Top 10 Bí quyết giúp trẻ mê đọc sách hơn mỗi ngày mà các bậc phụ huynh cần biết

Phương Kem 68 0 Báo lỗi

Đọc sách không những giúp mọi người tránh xa được các thiết bị gây hại cho mắt như điện thoại, laptop… mà còn mang lại nhiều tác dụng thiết thực. Vậy làm sao ... xem thêm...

  1. Đọc sách cho bé nghe không chỉ tạo niềm vui mà còn giúp bé nhận biết về thế giới xung quanh, nhanh biết đọc biết viết và phát triển trí thông minh cảm xúc tốt hơn. Trẻ nhỏ rất thích nghe kể chuyện. Việc kể chuyện bé nghe mỗi đêm đem đến cho bé nhiều lợi ích.


    Hãy chọn đọc truyện cho con nghe vào một thời điểm cố định trong ngày, có thể là buổi tối trước khi đi ngủ để tạo cho trẻ cảm giác hứng thú và tò mò với sách. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất để đọc sách cho bé nghe là nó sẽ kết nối bạn và con hơn. Khi bạn đọc sách, là bạn trao cho bé niềm vui, tình yêu và sự hạnh phúc.

    Đọc truyện cho trẻ nghe mỗi ngày
    Đọc truyện cho trẻ nghe mỗi ngày
    Đọc truyện cho trẻ nghe mỗi ngày
    Đọc truyện cho trẻ nghe mỗi ngày

  2. Cha mẹ làm gương cho con là cách dạy dỗ hiệu quả nhất. Đôi khi, chỉ nói con về những giá trị và trách nhiệm thôi là chưa đủ. Chúng ta phải cho con thấy được hành động. Bố mẹ làm gương cho con bằng hành động cũng hiệu quả hơn là chỉ cho con làm gì đó. Đúng, các con cần chỉ dẫn bằng lời nói, nhưng việc theo dõi chúng ta hành động y như chỉ dẫn sẽ truyền được một thông điệp mạnh mẽ hơn.


    Lợi ích mà việc đọc sách mang lại là quá đủ để thuyết phục bất kỳ cha mẹ nào tầm quan trọng của thói quen này. Vì vậy chúng ta nên khuyến khích các con đọc, cho con mượn sách, và khiến việc đọc trở thành thói quen mỗi tối.

    Còn chúng ta thì sao?
    Liệu các con có thấy bố mẹ đọc sách trong niềm vui không? Hãy đọc cho bản thân mình, rồi bố mẹ thấy con sẽ yêu thích việc đọc hơn đến nhường nào. Nếu cha mẹ cầm sách đọc mỗi ngày, con trẻ cũng cảm thấy tò mò và bắt chước theo hành động đó. Sau dần, việc này cũng khiến cha mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy con đọc và truyền đạt kiến thức cho con.

    Cha mẹ cũng cần đọc sách để làm gương cho con
    Cha mẹ cũng cần đọc sách để làm gương cho con
    Cha mẹ cũng cần đọc sách để làm gương cho con
    Cha mẹ cũng cần đọc sách để làm gương cho con
  3. Dù không thể nhớ những cuốn sách đã đọc trong đời nhưng bằng một cách nào đó, những cuốn sách trong vô thức vẫn làm cho chúng ta trở thành người tốt hơn, hiểu biết hơn, yêu thương nhiều hơn.


    Những đứa trẻ thích đọc luôn có hành vi tốt và sẽ chẳng bao giờ bị thất thế với xã hội. Sách giúp trẻ tích hợp kiến thức và mở rộng tầm nhìn, sống trách nhiệm, bao dung. Đằng sau những đứa trẻ này phải có những bậc phụ huynh luôn âm thầm khích lệ và cổ vũ văn hóa đọc cho con.


    Tuy nhiên, nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa khuyến khích và bắt ép, thay vì tạo niềm yêu thích và đam mê bằng cách xây dựng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. Họ dùng quyền để bắt con cái đọc sách, điều này không những khiến trẻ không tiếp thu được kiến thức mà còn thấy sách là ám ảnh.


    Đọc là việc làm tốt khi con tự nguyện mà không bị ràng buộc phải đọc sách bởi bất cứ lý do nào. Ngày nay, có nhiều đứa trẻ bị ép đọc sách để tham gia một cuộc thi hoặc chỉ đơn giản là cha mẹ muốn như thế. Hành vi này không chỉ khiến con cảm thấy không vui mà ngược lại, còn khiến trẻ cảm thấy ác cảm với việc đọc.

    Không ép con đọc sách
    Không ép con đọc sách
    Không ép con đọc sách
    Không ép con đọc sách
  4. Trẻ em sẽ dễ dàng rèn luyện kỹ năng đọc khi chúng yêu thích sách. Có rất nhiều cách để phụ huynh và thầy, cô giúp trẻ hình thành thói quen, niềm đam mê đọc sách.


    Đừng quá đề cao tư thế đọc sách. Nếu con muốn nằm trên ghế sofa để đọc hay ngồi ngoài vườn để cảm thấy thoái mái thì bạn hoàn toàn có thể đồng ý với quyết định này của con. Ngoài ra, các vị phụ huynh cùng đừng lo lắng nếu con đọc chậm, hãy để trẻ tiếp cận với sách một cách hoàn toàn tự do.


    Mang theo một cuốn sách, truyện hoặc tạp chí để giúp các em tận dụng được thời gian chờ đợi hay rảnh rỗi. Cách này sẽ hình thành cho trẻ em thói quen có thể đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc. Bên cạnh đó, cha mẹ giúp con phân chia thời gian đọc sách và sử dụng thiết bị điện tử sao cho hợp lý.

    Để trẻ tự do đọc mọi lúc, mọi nơi
    Để trẻ tự do đọc mọi lúc, mọi nơi
    Để trẻ tự do đọc mọi lúc, mọi nơi
    Để trẻ tự do đọc mọi lúc, mọi nơi
  5. Sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi con người, ở mỗi lứa tuổi, lợi ích từ việc đọc sách mang lại có những điểm khác biệt. Ở lứa tuổi học sinh, hình thành thói quen đọc sách, làm bạn với những trang sách bổ ích, lý thú sẽ giúp phát triển tốt hơn về sự hiểu biết, vốn sống, cách ứng xử, chia sẻ với mọi người, trau dồi khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và viết. Ở tuổi trưởng thành, mỗi người cần đọc sách để cập nhật kiến thức, thông tin để trau dồi kỹ năng, nghề nghiệp tránh bị lạc hậu trong thời đại hiện nay.


    Muốn con chuyển dần từ truyện tranh sang những cuốn sách văn học một cách dễ dàng, cha mẹ nên thường xuyên đưa con đến thư viện và hiệu sách. Ở đây có vô vàn thể loại để con tự do khám phá, lựa chọn được cuốn sách yêu thích của mình.


    Thường xuyên dẫn trẻ đến thư viện sách hoặc tiệm sách. Bắt đầu từ truyện tranh, sách tranh, sách chữ. Không nên vội vàng lựa sách có nội dung khó hiểu so với khả năng đọc hiểu của trẻ. Chỉ cần trẻ đọc nhiều thì "gu" đọc sách của trẻ cũng sẽ nâng cao.

    Thường xuyên đưa trẻ đến thư viện hoặc hiệu sách
    Thường xuyên đưa trẻ đến thư viện hoặc hiệu sách
    Thường xuyên đưa trẻ đến thư viện hoặc hiệu sách
    Thường xuyên đưa trẻ đến thư viện hoặc hiệu sách
  6. Không nên khiến trẻ cảm thấy đọc sách là một sự trừng phạt. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ viết một bài văn, và tự hào chia sẻ với mọi người.

    Nếu bạn lấy việc đọc sách trở thành hình phạt khi con trẻ mắc lỗi thì đây hoàn toàn là cách dạy sai lầm. Các vị phụ huynh cần tăng niềm vui đọc sách cho trẻ mỗi ngày. Ví dụ như: thưởng sách mới, đọc cho con nghe những điều thú vị trong sách, đăng tải những suy nghĩ con viết ra về một cuốn sách trên blog cá nhân hoặc mạng xã hội để lan tỏa tình yêu sách của con đến với mọi người.

    Đừng coi việc đọc sách là cách trừng phạt trẻ em
    Đừng coi việc đọc sách là cách trừng phạt trẻ em
    Đừng coi việc đọc sách là cách trừng phạt trẻ em
    Đừng coi việc đọc sách là cách trừng phạt trẻ em
  7. Tham gia vào các câu lạc bộ đọc sách hiện nay đang là một trong những hoạt động lý tưởng dành cho các bé vào dịp Hè. Bên cạnh việc được hướng dẫn đọc sách thế nào cho phù hợp với lứa tuổi thì nhiều bé cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng mềm để có thể phát triển toàn diện.


    Nếu phụ huynh chưa tự tin về việc đọc sách cùng con, có thể cho bé đến các câu lạc bộ đọc sách như Mở sách, Đủng đỉnh đọc hay Đọc sách và viết lách. Các bé sẽ được thắp lên niềm đam mê đối với việc đọc sách, hình thành kỹ năng đọc nội dung và cảm nhận tính thẩm mỹ của tác phẩm. Ở đây, các bé cũng được học cách tiếp cận các dòng sách, các thể loại khác nhau: đọc sách lấy kiến thức khoa học, lịch sử, xã hội thì đọc như thế nào, đọc sách văn học như truyện, thơ, kịch… mỗi loại nên đọc như thế nào? Các lớp này cũng cung cấp cả kỹ năng viết. Đồng thời, các bé cũng được tham gia các hoạt động sáng tạo cùng sách.

    Cho con tham gia câu lạc bộ sách
    Cho con tham gia câu lạc bộ sách
    Cho con tham gia câu lạc bộ sách
    Cho con tham gia câu lạc bộ sách
  8. Những năm tháng đầu tiên của cuộc đời là thời điểm quan trọng cho sự phát triển trí não. Trí tưởng tượng giúp kích thích tạo ra các kết nối trong não, giúp bé suy nghĩ, nói trôi chảy hơn, học hỏi về thế giới xung quanh tốt hơn.


    Sau khi đọc sách, chắc hẳn con trẻ đã có một vài ý tưởng cho câu chuyện của riêng mình. Bạn hãy khuyến khích con viết hoặc kể cho cha mẹ nghe những câu chuyện này hoặc chia sẻ với bạn bè xung quanh.

    Khuyến khích con tự tạo ra câu chuyện cho riêng mình
    Khuyến khích con tự tạo ra câu chuyện cho riêng mình
    Khuyến khích con tự tạo ra câu chuyện cho riêng mình
    Khuyến khích con tự tạo ra câu chuyện cho riêng mình
  9. Văn học là những hạt giống nuôi dưỡng tâm hồn. Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh nhưng lại thừa trí tuệ và thiếu tâm hồn. Trẻ em là những mầm non tương lai của thế giới. Các em phải được bồi dưỡng về trí tuệ và cả tâm hồn. Đó là lý do mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã dành hầu hết cuộc đời mình để viết những tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi. Những tác phẩm văn học ấy mang những thông điệp giáo dục vô cùng sâu sắc dành cho tất cả mọi người.


    Những cuốn sách kinh điển không nhất thiết phải là những cuốn sách đẹp. Đừng đánh giá thấp khả năng học hỏi của con. Khi đưa cho con một cuốn sách hay, có thể trẻ sẽ có cách tiếp cận sáng tạo và cha mẹ cũng sẽ ngạc nhiên vì những gì con có thể lĩnh hội từ trong sách.

      Cho trẻ làm quen dần với những tác phẩm kinh điển
      Cho trẻ làm quen dần với những tác phẩm kinh điển
      Cho trẻ làm quen dần với những tác phẩm kinh điển
      Cho trẻ làm quen dần với những tác phẩm kinh điển
    • Rất nhiều nhà khoa học đã có nghiên cứu về tác động của đọc sách đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em và cho rằng, đọc sách, trò chuyện, ca hát có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em: về nhận thức, cảm xúc, đặc biệt là ngôn ngữ.


      Việc ghi chú vào trong sách hoặc đặt những hình ảnh kỉ niệm ý nghĩa vào bên trong sẽ khơi gợi sự tò mò của trẻ nếu như lần đầu bắt gặp cuốn sách. Ở những lần sau, khi trẻ đã đọc và nhìn thấy những vật kỉ niệm này, kiến thức và hình ảnh cuốn sách sẽ dễ dàng được nhớ lại và từ đó hình thành kí ức sâu vào tâm trí của con.

      Đặt một vài ghi chú hoặc hình ảnh kỉ niệm vào cuốn sách
      Đặt một vài ghi chú hoặc hình ảnh kỉ niệm vào cuốn sách
      Đặt một vài ghi chú hoặc hình ảnh kỉ niệm vào cuốn sách
      Đặt một vài ghi chú hoặc hình ảnh kỉ niệm vào cuốn sách




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy