Top 10 Bí quyết dỗ trẻ quấy khóc không chịu đi học hiệu quả nhất

Tâm Thanh 13 0 Báo lỗi

Thật khó khăn khi mỗi sáng đến trường mẹ đều phải “vật lộn” dỗ dành bé đi học. Khuôn mặt ngoái nhìn mẹ với đôi mắt ướt đẫm khiến bao bố mẹ cảm thấy xót xa. Đây ... xem thêm...

  1. Đối với các em học sinh ở lứa tuổi mầm non, tiểu học, ngày đầu đi học thật đặc biệt. Đó là ngày đầu tiên các em rời vòng tay của cha mẹ, bước chân vào một môi trường mới, hoàn toàn lạ lẫm, bỡ ngỡ. Đó cũng là ngày đầu tiên các em tới trường gặp bè bạn, thầy cô... Chính vì thế, các em cần được chuẩn bị kĩ lưỡng.


    Ấn tượng về trường lớp lần đầu là rất quan trọng. Thông qua lời kể - đặc biệt là lời kể của người đáng tin cậy, sẽ khiến người nghe có cảm nhận tốt hay xấu. Trong lòng các thiên thần nhỏ của chúng ta, bố mẹ là những người thông thái và đáng tin cậy nhất. Những lời kể của mẹ về thế giới ở trường mẫu giáo sẽ kích thích tính tò mò và cảm hứng muốn đến lớp của con.


    Ba mẹ cố gắng nói chuyện với con bằng sự hào hứng vui vẻ, nói về một số đặc điểm nổi bật ở trường, các khu vui chơi, vườn hoa, nhà sách, thầy cô, bạn bè.... để con tưởng tưởng rằng ở đó không chỉ học mà còn được tham gia rất nhiều hoạt động vui.

    Kể về trường lớp và tạo ấn tượng tốt cho con
    Kể về trường lớp và tạo ấn tượng tốt cho con
    Kể về trường lớp và tạo ấn tượng tốt cho con
    Kể về trường lớp và tạo ấn tượng tốt cho con

  2. Qua những lời kể, bé đã bước đầu có ấn tượng đẹp về trường mẫu giáo. Mẹ hãy củng cố thêm chúng bằng cách cho con đến thăm trường lớp mới nhé. Hình ảnh ngôi trường lộng lẫy như cung điện, cô giáo thân thiện và quan tâm con, trên hết là kích thích “bản tính ham vui” trong con khi thấy các bạn ở lớp cười giòn giã trong khu vui chơi trước sân trường nữa mẹ ạ.


    Ba mẹ có thể dẫn trẻ vào các lớp học và giới thiệu các hoạt động có thể diễn ra trong lớp cho trẻ. Ba mẹ nên miêu tả cho trẻ những hoạt động mà bé có thể tham gia để tạo sự hào hứng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tỏ ra khó chịu thì cha mẹ nên ngưng hoạt động này để tránh gây ra những sự phản tác dụng không nên có. Cách để trẻ đi học không khóc này mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng chỉ có trường tư mới cho phép được vào tham quan trước.

    Đưa con đến thăm trường lớp mới
    Đưa con đến thăm trường lớp mới
    Đưa con đến thăm trường lớp mới
    Đưa con đến thăm trường lớp mới
  3. Lợi dụng tâm lý thoải mái, dễ chịu của con khi mẹ đón vào buổi chiều để cả hai mẹ còn cùng trò chuyện. Cùng với con nán lại lớp học một chút, cho con chơi tự do cùng với cô, các bạn ở trường và những trò chơi: ú oà, xếp hình…ở lớp học. Trong quá trình con chơi, mẹ tranh thủ để trò chuyện với cô giáo trực tiếp trông nom và dạy con học để tìm hiểu về những hoạt động trong ngày của con.


    Nếu con không muốn về mà vẫn còn mải mê với những đồ chơi còn dang dở ở lớp thì hãy nói với con rằng: Mẹ sẽ nói với cô giáo cho con mượn một thứ đồ chơi để mang về nhà và sáng ngày mai khi đi học, con phải mang thứ đồ chơi đó ra trả cho cô nhé! Hãy nói điều này khi có bé, bạn và cô cùng ở đó. Tất nhiên, là con của bạn sẽ rất vui mừng vì bé đang chơi những đồ chơi đó rất say sưa mà.


    Sáng ngày hôm sau, trước khi đến lớp, nếu con vẫn còn khóc, bạn hãy đưa thoả thuận từ hôm trước này để nói với bé: Hôm qua con đã hứa với cô và mẹ là sáng nay phải mang bóng ra trả cho cô rồi mà. Con đã mượn để mang về chơi còn gì? Con có nhớ không? Vì vậy, bây giờ con nên đến lớp để trả đồ chơi cho cô chứ? Bé sẽ nhớ lại giao ước từ chiều qua giữa mẹ, cô và bé để ngoan ngoan tới lớp trả đồ cho cô.

    Mượn đồ chơi ở lớp để mang về nhà
    Mượn đồ chơi ở lớp để mang về nhà
    Mượn đồ chơi ở lớp để mang về nhà
    Mượn đồ chơi ở lớp để mang về nhà
  4. Trẻ đi học mầm non sớm sẽ không tránh khỏi thấy bỡ ngỡ, hoảng sợ khi xa vòng tay ba mẹ, đến một môi trường xa lạ. Nếu có một người bạn thân quen bên cạnh, có lẽ bé sẽ thấy an tâm hơn, đỡ bỡ ngỡ hơn và không có cảm giác lạc lõng khi ở môi trường mọi thứ xung quanh toàn lạ lẫm.

    Ví dụ: Trẻ khi chơi với gấu bông có thể không cần đến bố mẹ chơi cùng. Gấu bông giống như một người bạn để bé chơi cùng, ôm khi ngủ giúp bé tự lập và độc lập hơn. Vì vậy, mẹ có thể để bé mang theo chú gấu bông hay món đồ chơi yêu thích ở nhà của con. Đó sẽ là người bạn đồng hành cùng bé ở môi trường mới.


    Khi chọn gấu bông cho bé cha mẹ cũng cần lưu ý không chọn chất liệu làm gấu có chứa các chất hóa học, bụi bặm, làm từ chất liệu cứng gây xước da sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sức khỏe của trẻ. Gấu phải có bộ lông mềm mại, nhồi 100% bông gòn sạch và tránh trường hợp mua phải gấu nhồi gòn bẩn, tạp chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.


    Bất cứ thứ đồ vật hoặc đồ chơi nào con yêu thích dùng ở nhà đều có thể khiến con cảm thấy có chút gì đó an tâm, thân thuộc hơn trong những ngày này.

    Mang đồ chơi con yêu thích ở nhà tới lớp
    Mang đồ chơi con yêu thích ở nhà tới lớp
    Mang đồ chơi con yêu thích ở nhà tới lớp
    Mang đồ chơi con yêu thích ở nhà tới lớp
  5. Nếu con đã đi lớp được một thời gian, hẳn con đã có người bạn có thể chưa được gọi là thân nhưng là người bạn mà con hay chơi cùng nhất ở lớp. Trên thực tế thì những bé 2 tuổi có khả năng nhớ tên và chơi cùng với một số bạn trong lớp của mình.


    Các mẹ nên tìm hiểu xem, ở lớp con quý bạn nào nhất, con thích chơi với bạn nào nhất để những khi con không muốn đi học mẹ có thể dùng đến “chiêu” này: Mẹ nói với con rằng, nếu hôm nay con không đi lớp, vắng con bạn Mít (chẳng hạn) sẽ buồn đó. Thực sự thì “chiêu” này không chỉ hiệu quả đối với mình mà còn tỏ ra khá hiệu quả đối với một số mẹ khác. Các con sau khi nghe thấy mẹ nói vậy thường hăng hái và tích cực hẳn lên trong việc đến trường.

    Con không đến lớp, bạn sẽ buồn đó
    Con không đến lớp, bạn sẽ buồn đó
    Con không đến lớp, bạn sẽ buồn đó
    Con không đến lớp, bạn sẽ buồn đó
  6. Bạn cũng có thể nói với con rằng: Bây giờ, bố và mẹ phải đi làm, nếu con không muốn đến trường vậy thì được rồi, con ở nhà một mình nhé! Bé có thể sẽ gật “cái rụp”, nhưng sau cái gật ấy khi thấy bố mẹ bước đi bé sẽ hiểu chuyện và ngoan ngoãn leo lên xe để đến trường.


    Tuy nhiên, không hẳn là bé nào cũng chịu khó hợp tác như vậy. Trong trường hợp bé bướng bỉnh hơn thì tuyệt đối bạn cũng không nên la mắng hay quát nạt con vì điều này chỉ như “đổ dầu vào lửa”. Nó không những làm cho bé thôi khóc mà còn khiến bé trở nên lì lợm và có tâm lý chống đối hơn, mẹ cố gắng nịnh bé cho bé nghe lời nhé, vì nhiều khi các bé rất thích được nịnh.

    Con không đi học, vậy con ở nhà một mình nhé!
    Con không đi học, vậy con ở nhà một mình nhé!
    Con không đi học, vậy con ở nhà một mình nhé!
    Con không đi học, vậy con ở nhà một mình nhé!
  7. Bố mẹ nào cũng luôn muốn biết con đã trải nghiệm những gì trong một ngày đến trường. Buổi tối, trước khi đi ngủ, mẹ hãy dành ra một khoảng thời gian để hai mẹ con cùng trò chuyện với nhau. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh đón con với một câu hỏi theo mô-tip chuẩn bị sẵn như: “Hôm nay đi học có vui không con?”; “Hôm nay con đi học thế nào?”. Đó chỉ câu hỏi chung chung khiến hầu hết mọi đứa trẻ bối rối và không biết trả lời ra sao. Với những câu hỏi chung chung không rõ ràng như vậy thì có lẽ các con chỉ có thể trả lời: “Vui – Không vui”, “Tốt – không tốt” mà thôi. Bé gần như không có cơ hội được giãi bày và chia sẻ thêm thông tin.


    Danh sách một loạt các câu hỏi thú vị sau đây sẽ giúp ích cho cha mẹ:

    • Hôm nay ở trường có chuyện gì khiến con vui nhất?
    • Con kể cho mẹ tên của 3 bạn mà hôm nay con đã nói chuyện cùng?
    • Giả sử mẹ là cô giáo của con thì ngày mai con muốn mẹ dạy con bài gì?
    • Theo con, điểm khác biệt lớn nhất trong năm học này và năm ngoái là gì?
    • Con háo hức sẽ làm gì vào buổi học ngày mai?


    Hỏi con về các bạn, về cô giáo, về các hoạt động mà con làm trong ngày ở lớp. Nếu bé không trả lời được cũng đừng vội buồn hay nản mà hãy xem đó là một cách để hai mẹ con tâm sự, trò chuyện giúp con đến gần hơn với trường học. Hãy cùng với con hát những bài hát về trường, về cô giáo, hay những bài thơ con được học ở trường.


    Mua cho con những cuốn chuyện có chủ đề xoay quanh những nội dung trên. Mục đích là tạo ra niềm vui, sự gần gũi, hứng thú cho con đối với việc đi học. Đây là một biện pháp đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện từng chút một của ba mẹ. Sau một khoảng thời gian mới thấy được kết quả.

    Trò chuyện và kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ
    Trò chuyện và kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ
    Trò chuyện và kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ
    Trò chuyện và kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ
  8. Nhà sử học Xenophon từng nói rằng: "Tiếng ngọt ngào nhất trong tất cả các âm thanh là tiếng khen". Điều này hoàn toàn đúng trong việc giáo dục trẻ. Việc bố mẹ thường xuyên dành lời khen ngợi sẽ giúp cho trẻ vui vẻ, tạo động lực cho trẻ học tập và phát triển kỹ năng, cũng như cảm nhận được quan tâm và trân trọng. Việc dành những lời khen ngợi cho trẻ đòi hỏi bố mẹ phải quan sát và đánh giá một cách chính xác và cụ thể.


    Việc khen ngợi không chỉ đơn thuần là nói một câu “tốt lắm” hay “ngoan lắm”, mà nó phải được nói một cách cụ thể để trẻ biết được điểm mạnh của mình. Ví dụ khi đón con ở lớp về mẹ quan sát cử chỉ hành động, thái độ của con, rồi khen con hôm nay đi học rất ngoan và nghe lời cô. Những lời khen chi tiết như vậy sẽ giúp trẻ nhận ra những mặt tốt mình cần phát huy và hạn chế các lỗi. Hôm sau bé sẽ hào hứng đi học hơn và không quấy khóc.


    Dành những lời khen ngợi cho trẻ
    Dành những lời khen ngợi cho trẻ
    Dành những lời khen ngợi cho trẻ
    Dành những lời khen ngợi cho trẻ
  9. Nhiều người cho rằng trẻ con “biết gì”. Vậy nhưng bé lại vô cùng nhạy cảm. Việc đến trường mẫu giáo sẽ là cột mốc đầu tiên khi con rời xa cha mẹ trong một thời gian dài. Bố mẹ luôn đến đón muộn sẽ khiến trái tim bé quặn thắt mỗi khi thấy một bạn được về trước mình, dần dần cảm thấy rằng bố mẹ không yêu mình. Bóng tối ngoài trời càng ập xuống, sự cô đơn và lo lắng của con càng tăng. Nỗi tủi thân tâm lý ấy khó có thẻ được bù đắp bằng một gói bim bim, hay một món đồ chơi.


    Trước khi đi học cha mẹ hãy nói cho trẻ biết thời gian trẻ được về nhà. Vì thế, cha mẹ hãy xoa dịu sự lo lắng của trẻ bằng những câu nói như “mẹ sẽ đến trường đón con về khi mẹ tan làm” hay “con học một xíu là được về nhà ngay, ngoan nhé”.

    Những câu nói này được xem như cách cho trẻ đi học không khóc rất hay, rất hiệu quả đồng thời sẽ trấn an tình thần và giúp trẻ bình tĩnh hơn. Và bé nghĩ rằng sớm được gặp lại mẹ thôi. Cách này được rất nhiều cha mẹ áp dụng thành công.

    Nói rằng ba mẹ sẽ đón trẻ nhanh thôi
    Nói rằng ba mẹ sẽ đón trẻ nhanh thôi
    Nói rằng ba mẹ sẽ đón trẻ nhanh thôi
    Nói rằng ba mẹ sẽ đón trẻ nhanh thôi
  10. Khi đưa trẻ đi học hàng ngày cha mẹ nên áp dụng là cố gắng tạo cho trẻ cảm giác hào hứng, thích thú trên đường đến trường. Khi chở trẻ đến trường mầm non, cha mẹ nên chia sẻ các hoạt động, trò chơi thú vị như chơi xích đu, cầu trượt để tạo sự hứng thú cho trẻ.

    Ngoài ra, cha mẹ hãy nói nhiều hơn với trẻ về bạn bè đồng trang lứa của chúng. Giúp trẻ hình dung được những gì mà trẻ sẽ tham gia khi đi học. Đây không chỉ là biện pháp cho trẻ đi học không khóc mà còn giúp trẻ có cảm giác phấn khởi khi đến trường.
    Tạo sự hào hứng trên đường đến trường
    Tạo sự hào hứng trên đường đến trường
    Tạo sự hào hứng trên đường đến trường
    Tạo sự hào hứng trên đường đến trường




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy