
    Thiết lập thói quen tốt cho trẻ trước khi ngủ
    Thiết lập thói quen tốt cho trẻ trước khi ngủ
    Thiết lập thói quen tốt cho trẻ trước khi ngủ
  3. Mẹ nên đặt bé nằm trong không gian êm ái, yên tĩnh cho bé cảm thấy dễ chịu. Nên đặt bé vào giường cũi cho bé cạnh giường ngủ của ba mẹ giúp mẹ để ý tới con dễ dàng hơn. Đồng thời, việc cho con ngủ riêng hạn chế được việc ba mẹ ngủ nằm đè hay động vào làm con thức giấc mỗi đêm. Đây là cách hợp lý để tập cho bé ngủ riêng và cải thiện giấc ngủ của bé.


    Mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một không gian ngủ thoải mái, thoáng mát. Nhiệt độ trong phòng nên duy trì ở mức phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế tối đa những tiếng ồn mạnh. Ngoài ra, mẹ không nên để quá nhiều đồ như gấu bông, chăn đắp ở xung quanh chỗ ngủ của trẻ. Khi ngủ sâu giấc, trẻ có thể sẽ quờ quạo tay chân khiến những đồ vật này chèn vào mũi dẫn đến ngạt thở. Nếu sợ trẻ bị lạnh, mẹ có thể dùng túi ngủ cho con. Cần vệ sinh sạch sẽ chỗ ngủ của bé để tránh trường hợp côn trùng đốt hoặc chui vào tai.

    Tạo không gian ngủ lý tưởng
    Tạo không gian ngủ lý tưởng
    Tạo không gian ngủ lý tưởng
    Tạo không gian ngủ lý tưởng
  4. Đây là một trong những giải pháp vô cùng hiệu quả giúp bé ngủ ngon, sâu giấc mỗi đêm được nhiều mẹ áp dụng. Khi trẻ đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Bạn nên đặt trẻ vào nôi hay xuống giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ trẻ ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho trẻ nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa trẻ, bế rung trẻ khi trong tám tuần đầu trẻ sẽ quen và trẻ sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa trẻ, không cho trẻ ngậm núm vú giả để dỗ trẻ ngủ ngay từ sau sinh.

    Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho trẻ như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với trẻ vừa “khả thi” đối với bạn. Bạn có thể bế trẻ đến khi trẻ thiu thiu ngủ rồi đặt trẻ xuống chứ không nên để trẻ ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và trẻ sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt trẻ xuống giường.


    Hãy nhớ đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ và dọn dẹp cẩn thận. Mặt khác, bạn cũng cần cho bé một khoảng thời gian để ổn định. Trẻ có thể quấy khóc trong một thời gian để tìm được cho mình vị trí thoải mái và chìm vào giấc ngủ. Đây cũng là bước khởi đầu để dạy trẻ học cách ngủ độc lập. Tuy nhiên, nếu trẻ không ngừng khóc, bạn có thể vỗ về, âu yếm để bé an tâm đi vào giấc ngủ.

    Đặt bé vào giường ngủ dù vẫn tỉnh táo
    Đặt bé vào giường ngủ dù vẫn tỉnh táo
    Đặt bé vào giường ngủ dù vẫn tỉnh táo
    Đặt bé vào giường ngủ dù vẫn tỉnh táo
  5. Sở thích là điều rất quý đối với trẻ nhỏ. Trẻ em bộc lộ những khả năng của bản thân qua sở thích. Tuy nhiên khi sở thích của con khác với định hướng của người lớn, phụ huynh sẽ phải học cách tôn trọng sở thích của trẻ.


    Không ai hiểu con bằng mẹ! Ngay từ mấy tháng tuổi, trẻ đã bộc lộ sở thích riêng của mình. Nếu con yêu của bạn là một “cú đêm” thì cũng đừng nóng nảy. Một trong những biện pháp giúp trẻ ngủ ngon mỗi tối là tôn trọng sở thích của trẻ. Khi trẻ không muốn, tuyệt đối không được bắt ép con phải tuân theo nếp sinh hoạt của cha mẹ yêu cầu. Trẻ cần có thời gian để có thể làm quen với những cái mới.


    Nếu trẻ yêu thích và muốn gấu bông ở cạnh khi ngủ thì mẹ có thể để chúng ở bên cạnh để tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, an toàn, từ đó dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, khi trẻ đã ngủ say, mẹ cần nhẹ nhàng nhấc các đồ chơi đó ra, tránh tình trạng đồ chơi rơi vào mặt trẻ gây ngạt thở. Để thay đổi, trẻ luôn cần thời gian. Cha mẹ nên từ từ hình thành thói quen phù hợp với con. Đây cũng là cách dỗ bé ngủ mà mẹ cần ghi nhớ.

    Tôn trọng sở thích của trẻ
    Tôn trọng sở thích của trẻ
    Tôn trọng sở thích của trẻ
    Tôn trọng sở thích của trẻ
  6. Mặc dù, con bạn đã quen với nếp sinh hoạt ngủ xuyên đêm, nhưng bỗng có một thời gian, trẻ thường xuyên thức dậy vào lúc 3 giờ sáng, thậm chí còn khóc. Và nếu tình trạng này càng kéo dài thì càng khó khăn hơn để từ bỏ thói quen này.


    Trẻ sẽ không hề thoải mái nếu như bị bắt ép đi ngủ ngay. Bởi vậy, cha mẹ cần hiểu nhu cầu và mong muốn của con trẻ. Nếu trẻ chưa muốn ngủ thì cha mẹ đừng cố ép hoặc quát mắng trẻ. Tất cả sẽ tạo hiệu ứng ngược lại, khiến trẻ phản kháng và càng khó ngủ hơn, trẻ cũng cảm thấy không thoải mái. Để giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc vào mỗi đêm, bố mẹ tuyệt đối không được cố ép trẻ đi ngủ nếu con không muốn. Việc này vô tình sẽ khiến hệ thần kinh của chúng bị căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ hơn.


    Thay vì thế, cha mẹ có thể nhắc trẻ đã đến giờ đi ngủ bằng cách tắt đèn, thủ thỉ, trò chuyện với bé. Chỉ khoảng 30 phút sau, cơn buồn ngủ tự nhiên sẽ đến. Cách cho trẻ sơ sinh ngủ đêm thật dễ dàng thực hiện phải không.

    Đừng cố ép trẻ ngủ nếu con không muốn
    Đừng cố ép trẻ ngủ nếu con không muốn
    Đừng cố ép trẻ ngủ nếu con không muốn
    Đừng cố ép trẻ ngủ nếu con không muốn
  7. Do núm vú giả được làm bằng chất liệu mềm tương đối giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể làm giảm bớt thời gian trẻ ngậm ti mẹ khi mà không có nhu cầu bú sữa, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ có thói quen vừa ngậm ti mẹ vừa ngủ. Núm vú giả là một biện pháp được nhiều mẹ sử dụng giúp bé tự ngủ, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vì nhiều trẻ khó có thể tự nằm ngủ mà không cần ti mẹ hay bế ru ngủ nên nhiều mẹ lựa chọn việc tập cho bé tự ngủ bằng cách dùng đến núm giả.


    Nếu bé đang quấy khóc do đói bụng mà vẫn chưa thể đáp ứng được trẻ ngay thì việc dùng núm giả có thể giúp trẻ đỡ quấy khóc và bạn có thời gian hoàn thành nốt công việc cần làm. Đôi khi, trẻ quấy khóc hay cảm thấy lo lắng thì việc dùng núm giả thay cho ty mẹ cũng giúp trấn an trẻ. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại ti giả đến từ những thương hiệu khác nhau, mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại có chất liệu tốt, đảm bảo an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    Sử dụng ti giả
    Sử dụng ti giả
    Sử dụng ti giả
    Sử dụng ti giả
  8. Tiếng ồn trắng hay âm thanh trắng là biện pháp được sử dụng để giúp con yêu ngủ ngon hơn vào mỗi đêm khi những biện pháp khác không đạt hiệu quả như mong muốn. Loại âm thanh này thường được áp dụng để ru hoặc rèn cho trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ. Ví dụ về âm thanh trắng giúp bạn dễ hiểu là tiếng mưa hay tiếng sóng vỗ, tiếng máy sấy tóc, tiếng suối chảy xuôi dòng, tiếng tivi nhiễu sóng…


    Cha mẹ có thể dùng tiếng ồn trắng để “xóa” đi mọi tiếng ồn không mong muốn khác và nhờ đó trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn. Đây là cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm đã được rất nhiều bà mẹ trẻ áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn tiếng ồn trắng với âm lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng tới thính lực của trẻ.

    Tiếng ồn trắng
    Tiếng ồn trắng
    Tiếng ồn trắng
    Tiếng ồn trắng
  9. Cảm giác an toàn là luôn cần thiết để có một giấc ngủ ngon với trẻ sơ sinh. Đặc biệt là khi trẻ đã quen với việc được bao bọc, quấn chặt trong bụng mẹ hơn 9 tháng. Do đó, việc áp dụng phương pháp quấn tã sẽ giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn và tập bé sơ sinh ngủ ngoan. Mẹ cần quấn tã cho trẻ đúng cách để mang tới hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp giữ ấm cho trẻ rất tốt.


    Mẹ cũng nên thay tã hoặc bỉm cho trẻ trước khi cho bé bú vào ban đêm để tránh việc con phải thức dậy nhiều lần. Ngay lúc trẻ thức dậy, mẹ nên thay tã, quấn lại cho con để chuẩn bị sẵn sàng cho một giấc ngủ ngon sau khi bú no bụng. Trong trường hợp bắt buộc phải thay tã bỉm cho trẻ khi đang ngủ thì cha mẹ nên thực hiện thật nhanh và nhẹ nhàng để tránh trẻ bị thức giấc.


    Bạn nên giữ nhiệt độ phòng luôn mát mẻ để con có giấc ngủ chất lượng. Hạn chế cho trẻ mặc quá nhiều lớp khi đi ngủ. Theo các bác sĩ, 1 bộ đồ ngủ và 1 tấm vải quấn là đủ để giữ ấm. Những biểu hiện như đổ mồ hôi, tóc ướt, nổi mẩn đỏ là dấu hiệu cho thấy con đang quá nóng.

    Quấn tã, thay tã
    Quấn tã, thay tã
    Quấn tã, thay tã
    Quấn tã, thay tã
  10. Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú. Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.


    Hãy đảm bảo rằng con bạn có một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý. Cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ có thể khiến con bạn tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái. Điều này có thể khiến bé khó ngủ hơn. Vào buổi sáng, một bữa ăn sáng lành mạnh sẽ giúp khởi động đồng hồ sinh học của trẻ đúng thời gian.

    Cho trẻ bú đầy đủ trong ngày
    Cho trẻ bú đầy đủ trong ngày
    Cho trẻ bú đầy đủ trong ngày
    Cho trẻ bú đầy đủ trong ngày




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy